Jetzt loslegen. Gratis!
oder registrieren mit Ihrer E-Mail-Adresse
CẢM ỨNG Ở SINH VẬT von Mind Map: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

1. Cảm ứng ở động vật

1.1. Động vật chưa có tổ chức thần kinh

1.1.1. Đại diện: trùng biến hình, trùng roi,...

1.1.2. Phản ứng co rút toàn bộ cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh

1.2. Động vật có hệ thần kinh dạng lưới

1.2.1. Đại diện: thuỷ tức, sứa,..

1.2.2. Khi bị kích thích, toàn bộ cơ thể phản ứng bằng cách co mình lại

1.2.3. Ưu điểm: Đơn giản

1.2.4. Nhược điểm: Tốn nhiều năng lượng, kém hiệu quả

1.3. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

1.3.1. Đại diện: châu chấu, giun,...

1.3.2. Mỗi hạch thần kinh điều khiển hoạt động của một vùng xác định. Phản ứng lại kích thích theo nguyên tắc phản xạ. Phản ứng một phần cơ thể.

1.3.3. Ưu điểm: Giảm tiêu tốn năng lượng, phản ứng chính xác hơn

1.3.4. Nhược điểm: Hầu hết là phản xạ không điều kiện

1.4. Động vật có hệ thần kinh dạng ống

1.4.1. Đại diện: bò sát, lưỡng cư, chim,...

1.4.2. Ưu điểm: Phản ứng nhanh, chính xác (hiệu quả cao), Tiết kiệm năng lượng, Có sự phối hợp nhiều phản xạ.

1.4.3. Số lượng tế bào thần kinh: Nhiều

1.4.4. Nguyên tắc hoạt động: theo nguyên tắc phản xạ dựa trên cung phản xạ

1.4.5. Cung phản xạ gồm: BP tiếp nhận kích thích, BP phân tích và tổng hợp thông tin, Đường dẫn truyền ra.

2. Cảm ứng ở thực vật

2.1. Hướng động

2.1.1. Hướng sáng

2.1.1.1. Tác nhân: Ánh sáng

2.1.1.2. Thân, cành: HĐ dương/ Rễ: HĐ âm

2.1.1.3. Vai trò: Tăng hiệu quả quang hợp cho cây

2.1.1.4. Ứng dụng: Trồng cây phù hợp với nhu cầu ánh sáng (mật độ cây, trồng xen canh,...)

2.1.2. Hướng nước

2.1.2.1. Tác nhân: nước

2.1.2.2. HĐ dương (+)

2.1.2.3. Vai trò: Rễ hướng tới nguồn nước, hút nước cung cấp cho cây

2.1.2.4. Ứng dụng: Trồng cây gần nguồn nước, sử dụng nước để điều khiển sự sinh trưởng bộ rễ, trồng cây cảnh,...

2.1.3. Hướng trọng lực

2.1.3.1. Thân, cành: HĐ âm/ Rễ: HĐ dương

2.1.3.2. Tác nhân: Lực hút trái đất

2.1.3.3. Vai trò: Thân, cành tăng hiệu quả quang hợp/ Rễ tạo giá đỡ tăng khả năng hút nước và khoáng

2.1.3.4. Ứng dụng: Kĩ thuật trồng cây

2.1.4. Hướng hoá

2.1.4.1. Tác nhân: Chất hoá học

2.1.4.2. HĐ dương với chất dinh dưỡng/ HĐ âm với chất độc

2.1.4.3. Vai trò: Tăng khả năng hút chất khoáng, đồng thời tránh chất độc hại xâm nhập vào cây

2.1.4.4. Ứng dụng: Bón phân hợp lý cho cây, kích thích sự phát triển của bộ rễ theo hướng xác định

2.1.5. Hướng tiếp xúc

2.1.5.1. Tác nhân: Vật tiếp xúc

2.1.5.2. HĐ dương (+)

2.1.5.3. Vai trò: Cây vươn cao, lấy ánh sáng, tăng hiệu quả quang hợp

2.1.5.4. Ứng dụng: Tạo cảnh quan, nghệ thuật trồng cây cảnh,...

2.2. Ứng động

2.2.1. Ứng động sinh trưởng

2.2.1.1. Cơ chế: Do sự sinh trưởng không đồng đều giữa các phía của bộ phận khi chịu tác động của các tác nhân gây ra phản ứng

2.2.1.2. Ứng dụng: Đảm bảo nhiệt độ và ánh sáng cho quá trình ra hoa (hoa 10h...)/ thúc đẩy hoặc kìm hãm chồi ngủ thêm hay thức sớm theo nhu cầu con người.

2.2.2. Ứng động không sinh trưởng

2.2.2.1. Cơ chế: Do sự biến đổi sức trương nước của các tế bào và trong cấu trúc chuyển hoá hoặc do sự lan truyền kích thích cơ học hay hoá học gây ra

2.2.2.2. Ứng dụng: Bảo vệ lá khỏi các tác nhân môi trường