Nguyên lý của phép biện chứng và duy vật

Jetzt loslegen. Gratis!
oder registrieren mit Ihrer E-Mail-Adresse
Nguyên lý của phép biện chứng và duy vật von Mind Map: Nguyên lý của phép biện chứng và duy vật

1. nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

1.1. tính chất

1.1.1. khái niệm

1.1.1.1. mối liên hệ phổ biến : chỉ sự phổ biến của các sự vật hiện tượng của thế giới

1.1.1.2. mối liên hệ : dùng để chỉ sự quy định, sự tác động chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng, các mặt các yếu tố trong cùng một sự vật hiện tượng trong thế giới

1.1.2. tính khách quan :

1.1.2.1. Trong thế giới vật chất, các sự vật, hiện tượng luôn có mối liên hệ với nhau, dù nhiều dù ít. Điều này là khách quan, không lệ thuộc vào việc con người có nhận thức được các mối liên hệ hay không.

1.1.3. tính phổ biến

1.1.3.1. Các mối liên hệ tồn tại giữa tất cả các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy. Không có sự vật, hiện tượng bất kỳ nào mà không có sự liên hệ với phần còn lại của thế giới khách quan.

1.1.4. tính đa dạng, phong phú

1.1.4.1. Đó là sự muôn hình, muôn vẻ của những mối liên hệ. Tính đa dạng, nhiều loại của sự liên hệ do tính đa dạng trong sự tồn tại, vận động và phát triển của chính các sự vật, hiện tượng quy định.

1.2. ý nghĩa phương pháp luận

1.2.1. quan điểm toàn diện

1.2.1.1. khi nhận thức được sự vật hiện tượng cần xem xét sự vật hiện tượng dưới nhiều mặt và đánh giá các mặt đó

1.2.1.2. quan điểm lịch sử

2. nguyên lý về sự phát triển

2.1. khái niệm

2.1.1. phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

2.2. tính chất

2.2.1. tính khách quan

2.2.1.1. nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại và vận động của sự vật. Nhờ đó sự vật luôn luôn phát triển.không phụ thuộc vào ý thức của con người.

2.2.2. tính phổ biến

2.2.2.1. diễn ra ở mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy; ở bất cứ sự vật, hiện tượng nào của thế giới khách quan.

2.2.3. tính đa dạng, phong phú

2.2.3.1. Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, mọi hiện tượng, song mỗi sự vật, mỗi hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau. Tồn tại ở không gian khác nhau, ở thời gian khác nhau, sự vật phát triển sẽ khác nhau.

2.3. ý nghĩa phương pháp luận

2.3.1. đòi hỏi khi nhận thức, khi giải quyết một vấn đề nào đó con người phải đặt chúng ở trạng thái động, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển.

2.3.2. đòi hỏi không chỉ nắm bắt những cái hiện đang tồn tại ở sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng, phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi.

2.3.3. góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.