1. a) Hoạt động ngôn ngữ
1.1. Hoạt động ngôn ngữ là hoạt động quan trọng nhằm hai mục đích:
1.1.1. Rèn luyện cho HS khả năng diễn đạt rõ ràng ra bên ngoài những suy nghĩ của mình
1.1.2. Tập luyện và tạo cơ hội cho HS được nói ra, phát biểu hoặc trình bày suy nghĩ của mình tong hoạt động tập thể/ nhóm hoặc hoạt động cộng đồng
1.2. Cách thực hiện
1.2.1. B1: Yêu cầu HS phát biểu
1.2.2. B2: Đề nghị các HS khác nhận xét và bổ sung
1.2.3. B3: GV chỉnh sửa, uốn nắn lại (nếu cần)
1.2.4. B4: động viên, khuyến khích HS ban đầu phát biểu lại cho đúng
1.3. lưu ý: lúc này HS đã vượt qua mức biết và hiểu biết. Đạt trên mức khá của nhận thức
1.4. Ví dụ: Bài 1 Thông tin và quyết định (Tin học 3 - Cánh diều)
1.4.1. B1: GV chiếu hình ảnh, yêu cầu HS đọc nội dung và trả lời câu hỏi: "Em đồng ý với quyết định của bạn nào? Tại sao?" - HS trả lời
1.4.1.1. Tranh 1: Đồng ý vì đội mũ để che nắng và đỡ bị đau đầu cảm nắng
1.4.1.2. Tranh 4: Đồng ý vì sẽ không bị muốn học
1.4.1.3. Tranh 2 - 3 : không đồng ý
1.4.2. B2: GV mời các HS khác nhận xét và bổ sung câu trả lời
1.4.3. B3: GV đánh giá, nhận xét, kết luận: Khi tiếp nhận được thông tin, em cần có quyết định đúng đắn và kịp thời. Nếu quyết định không đúng đắn, không kịp thời có thể dẫn đến hậu quả không tốt
1.4.4. B4: động viên, khuyến khích HS ban đầu phát biểu lại cho đúng
1.4.4.1. GV mời 1- 2 Hs nhắc lại
1.4.4.2. GV chiếu đáp án, yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
1.4.4.2.1. Tranh 1:Đồng ý vì đội mũ để che nắng và đỡ bị đau đầu cảm nắng
1.4.4.2.2. Tranh 2: Không đồng ý, trời nắng mà bạn Lan không đội mũ
1.4.4.2.3. Tranh 3: không đồng ý, vì chuông báo thức đã kêu nhưng bạn Sơn lại tắt bỏ và đi ngủ tiếp, thiếu ý thức tự giác
1.4.4.2.4. Tranh 4
2. b) Dạy học nhận dạng và thể hiện
2.1. Hai hoạt động nhận dạng và thể hiện là 2 hoạt động đặc thù và quan trọng trong dạy học Tin học
2.2. Đối với HS tiểu học có các loại HĐ ND & TH sau:
2.2.1. 1, Nhận dạng và thể hiện khái niệm: giúp học sinh củng cố và hiểu rõ và đúng khái niệm của CS
2.2.2. 2, Nhận dạng và thể hiện chức năng: Giúp học sinh ghi nhớ câu tạo, chức năng và phân biệt được các công cụ phần mềm, bộ phận, thiết bị của ICT
2.2.3. 3, Nhận dạng và thể hiện quy trình: Giúp học sinh luyện tập, củng cố những quy tắc, quy trình thực hiện thao tác và giúp học sinh tránh các lỗi dễ mắc phải khi sử dụng phần mềm và thiết bị ICT
2.2.4. 4, Nhận dạng và thể hiện quy định: Giúp học sinh ghi nhớ những quy định của DL, đồng thời GD HS những vấn đề xã hội của Tin học
