TIÊN ĐỀ 2 : HÃY NÊU 4 TAI NẠN XẢY RA KHI VẬN HÀNH KHÔNG ĐÚNG QUY TRÌNH TRONG LĨNH VỰC KỸ THUẬT

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
TIÊN ĐỀ 2 : HÃY NÊU 4 TAI NẠN XẢY RA KHI VẬN HÀNH KHÔNG ĐÚNG QUY TRÌNH TRONG LĨNH VỰC KỸ THUẬT by Mind Map: TIÊN ĐỀ 2 : HÃY NÊU 4 TAI NẠN XẢY RA KHI VẬN HÀNH KHÔNG ĐÚNG QUY TRÌNH TRONG LĨNH VỰC KỸ THUẬT

1. New node

2. NHÓM 3 : An toàn lao động trong việc vận hành thang nâng và hệ thống điện. Báo cáo 03/10/2017 , 8,5 đ , tham gia đủ

2.1. A. Tai nạn do vận hành thang nâng không đúng cách

2.1.1. 1. Quy trình khởi động

2.1.1.1. Tiến hành thao tác bật công tắc điện trong lồng nâng. Ở một số loại máy có hàng rào bảo vệ thì hộp điện này sẽ được nối với hộp điện trong hàng rào bảo vệ. Kiểm tra đèn chỉ thị trên nguồn điện để chắc chắn rằng chúng đã hoạt động.

2.1.1.2. Tương tự, sau khi bật công tắc khởi động trong cabin thì cũng tiến hành kiểm tra đèn chỉ thị

2.1.1.3. Nếu có hàng rào hay cửa lồng nâng thì đóng tất cả lại để đảm bảo an toàn

2.1.1.4. Hình ảnh thang nâng

2.1.2. 2. Quy trình vận hành

2.1.2.1. Chỉ vận hành máy trong điều kiện đầy đủ bộ phận, linh kiện, và nhiên liệu. Trước khi vận hành phải kiểm tra kĩ các thao tác an toàn.

2.1.2.2. Nếu thời tiết quá xấu không tuyệt đối được vận hành máy như trong điều kiện thời tiết sương mù, hay trời tối cũng không được vận hành (trừ các trường hợp khẩn cấp)

2.1.2.3. Nên thường xuyên cập nhật nhật ký làm việc của máy trước và sau ca làm việc. Điều này sẽ rất hữu ích đặc biệt khi máy móc xảy ra sự cố hỏng hóc về kĩ thuật.

2.1.2.4. Người sử dung máy nâng tuyệt đối không được tự ý đóng mở cửa an toàn ra vào của máy nâng.Chỉ có người vận hành máy hoặc người đang trên máy mới được đóng mở cửa.

2.1.2.5. Tắt động cơ và đóng các cửa máy lại sau khi kết thúc quá trình làm việc với máy vận thăng nâng hàng.

2.1.2.6. Vật nâng phải được sắp xếp gọn gàng, cân bằng và không vượt quá trọng tải cho phép

2.1.3. 3. Video tai nạn do vận hành không đúng quy trình trên

2.2. B. Tai nạn do vận hành điện không đúng cách

2.2.1. - Do thực hiện không đúng quy trình

2.2.2. - Do thời tiết xấu

2.2.3. - Do không kiểm tra thiết bị trước khi vận hành

2.2.4. - Do thang quá tải so với quy định

3. NHÓM 4 , báo cáo 03/10/2017 , 8 đ , nhóm đủ

3.1. An toàn băng tải

3.1.1. Sử dụng băng tải có thể loại bỏ hoặc giảm thiểu việc mang vác vật liệu bằng tay nhưng làm việc với băng tải tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đối với người lao động. Mối nguy tùy thuộc vào loại băng tải, loại vật liệu vận chuyển, vị trí băng tải, hoạt động liên quan đến băng tải cũng như khoảng cách giữa băng tải với người công nhân…

3.1.1.1. Những tai nạn thường hay xảy ra với băng tải

3.1.1.1.1. Cơ thể công nhân bị kẹt giữa các phần chuyển động của băng tải trong lúc thực hiện công việc vệ sinh, bảo dưỡng (nhất là khi băng tải đang hoạt động)

