ánh trăng

sơ đò ánh trăng

Jetzt loslegen. Gratis!
oder registrieren mit Ihrer E-Mail-Adresse
ánh trăng von Mind Map: ánh trăng

1. tác giả

1.1. Nguyễn Duy: tên khai sinh Nguyễn Duy Nhuệ

1.2. sinh năm 1948

1.3. ông thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ

1.4. thơ ông mộc mạc, dân dã mà tinh tế, sâu sắc ; thiết tha, sâu lắng.

2. mạch cảm xúc

2.1. bài thơ là câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại gắn với các mốc sự kiện tronhg đời người

3. chủ đề

3.1. thông qua hình tượng nghệ thuật "ánh trăng"và cảm xúc của nhà thơ, bài thơ đã diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao tình nghĩa

4. hcst,xuất xứ

4.1. 1978

4.1.1. ba năm sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

4.1.2. tác giả đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh

4.2. in trong tập "Ánh Trăng" đạt giải a của Hội nhà văn VN năm 1984

5. phần3: cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ trước vầng trăng

5.1. "ngửa mặt lên nhìn mặt"

5.1.1. tư thế " ngửa mặt lên nhìn mặt"

5.1.1.1. "mặt" được dùng cả nghĩa gốc-nghĩa chuyển

5.1.1.1.1. "mặt người" đối diện "mặt trăng"

5.1.1.1.2. mặt đối mặt như quá khứ đối diện với hiện tại

5.1.1.2. sự im lặng, thành kính

5.2. "có cái gì rưng rưng"

5.2.1. nỗi xúc động, thổn thức trong cảm xúc nhân vật chữ tình

5.2.1.1. rưng rưng của niềm thương nỗi nhớ, sự lãng quên lạnh nhạt với người bạn cũ

5.2.1.2. lương tri thức tỉnh sau những ngày đắm chìm trong cõi u mê mộng mị

5.2.1.3. trong phút chốc,cảm xúc dâng trào ghi gặp lại vầng trăng

5.3. "như là đồng là bể" 'như là sông là rừng

5.3.1. so sánh ( như ) + điệp từ (như là) + liệt kê ( đồng sông bể rừng) + cấu trúc song hành + nhịp điệu dồn dập

5.3.1.1. kí ức một thời như ùa về bên trong nhân vật trữ tình

5.3.1.1.1. kí ức về quãng đời thơ ấu trong sáng,

5.3.1.1.2. về những trận chiến tranh máu lửa

5.3.1.1.3. về cái ngày xưa hồn hậu, gắn bó

5.3.1.1.4. về hình ảnh kỉ niệm "đồng,sông,bể,rừng"

5.4. "trăng cứ tròn vành vạnh"

5.4.1. diễn tả hình ảnh vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng

5.4.2. tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung,đầy đặn,bao dung, nhân hậu

5.5. "kể chi người vô tình"

5.5.1. sự vị tha, lòng bao dung của ánh trăng trước sự lạnh nhạt, thờ ơ của con người

5.6. "ánh tẳng im phăng phắc"

5.6.1. sử dụng bptt nhân hóa

5.6.1.1. gợi ra một cái nhìn nghiêm khắc đầy bao dung độ lượng

5.6.1.2. là sự trách móc , nhắc nhở trong im lặng

5.6.1.3. =>khiến nhân vật trữ tình giật mình thức tỉnh

5.7. "đủ cho ta giật mình"

5.7.1. chính cái "im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa

5.7.2. là sự bừng tỉnh của nhân cách, trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp

5.7.3. ân hận, ăn năn, day dứt, tự khiến con người phải thay đổi cách sóng

5.7.4. nhắc nhở bản thân phải tôn trọng những gì đã qua để được tới ngày hôm nay

5.8. =>khổ cuối dồn nén bao tâm sự, suy ngẫm ,triết lí. Qua đó nhà thơ ngầm gửi gắm đến mọi người lời nhắc nhở về lẽ sống , về đạo lý "uống nước nhớ nguồn" , ân nghĩa thủy chung

6. phần 1 :vầng trăng trong quá khứ

6.1. "hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể"

6.1.1. hồi nhỏ sống

6.1.1.1. điệp ngữ "với" lặp lại 3 lần

6.1.1.1.1. với sông

6.1.1.1.2. với đồng

6.1.1.1.3. với bể

6.1.1.2. => nhấn mạnh sự gắn bó giữa của con người với thiên nhiên với những kỉ niệm tuổi thơ