2.3. Các bước thực hiện
2.3.1. Bước 1: Cung cấp hoặc tổ chức cho học sinh kiến tạo KT
2.3.1.1. GV cung cấp hoặc tổ chức các hoạt động để HS lĩnh hội KT
2.3.2. Bước 2: Tổ chức cho luyện tập, củng cố KT thông qua các hoạt động nhận dạng và thể hiện
2.3.2.1. GV đưa ra 2 yêu cầu: Nhận dạng và thể hiện
2.3.2.1.1. Nhận dạng: HS phải kiểm tra xem đối tượng đề cập trong yêu cầu có thoả mãn khái niệm, quy trình….
2.3.2.1.2. Thể hiện: HS phải tạo ra các đối tượng thoả mãn khái niệm, quy trình…..
2.4. Ví dụ minh hoạ: Bài 4: Tìm kiếm thông tin trên Internet ( TH 4- KNTT)
2.4.1. Bước 1: Cung cấp hoặc tổ chức cho học sinh kiến tạo kiến thức
2.4.1.1. - GV giới thiệu cho học sinh khái niệm của tìm kiếm thông tin trên Internet, giới thiệu một số ứng dụng tìm kiếm thông tin trên Internet ( google, cốc cốc) và hướng dẫn học sinh các bước tìm kiếm trong khi thao tác
2.4.2. Bước 2: Tổ chức cho học sinh luyện tập, củng cố kiến thức thông qua các hoạt động nhận dạng và thể hiện
2.4.2.1. - GV đặt các câu hỏi: “ Hãy tìm các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và một số biệp pháp giúp bảo vệ môi trường” Học sinh xem xét và xác định được các thông tin phù hợp với yêu cầu đề bài. Yêu cầu thể hiện: Học sinh thực hiện tạo ra một danh sách các thông tin thu thập được từ trên Internet và ghi lại thông tin quan trọng về các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và tạo thành một bản báo cáo ngắn gọn dựa trên Internet.
3. c) Dạy học hình thành và bồi dưỡng tư duy chung (Cù Thị Thuý Uyên)
3.1. Phát triển các năng lực
3.1.1. Năng lực tư duy
3.1.2. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
3.1.3. Năng lực tin học
3.2. Rèn luyện các thao tác tư duy
3.2.1. Phân tích
3.2.2. So sáng
3.2.3. Tổng hợp
3.2.4. Khái quát
3.3. Các trường hợp thực hiện
3.3.1. DH khái niệm và các quy trình tựa thuật toán (của CS).
3.3.2. DH các chức năng của công cụ phần mềm hoặc của thiết bị Tin học, các quy tắc, quy trình thao tác khai thác phần mềm hoặc thiết bị Tin học (của ICT).
3.3.3. DH các quy định trong sử dụng phần mềm và thiết bị Tin học, đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số (của DL).
3.4. Thực hiện qua 2 bước
3.4.1. Bước 1: GV đưa ra các yêu cầu HĐ tư duy. Các yêu cầu này có thể sử dụng trong hầu hết các HĐ học: Hình thành KT mới, luyện tập, vận dụng, ôn tập, và hệ thống KT.
3.4.2. Bước 2: GV hướng dẫn HS giải quyết các yêu cầu trên nhằm tập luyện cho các em các HĐ trí tuệ phổ biến như: So sánh, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa, hệ thống hóa.
3.5. Ví dụ minh họa
3.5.1. Khi dạy hoạt động Khám phá của Bài 1: Phần cứng máy tính trong chủ đề A: Máy tính của em - A1: Phần cứng và phần mềm
3.5.1.1. Bước 1: -GV đưa ra các yêu cầu HĐ tư duy GV chuẩn bị 5 bảng thông tin và 1 hình ảnh mô phỏng phần cứng máy tính với các thành phần cơ bản như: Màn hình, Bàn phím, Chuột, Thân máy, Ổ cứng. Sau đó tổ chức trò chơi “Nhìn hình đoán tên”. -GV gọi 1 HS lên bảng các mô tả phần cứng của máy tính để HS dưới lớp đoán tên.
3.5.1.2. Bước 2: GV hướng dẫn HS giải quyết các yêu cầu và thực hiện các hoạt động trí tuệ. -GV sẽ hướng dẫn HS phân tích và giải thích các chức năng của các thành phần phần cứng của máy tính. HS cần chọn đúng tên thiết bị và chức năng của từng thành phần. -Các thành phần của phần cứng máy tính và chức năng tương ứng của chúng là: +Màn hình là hiển thị các thông tin, hình ảnh, video và các hoạt động của máy tính. +Bàn phím là thiết bị nhập liệu chi phép người dùng nhập chữ, số và các lệnh vài máy tính. +Chuột giúp điều khiển các hoạt động trên mát tính. +Thân máy là trung tâm xử lý của máy tính, nơi thông tin được xử lý và điều khiển các hoạt động của máy tính. +Ổ cứng lưu trữ lâu dài các dữ liệu, phần mềm và hệ điều hành của máy tính.
4. d) DH hình thành và bồi dưỡng tư duy máy tính ( Nguyễn Ngọc Minh Anh)
4.1. Tư duy máy tính là một quá trình nhận thức hoặc thực hiện các thao tác trí tuệ liên quan đến lập luận logic để giải quyết vấn đề được đặt ra với 05 thành phần là:
4.1.1. Tư duy thuật toán
4.1.2. Tư duy đánh giá
4.1.3. Tư duy trừu tượng
4.1.4. Tư duy khái quát dựa trên mẫu
4.1.5. Tư duy phân rã
4.2. Cách tiến hành
4.2.1. Bước 1: GV đưa ra các yêu cầu HĐ nhằm vào việc hình thành và rèn luyện một tư duy thành phần nào đó của tư duy máy tính với hai bước tương tự như trường hợp
4.2.2. Bước 2: Tùy theo từng loại tư duy thành phần cần chú trọng cho HS, GV lựa chọn một cách hướng dẫn phù hợp để HS thực hiện.