3.1.1.1.2. Vướng quần áo vào băng tải

3.1.1.1.3. Té ngã do đứng trên băng tải

3.1.1.1.4. Tai nạn xảy ra khi rướn người lấy tạp chất/ rác/ vật liệu thừa đang vận chuyển trên băng tải

3.1.1.1.5. Vật liệu từ băng tải vùi lấp/ rơi đè công nhân bên dưới

3.1.1.2. Biện pháp đảm bảo an toàn khi làm việc với băng tải

3.1.1.2.1. Biện pháp về kỹ thuật

3.1.1.2.2. Các biện pháp an toàn khi vận hành

4. NHÓM 5 : 8 điểm , BC 03/10/2017 , Hòa, Tuấn, vắng 2 người

4.1. An toàn lao động trong vận hành lò hơi

4.1.1. Lò hơi là thiết bị được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Việc thiết kế và vận hành không đúng sẽ mang tới nhiều hậu quả đáng tiếc và tổn thất chi phí nhiều.

4.1.1.1. các tai nạn xảy ra khi vận hành lò hơi

4.1.1.1.1. Nổ lò hơi

4.1.1.2. Quy trình xử lí các sự cố lò hơi

4.1.1.2.1. 1. Cạn nước nghiêm trọng trong nồi hơi

4.1.1.2.2. 2. Đầy nước quá mức.

4.1.1.2.3. 3. Ống thủy báo mực nước ảo (ống thủy báo sai)

4.1.1.2.4. 4. Áp suất nồi hơi tăng quá mức cho phép

4.1.1.2.5. 5. Phìn và nổ ống của phần trao đổi nhiệt trong nồi hơi

4.1.1.2.6. 6. Van an toàn bị hỏng.

4.1.1.2.7. 7. Lưỡi lửa ngắn và có hiện tượng quạt trở lại

4.1.1.2.8. 8. Đường thoát khói nghẹt:

4.1.1.3. Nổ lò hơi: 'Sơ sểnh' từ quản lý đến vận hành

4.1.1.4. PMC - An toàn kỹ thuật khi vận hành lò hơi

5. Hạn chót nộp bài 3/10/2017, File được share cho các nhóm trưởng, nghiêm cấm mọi hành vi xóa bài của nhóm khác nhé.

6. NHÓM 2 , 8đ đầy đủ

6.1. TAI NẠN LAO ĐỘNG KHI VẬN HÀNH SỬA CHỮA LÀM VIỆC KHÔNG ĐÚNG QUY TRÌNH TRONG KHO LẠNH

6.1.1. Những yêu cầu an toàn trong kho lạnh

6.1.1.1. Đối với công nhân làm việc trực tiếp trong kho lạnh

6.1.1.1.1. Cần được trang bị các dụng cụ bảo vệ như găng tay, quần áo bảo hộ, ủng, các dụng cụ tránh ẩm ướt,...

6.1.1.1.2. Đối với nữ công nhân có thai hoặc vừa sinh thì không được làm việc trong kho đông lạnh vì môi trường thấp dễ ảnh hưởng sức khỏe.

6.1.1.1.3. Sát trùng, khử bụi, rửa tay, lội qua bể muối sát trùng,... trước khi vào nơi chế biến bảo quản.

6.1.1.2. Đối với kĩ sư vận hành kho lạnh

6.1.1.2.1. Luôn thường trực tại phòng máy để xử lí kịp thời khi xảy ra sự cố. Nếu ban đêm thì cần có 2 người luân phiên thay ca với nhau.

6.1.1.2.2. Có kiến thức chuyên môn, am hiểu toàn bộ hệ thống kho lạnh mà mình phụ trách, nắm vững kiến thức về hệ thống lạnh, quy trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống.

6.1.1.2.3. Theo dõi, ghi lại số liệu hoạt động của kho. Bàn giao công việc cho người có trách nhiệm khi hết ca trực của mình.

6.1.1.2.4. Kiểm tra bảo trì bảo dưỡng theo định kì để sớm phát hiện ra những trục trặc, có biện pháp sữa chữa và tăng hiệu quả làm việc của kho lạnh.

6.1.1.3. Về kết cấu bên trong kho lạnh

6.1.1.3.1. Bố trí kho đệm cho kho lạnh để có nhiệt độ trung gian, tránh trường hợp thay đổi nhiệt độ đột ngột.

6.1.1.3.2. Bố trí ngăn nắp gọn gàng các lối đi, đảm bảo đủ khoảng cách di chuyển trong kho lạnh.

6.1.1.3.3. Bố trí cửa thoát hiểm, chuông báo động đề phòng xảy ra sự cố từ bên trong kho.

6.1.1.3.4. Kho lạnh phải luôn được khử trùng sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn. Nhiệt độ phải được duy trì, tránh thất thoát, thay đổi nhiệt độ thường xuyên hay đột ngột.

6.1.1.3.5. Lắp tấm cách nhiệt chuẩn nhằm tránh sự xâm nhập của không khí nóng từ bên ngoài vào.

6.1.1.3.6. Không xếp hàng hóa quá cao che khuật dàn lạnh. Không xếp hàng đè lên đầu cảm biến nhiệt độ trong kho. Kiểm tra cửa kho phải được đóng chặt, kín

6.1.2. Một số tai nạn trong kho lạnh

6.1.2.1. Tai nạn do rò rỉ khí CO

6.1.2.1.1. Chiều ngày 1/12/2015 tại kho đông lạnh tại công ty chế biến thủy sản đặt tại Khu công nghiệp Suối Dầu ( huyện Cam Lâm - Khánh Hòa ), 17 công nhân có triệu chứng chung là đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi,...Bác sĩ của bệnh viện đã xác nhận các nạn nhân nói trên bị ngộ độc khí Cacbon Monoxit ( CO ) Nguyên nhân là kho lạnh này dùng khí CO để làm lạnh, do không được bảo trì bảo dưỡng đường ống thường xuyên nên gây ra hiện tượng rò rỉ, nếu hít phải sẽ gây ngộ độc. CO kết hợp với Hemoglobin trong hồng cầu làm biến đổi cấu trúc Hemoglobin, khiến hồng cầu không thể vận chuyển O-xy tới các tế bào cơ thể. Do đó tế bào thiếu hụt O-xy gây ra trạng thái hôn mê bất tỉnh, có thể dẫn đến tử vong Vì được phát hiện và đưa vào bệnh viện kịp thời nên 17 công nhân đã an toàn qua cơn nguy kịch.

6.1.2.2. Tai nạn do sập kho đông lạnh

6.1.2.2.1. Tại công ty Chế biến thủy sản Vạn Ý ( huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp). Vào lúc 17 giờ 30 phút ngày 19/07/2014 một người lái xe nâng hàng hóa đã gặp sự cố khi đang chất dỡ hàng hóa trong kho. Do chật chội thiếu chỗ di chuyển cho xe nâng nên anh gặp phải sự cố làm cho kệ hàng sập Do kệ hàng cao và cồng kềnh nên nhanh chóng đổ sập khiến anh bị kẹt, và cũng 1 phần do cửa thoát hiểm khá xa. Anh đã bị vùi dập trong đống kệ hàng và vật liệu thủy sản. Nhưng kì tích đã xuất hiện với anh sau 5 ngày nằm bất động trong tuyệt vọng với không có thức ăn và nước uống, trong kho lạnh âm độ thì anh đã được tìm thấy và được đưa vào bệnh viện điều trị. Do bị hàng hóa đè và bất động 1 chỗ nên anh bị gãy chân và bỉ bỏng lạnh. Nguyên nhân xảy ra sự việc là do kho hàng không đủ khoảng cách di chuyển gây ra đổ cũng như lối thoát hiểm ở khá xa

6.1.2.3. Nổ đường ống dẫn môi chất

6.1.2.3.1. Tháng 5/2017 tại nhà máy chế biến thực phẩm của Công ty TNHH thực phẩm VS FOODS tại KCN Tân Đô ( Đức Hòa - Long An ) đã xảy ra sự cố nổ đường dẫn môi chất lạnh. Nhà máy lắp đặt thêm 1 hệ thống kho lạnh chạy bằng môi chất NH3. Mọi công đoạn được hoàn thành đúng quy trình nhưng có 1 sai sót nhỏ xảy ra là công nhân lắp đặt chỉ thử xì nhưng chưa thử bền cho đường ống. Sai sót này làm cho đường ống bị nổ khiến môi chất NH3 rò rỉ khắp 1 phần nhà máy. Công nhân được chạy ra kịp thời nên không ảnh hưởng về sức khỏe. Vì có đội kĩ sư vận hành luôn túc trực nên sự cố được giải quyết kịp thời, không gây thiệt hại lớn cho nhà xưởng.

6.1.2.4. Cháy nổ kho lạnh

6.1.2.4.1. Ngày 31/3/2017 ở Dhuri Ấn Độ xảy ra một vụ nổ kho lạnh làm 2 người chết và 25 người bị thương Nguyên nhân được xác định là do rò rỉ khí NH3 trong kho lạnh dẫn đến 1 vụ nổ trong kho làm toàn bộ nhà máy bị sập tòa nhà. Do sử dụng máy nén quá lâu quá cũ mà không sữa chữa mặc dù đã có cảnh báo của nhân viên kho lạnh trước đó. Hiện cảnh sát đang điều tra 2 anh em nhận trách nhiệm về vận hành máy nén để làm rõ sự việc

7. NHÓM 1 : 8đ, đầy đủ

7.1. An toàn lao động trong ngành cơ khí

7.1.1. Mỗi ngành nghề đều có đặc thù công việc riêng, đều có những thuận lợi và sự nguy hiểm trong khi làm việc. Ngành cơ khí là ngành dễ xảy ra tai nạn lao động luôn phải đối mặt với sự nguy hiểm bất cứ lúc nào trong khi làm việc. Một số tai nạn thường xảy ra khi gia công cơ khí như: bị vấp ngã, sập đổ, bỏng phoi, điện giật,… Nguyên nhân dẫn đến những tai nạn lao động đó một phần do ý thức con người và một phần do tình huống máy móc và môi trường làm việc.

7.1.1.1. Tai nạn thường gặp trong gia công cơ khí

7.1.1.1.1. Bị vấp ngã

7.1.1.1.2. Sập đổ, va đập

7.1.1.1.3. Bỏng phôi

7.1.1.1.4. Điện giật

7.1.1.1.5. Đâm thủng

7.1.1.1.6. Quần áo, tóc bị cuốn vào máy

7.1.1.1.7. Máy cán, kẹp, cắt

7.1.1.1.8. Phôi bắn vào mắt

7.1.1.2. Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn trong sản xuất gia công cơ khí

7.1.1.2.1. Thiết bị che chắn không đảm bảo an toàn

7.1.1.2.2. Thiếu thiết bị bảo hiểm hoặc thiết bị bảo hiểm bị hỏng hay không hoạt động chính xác

7.1.1.2.3. Bộ phận điều khiển máy bị hỏng

7.1.1.2.4. Vi phạm các tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình sử dụng máy an toàn

7.1.1.2.5. Vi phạm nội quy an toàn của xưởng

7.1.1.2.6. Mặt bằng nhà xưởng lộn xộn, giao thông trong xưởng không thuận lợi

7.1.1.2.7. Máy không hoàn chỉnh trong công nghệ chế tạo, sai quy cách kỹ thuật, các cơ cấu điều khiển hay cơ cấu an toàn vận hành chưa đáp ứng quy chuẩn an toàn lao động

7.1.1.2.8. Chế độ công nghệ, quy trình vận hành máy chưa được thiết kế và thực hiện phù hợp các quy chuẩn an toàn lao động, tuỳ theo đặc điểm an toàn ngành nghề

7.1.1.2.9. Điều kiện vệ sinh kém như: thiếu ánh sáng, thông gió không tốt, ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép

7.1.1.3. Các giải pháp an toàn trong sản xuất cơ khí cho người sử dụng, vận hành, sửa chữa

7.1.1.3.1. Nguyên tắc chung

7.1.1.3.2. Nguyên tắc an toàn khi sử dụng đối với máy, thiết bị

7.1.1.3.3. Cách xử lý khi có người bị tai nạn

7.1.2. Video về tai nạn cơ khí

7.1.2.1. Sự cố vỡ đá mài khi vận hành

7.1.2.2. Tai nạn bị cuốn vào máy khi vận hành

8. NHÓM 6 : 8đ có 2 thái , hùng , vắng 2

8.1. An toàn cho công nhân chế biến ở nhà máy lạnh đông thực phẩm

8.1.1. Bảo vệ lao động và vệ sinh công nghiệp

8.1.1.1. Mỗi cơ sở chế biến đều có yêu cầu riêng đảm bảo vệ sinh công nghiệp cho từng sản phẩm cụ thể, ví du Bộ Thuỷ sản (cũ) có tiêu chuẩn ngành [3, 4]. Ở đây chỉ nêu một số yêu cầu chung để tham khảo. a) Không sử dụng thông gió tự nhiên bằng cửa sổ, cửa lớn cho các phòng chế biến đổ hạn chế sự thâm nhập vi khuẩn. Cần trang bị hệ thống điều hoà không khí cho phòng chế biến. b) Cần trang bị màn gió ở cửa ra vào để hạn chế thất thoát lạnh, kết hợp chắn bụi, ruồi, nhặng vào lẫn theo người. c) Công nhân chế biến lạnh phải được trang bị ủng cao su, găng tay cao su, tạp dề bằng vải nhựa để tránh ẩm ướt. Trước khi làm việc phải rửa tay bằng nưóc sát trùng và phải lội qua bể nước sát trùng để đi vào phòng chế biến.

8.1.2. Bảo hộ lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm

8.1.2.1. Đóng túi hoặc đóng kiện sản phẩm đã qua kết đông cần tiển hành ở nhiệt độ -10°c để tránh tan giá một phẩn. Nếu bị tan giá một phần, sau khi đưa vào bảo quản ở -18°c, vị trí tan giá tái kết đông chậm và kích thước tinh thể đá lớn cơ thể phá vỡ màng tế bào, làm giảm chất lượng sản phẩm. b) Cần giữ nhiệt độ ổn định trong các buồng bảo quản đồng. Nếu nhiệt độ dao động hơn 3°c và ngày dao động quá 3 lần thì có thể xảy ra tình trạng hoá tinh thể đá lớn, làm giảm chất lượng sản phẩm. c) Cần đảm bảo thời gian tan giá sản phẩm đúng quy định. Tạn giá nhanh, sản phẩm sẽ bị chảy mất nước cốt, biến màu sắc… làm giảm chất lượng sản phẩm. d) Cần trang bị đầy đủ ánh sáng tự nhiên hoãc nhân tạo để công nhân làm việc với chất lượng cao, đặc biệt ở các khâu lựa chọn, phân loại… tránh làm giảm chất lượng chung.

8.1.3. Bảo hộ lao động công nhân ở kho lạnh

8.1.3.1. Cần bố trí phòng đệm có nhiệt độ trung gian, tránh gây sốc, tác động không tốt đến sức khỏe công nhân làm việc trong các kho lạnh. Ví dụ nhiệt độ kho lạnh —25°Cj ngoài tròi +30°Cf cần bố trí một phòng đệm (hoặc hành lang) nhiệt độ 10 -r 18°c. Trước khi vào kho lạnh, người công nhân cần dừng lại ở phòng đệm một lát cho quen dần trước khi vào kho lạnh để tránh cảm lạnh đột ngột, Khi từ trong kho lạnh ra ngoài cũng vậy, cần phải dừng lại ở phòng đệm một lát trước khi đi ra ngoài

8.1.4. Sử dụng phong đêmh trong các kho lạnh

8.1.4.1. Cần bố trí phòng đệm có nhiệt độ trung gian, tránh gây sốc, tác động không tốt đến sức khỏe công nhân làm việc trong các kho lạnh. Ví dụ nhiệt độ kho lạnh —25°Cj ngoài tròi +30°Cf cần bố trí một phòng đệm (hoặc hành lang) nhiệt độ 10 -r 18°c. Trước khi vào kho lạnh, người công nhân cần dừng lại ở phòng đệm một lát cho quen dần trước khi vào kho lạnh để tránh cảm lạnh đột ngột, Khi từ trong kho lạnh ra ngoài cũng vậy, cần phải dừng lại ở phòng đệm một lát trước khi đi ra ngoài.