1. Chính phủ có nên chống suy thoái bằng cách tăng chi tiêu hơn là giảm thuế?
1.1. Quan điểm ủng hộ: Chính phủ nên chống suy thoái bằng cách gia tăng chi tiêu
1.1.1. Phần trăm giảm thuế có thể được dùng để tiết kiệm thay vì chi tiêu, chi tiêu chính phủ trực tiếp làm tăng tổng cầu nhiều hơn và là chìa khoá để thúc đẩy sản xuất và việc làm
1.2. Quan điểm phản đối: Chính phủ nên chống suy thoái bằng cách giảm thuế
1.2.1. Có thể mở rộng cả tổng cầu và tổng cung, hơn nữa gia tăng chi tiêu chính phủ một cách vội vàng có thể dẫn đến các dự án công lãng phí
2. Chính sách tiền tệ nên được thực hiện theo quy tắc hay tuỳ nghi?
2.1. Quan điểm ủng hộ: Chính sách tiền tệ nên được thực hiện theo quy tắc
2.1.1. Chính sách tuỳ nghi có thể gánh chịu hậu quả từ sự thiếu năng lực, lạm dụng quyền lực và tính không nhất quán theo thời gian
2.2. Quan điểm phản đối: Chính sách tiền tệ không nên được thực hiện theo quy tắc
2.2.1. Tuỳ nghi có tính linh hoạt hơn trong việc phản ứng lại những hiện tượng kinh tế
3. Ngân hàng trung ương có nên theo đuổi mục tiêu lạm phát zero?
3.1. Quan điểm ủng hộ: Ngân hàng trung ương nên theo đuổi mục tiêu lạm phát zero
3.1.1. Lạm phát có nhiều chi phí và có ít lợi ích. Hơn nữa, chi phí để loại trừ lạm phát - sản lượng và việc làm bị kiềm nén - chỉ mang tính tạm thời. Ngay cả chi phí này cũng có thể được cắt giảm nếu ngân hàng trung ương công bổ kế hoạch đáng tin cậy để giảm lạm phát, bằng cách này sẽ có tác động trực tiếp làm cho kì vọng lạm phát thấp hơn
3.2. Quan điểm phản đối: Ngân hàng trung ương không nên theo đuổi mục tiêu lạm phát zero
3.2.1. Lạm phát vừa phải chỉ tạo ra chi phí không đáng kể lên xã hội, trong khi suy thoái cần thiết đánh đổi để giảm lạm phát thì khá tốn kém
4. Các nhà hoạch định chính sách tài khoá và tiền tệ có nên cố gắng bình ổn nền kinh tế
4.1. Quan điểm ủng hộ: Các nhà hoạch định chính sách nên cố gắng bình ổn kinh tế
4.1.1. Tình trạng suy thoái không có lợi cho xã hội vì nó thể hiện sự phí phạm nguồn lực. Không lí do gì để xã hội gánh chịu tình trạng bùng nổ và suy sụp của chu kì kinh tế
4.1.2. Cách thức làm giảm sự khắc nghiệt cuả các biến động kinh tế
4.2. Quan điểm phản đối: Các nhà hoạch định chính sách không nên cố gắng bình ổn kinh tế
4.2.1. Chính sách tác động đến nền kinh tế có độ trễ và khả năng dự báo các điều kiện kinh tế tương lai của chúng ta còn yếu. Do vậy, nỗ lực bình ổn kinh tế rốt cuộc chỉ có thể làm cho nó trở nên bất ổn hơn
5. Chính phủ có nên cân bằng ngân sách?
5.1. Quan điểm ủng hộ: Chính phủ nên cân bằng ngân sách
5.1.1. Thâm hụt ngân sách áp đặt gánh nặng không thể điều chỉnh lên thế hệ tương lai bởi vì chính phủ tăng thuế và làm giảm thu nhập của họ
5.2. Quan điểm phản đối: Chính phủ không nên cân bằng ngân sách
5.2.1. Thâm hụt chỉ là một mảng nhỏ của chính sách tài khoá. Những quan tâm phiến diện về thâm hụt ngân sách có thể làm lu mờ nhiều phương cách mà theo đó các chính sách, bao gồm những chương trình chi tiêu khác nhau, tác động đến các thế hệ khác nhau
6. Luật thuế có nên cải cách nhằm khuyến khích tiết kiệm?
6.1. Quan điểm ủng hộ: Luật thuế nên được cải cách để khuyến khích tiết kiệm
6.1.1. Xã hội chúng ta vận hành theo cách không khuyến khích tiết kiệm, ví dụ như đánh thuế nặng vào thu nhập vốn và giảm lợi ích của những người tích luỹ của cải. Họ tán thành cải cách luật thuế hướng đến khuyến khích tiết kiệm, có thể bằng cách chuyển từ thuế thu nhập sang thuế tiêu dùng
6.2. Quan điểm phản đối: Luát thuế không nên được cải cách nhằm khuyến khích tiết kiệm
6.2.1. Nhiều thay đỏi được kiến nghị nhằm kích thích tiết kiệm chỉ mang lại lợi ích đáng kể cho những người giàu có, những người không cần giảm thuế. Họ cũng lập luận rằng những thay đổi như vậy có thể chỉ có tác động nhỏ đối với tiết kiệm tư nhân. Tăng tiết kiệm công hay tiết kiệm chính phủ bằng cách giảm thâm hụt ngân sách của chính phủ sẽ cung câó một cách thức trực tiếp và công bằng hơn để gia tăng tiết kiệm quốc gia