4.2.2.1. Ví dụ với tư duy thuật toán, ở cấp Tiểu học, GV có thể cho sẵn một quy trình cần xây dựng mà ở đó có những chỗ trống chứa “keyword” để HS điền vào.
4.3. Ví dụ minh họa
4.3.1. Đề bài: Học sinh sẽ dùng Scratch để tạo một chương trình đơn giản mà khi bấm "Lá cờ xanh," nhân vật mèo sẽ nói “Xin chào!”
4.3.1.1. Bước 1: Giáo viên đưa ra yêu cầu hoạt động Giáo viên yêu cầu học sinh tạo một chương trình đơn giản, chỉ cần làm cho nhân vật mèo xuất hiện và nói "Xin chào!" khi bấm vào "Lá cờ xanh."
4.3.1.2. Bước 2: Giáo viên chọn phương pháp hướng dẫn phù hợp Giáo viên cung cấp hướng dẫn đơn giản, chỉ gồm một vài khối lệnh cơ bản để học sinh dễ dàng làm theo.
4.3.1.2.1. Nhân vật mèo đã có sẵn trong Scratch (thường là nhân vật mặc định), nên học sinh chỉ cần giữ nguyên nhân vật này.
4.3.1.2.2. Lập trình để mèo nói “Xin chào!” Vào phần lập trình của nhân vật mèo, kéo các khối lệnh sau:
4.3.1.2.3. Chạy thử chương trình
5. e) DH định hướng sản phẩm (Trương Như Quỳnh)
5.1. Có lợi thế đối với chủ đề E (Ứng dụng Tin học - ICT) và chủ đề F (Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính – CS)
5.2. Có thể đánh giá được mức độ đạt được của YCCĐ về nội dung GD và NL của HS
5.3. Quá trình DH tạo sản phẩm Tin học giúp GD cũng như đánh giá được PC và một số NL chung khác của HS
5.4. Cách thực hiện
5.4.1. Bước 1: GV giới thiệu sản phẩm đích (hoặc sản phẩm mẫu)
5.4.2. Bước 2: GV gợi ý hoặc hướng dẫn cách tạo sản phẩm đích
5.4.3. Bước 3: HS tạo sản phẩm đích
5.4.4. Bước 4: HS báo cáo kết quả và nghe nhận xét, đánh giá.
5.5. VD minh hoạ
5.5.1. Chủ đề: Soạn thảo văn bản (Tuần 5 - Bài: Soạn thảo văn bản đơn giản) lớp 4
5.5.1.1. Bước 1: Giới thiệu bài học
5.5.1.1.1. Giáo viên giới thiệu về kỹ năng soạn thảo văn bản và tầm quan trọng của nó trong cuộc sống hàng ngày.
5.5.1.1.2. Giải thích mục tiêu của bài học là học sinh có thể tạo ra một văn bản miêu tả với nội dung cụ thể.
5.5.1.2. Bước 2: Hướng dẫn cách tạo văn bản
5.5.1.2.1. Giáo viên trình bày cách mở phần mềm soạn thảo, các tính năng cơ bản: gõ văn bản, định dạng chữ (in đậm, in nghiêng, cỡ chữ), căn chỉnh lề, và cách lưu tài liệu.
5.5.1.2.2. Minh họa trực quan trên máy chiếu về việc tạo văn bản đơn giản.
5.5.1.3. Bước 3: HS tạo và hoàn thiện sản phẩm
5.5.1.3.1. Học sinh được giao nhiệm vụ tự soạn thảo một văn bản về chủ đề “Ngày hội ở trường em” dài 5-7 câu.
5.5.1.3.2. Yêu cầu học sinh định dạng văn bản: tiêu đề in đậm, căn giữa, nội dung văn bản căn lề trái, cỡ chữ 14.Học sinh có thể chèn hình ảnh liên quan đến ngày hội vào văn bản (nếu có).
5.5.1.3.3. Học sinh chỉnh sửa, lưu văn bản với tên file theo hướng dẫn
5.5.1.4. Bước 4: HS báo cáo kết quả và nghe nhận xét, đánh giá.
5.5.1.4.1. Học sinh báo cáo kết quả
5.5.1.4.2. Học sinh được đánh giá dựa trên các tiêu chí: