Bếp lửa - Bằng Việt

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Bếp lửa - Bằng Việt by Mind Map: Bếp lửa    -     Bằng Việt

1. Tác giả

1.1. Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

1.2. Thơ ông vừa tha thiết, chân thành vừa trong trẻo, mượt mà, đặc biệt trong những vần thơ viết về kỉ niệm, ước mơ của tuổi hoa niên

2. Khái quát

2.1. Ra đời vào năm 1963, bài thơ “Bếp lửa” đã tái hiện chân thật một khoảng kí ức tuổi thơ của người cháu bên bà của mình. Tuổi thơ của người cháu gắn liền với hình ảnh người bà thân thương và bếp lửa ấp iu nồng đượm khiến người cháu mỗi khi nhớ về lại có những cảm xúc vô cùng yêu thương xen lẫn cảm phục người bà của mình. Bài thơ không chỉ nói lên tình cảm của người cháu giành cho bà mình mà còn khẳng định rằng bếp lửa không chỉ làm ấm tình cảm bà cháu mà còn sưởi ấm một đời người.

3. Tác phẩm

3.1. Sáng tác năm 1963 khi tác giả đang là sinh viêt ngành Luật ở Nga

3.2. Trích trong tập "Hương cày - Bếp lửa" (1968) của bằng Việt cùng Lưu Quang Vũ

3.3. Là dòng hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành nhớ tới những kỉ niệm xúc động về người bà và tình bà cháu

4. Bố cục

4.1. 3 câu thơ đầu: H/ả bếp lửa khơi gợi cảm xúc thi nhân, khơi dòng kỉ niệm

4.2. 3 khổ thơ tiếp: những kí ức về bà và tuổi thơ của cháu được bên bà

4.3. 2 khổ tiếp: người cháu đã trưởng thành, đã thấu hiểu cuộc sống của bà và nếp sống giản di của bà

4.4. Còn lại: Người cháu gửi niềm thương nhớ hướng về người bà và bếp lửa

5. Phân tích

5.1. 3 câu thơ đầu: Bài thơ được mơ ra với h/ả bếp lửa hiện về lung linh, kì ảo trong kí ức nhà thơ. Nhớ về bếp lửa là người cháu nhớ về bà trong cuộc đời truân chuyên, gian khổ.

5.1.1. Điệp ngữ "Một bếp lửa" được nhà thơ SD rất tự nhiên, h/ả bếp lửa hiện về giản dị, nồng hậu

5.1.2. Ân tượng đầu tiên của người đọc về đoạn thơ chính là điệp ngữ "Một bếp lửa" được đặt ở đầu mỗi câu thơ

5.1.3. H/ả bếp lửa hiện lên thật đẹp qua những từ ngữ gợi hình: "chờn vờn", "ấp iu", "nồng đượm"

5.1.4. Từ láy "chờn vờn" miêu tả thật chính xác h/ả ngọn lửa mới nhóm lên: lay động, chập chờn, mờ ảo trong làn khói sương của hoài niệm

5.1.5. H/ả bếp lửa đã làm trỗi dậy tình cảm dành cho bà của người cháu: "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"

5.1.6. Lời thơ mộc mạc giản dị nhưng đằng sau sự giản dị ấy là cả một tấm lòng gọi thành tên "cháu thương bà"

5.1.7. Người cháu đã mượn h/ả bếp lửa để bộc lộ tình thương cũng là để đối thoại, trò chuyện với bà trong tâm tưởng

5.2. 3 khổ thơ tiếp

5.2.1. 5 dòng thơ đầu: Năm 4 tuổi

5.2.1.1. H/cảnh: "Lên 4 tuổi cháu đã quen mùi khói. Cái mùi khỏi cay nhèm ấy đã đi sâu vào kí ức của Bằng Việt. Đó là 1 tuổi thơ cay cực gắn liền với bóng đêm của nạn đói năm 1945

5.2.1.2. Điệp từ "đói" cùng với NT tách từ "mòn mỏi" đã thể hiện sự đói nghèo cơ cực, thậm chí là chết chọc

5.2.1.3. Và trong h/cảnh ấy, người cha hiện lên với công việc đi đánh xe "khô rạc ngựa gầy". Hai chữ "khô rạc" được đặt ở giữa dòng thơ rất hay, giàu giá trị biểu hiện. Đó là con ngựa gầy khô rạc hay là vóc dáng người cha trong công cuộc mưu sinh khốn khó

5.2.1.4. 2 câu cuối

5.2.1.4.1. Cái mùi khói của thời quá khứ đã hun nhèm mắt cháu khi quấn quít bên bà, bên bếp lửa

5.2.1.4.2. Quá khứ và hiện tại như cùng đồng hiện làm cho ta thấy mùi khói bếp của bà có sức ám ảnh ghê gớm, làm lay động cả thể xác và tâm hồn cháu

5.2.1.4.3. Chốt: Từ một nơi rất xa, trải qua bao nhiêu năm thàng nhưng đối vs cháu mùi khói cay nhèm của chiếc bếp rơm vẫn còn vẹn nguyên.

5.2.2. Khổ tiếp: Trong màn sương khói mờ mịt của thời thơ ấu, tác giả tiếp tục đắm mình trong những hồi tưởng về tuổi thơ ở cạnh bà:

5.2.2.1. Xhiện song hành với h/ả bà và bếp lửa còn có cả h/ả chim tu hú-1 loài chim đồng nội của xứ sở miền Trung. Không phải tiếng chim tu hú gọi bạn, gọi mùa hè sang như tiếng gọi tha thiết của cuộc sóng tự do bên ngoài song sắt (.) thơ Tố Hữu<KCTH> mà là tiếng kêu da diết gọi thức cả một tuổi thơ hoài niệm được sống trong ty thương của bà

5.2.2.2. Tiếng chim vang lên 4 lần, lúc tha thiết, khi khắc khoải, giục giã. Với sự xuất hiện của âm thanh này, không gian như có chiều sâu hơn và sự nhớ thương của người cháu trở nên thăm thẳm

5.2.2.3. H/ả người bà bên bếp lửa ấm áp, bà kể chuyện những ngày ở Huế, bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm,bà chăm cháu học.

5.2.2.4. BPTT Liệt kê được SD để tô đậm sự chăm sóc, yêu thương của bà dành cho cháu

5.2.2.5. Chốt: Có thể nói bà và chiếc bếp lửa không chỉ nuôi dưỡng thể chất mà còn nuôi dưỡng tâm hồn để cháu 1 ngày lớn khôn.

5.2.3. Kỉ niệm cũ như những thước phim quay chậm về bà cháu trong chiến tranh

5.2.3.1. Chiến tranh, một danh từ bình thường nhưng sức lột tả của nó thì khốc liệt vô cùng, nó đã gây ra đau khổ cho bao người, bao nhà. Và hai bà cháu trong bài thơ cũng trở thành một nạn nhân của chiến tranh: gia đình bị chia cắt, nhà bị giặc đốt cháy rụi…

5.2.3.2. Cụm từ "cháy tàn cháy rụi" với điệp từ "cháy" và NT tách từ "tàn rụi" đã gợi lên h/ả của một làng quê hoang tàn, đổ nát trong khói lửa của CT

5.2.3.3. "Túp lều tranh"-nơi bà cháu sống êm đềm, hạnh phúc cũng bị giặc đốt "cháy tàn cháy rụi". Nỗi vất vả của hai bà cháu rõ nét dần qua từng dòng thơ và nỗi đau Tổ quốc đã khắc sâu trong tâm can của người chau

5.2.3.4. Gian khổ là thế nhưng có được sự giúp đõ của hàng xóm, tình cảm của những người cùng cảnh ngộ, hai bà cháu đã dựng lại được “túp lều tranh”.

5.2.3.5. Chiến tranh gian khổ nhưng bà luôn “vững lòng”, chính phẩm chất cao đẹp ấy đã làm cho luôn tự hào khi cháu nhớ về bà.

5.2.3.6. Chốt: Lời dặn của bà chân thật và cảm động, chan chứa bao ý nghĩa từ tấm lòng bà văng vẳng bên tai cháu. Qua đó không chỉ thể hiện tình cảm yêu thươg con cháu của bà mà còn đề cao phẩm chất cao quý, đức hi sinh nhẫn nại của những người phụ nữ Việt Nam để yên lòng người nơi chiến tuyến

5.3. 2 khổ thơ tiếp