6.2. "hồi chiến tranh ở rừng " " vầng trăng là tri kỉ

6.2.1. hình ảnh "hồi chiến tranh ở rừng"

6.2.1.1. gợi về những năm tháng gian khổ, ác liệt thời chiến tranh

6.2.2. so sánh "vầng trăng" là tri kỉ

6.2.2.1. gợi liên tưởng đến những đêm hành quân xa có ánh trăng chiếu rọi

6.2.2.2. là ng đồng chí cùng chia sẻ vui buồn trong chiến tranh

6.2.2.3. cùng nhau trải qua gian khổ cuộc sống chến đấu, chia ngọt sẻ bùi đồng cam cộng khổ

6.2.2.4. cùng vui khi chiến thắng, cùng bồn chồn, khắc khoải mỗi khi người lính nhớ nhà

6.3. "trần trụi với thiên nhiên"

6.3.1. gợi nên vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc trong tâm hồn người lính

6.4. "hồn nhiên như cây cỏ"

6.4.1. so sánh "như cây cỏ "

6.4.1.1. vẻ đẹp bình dị,trong sáng rất hồn nhiên của vầng trăng

6.4.1.2. con người bấy giờ: vô tư, hồn nhiên, trong sáng

6.5. "ngỡ không bao giờ quên" "cái vầng trăng tình nghĩa"

6.5.1. "ngỡ" như báo hiệu những chuyển biến trong câu chuyện cũng như tình cảm của con ng

6.5.2. trăng hiện lên hình ảnh quá khứ, là hiện thân của kí ức chan hòa

6.5.3. tác giả sẽ "không bao giờ quên" sự gắn bó mộc mạc ấy

6.5.4. thể hiện tình cảm thắm thiết với vầng trăng

6.6. =>> trong quá khứ, mặc cho hoành cảnh khó khăn khắc nghiệt, vầng trăng gắn bó với con người từ nhỏ đến lớn, hạnh phúc đến gian lao, trở thành người bạn trỉ kỉ cả người lính

6.7. "vầng trăng tình nghĩa" biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình

7. phần 2: vằng trăng trong hiện tại

7.1. "từ hồi về thành phố "

7.1.1. đất nước hòa bình

7.1.1.1. sự đối lập của hoàn cảnh trong "quá khứ" và "hiện tại"

7.1.1.1.1. con người trở về với cuộc sống đầy đủ,tiện nghi

7.2. "quen ánh điện cửa gương"

7.2.1. cách nói hoán dụ "ánh điện cửa gương"cho cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, hiện đại

7.2.1.1. con ng xa rời cuộc sống bình dị quá khứ

7.2.1.2. sống sung túc trong"ánh điện cửa gương"

7.2.1.3. khép kín trong căn phòng, cách biệt với thiên nhiên

7.3. "vầng trăng đi qua ngõ" "như người dưng qua đường"

7.3.1. nhân hóa " vâng trăng đi qua ngõ"

7.3.1.1. vầng trăng vẫn tròn đầy, tình nghĩa thủy chung trước sự thờ ơ lạnh nhạt của con người

7.3.1.1.1. => vầng trăng giờ đây trở thành người xa lạ, chả còn ai nhớ, chả còn ai biết

7.3.2. sử dụng biện pháp tu từ so sánh

7.3.2.1. "vầng trăng tình nghĩa" trở thành "người dưng qua đường"

7.3.2.1.1. vầng trăng bây giờ đối với người lính là dĩ vãng

7.3.2.1.2. dĩ vãng nhạt nhòa của quang thởi gian xa xôi, gian khó

7.3.2.1.3. ==> khi thay đổi hoàn cảnh, con người quên đi quá khứ, thay đổi vê tình cảm- phản ánh sự thực trong xã hội hiên đại

7.3.3. =>câu thơ mang ý nghĩa khái quát: khi hoàn cảnh sống thay đổi, con người dễ dàng quên đi những gian khổ nhọc nhằn một thời đã qua

7.4. con người gặp lại vầng trăng trong một tình huống bất ngờ

7.4.1. "thình lình đèn điện tắt" "phòng buyn-đinh tối om"

7.4.1.1. "thình lình

7.4.1.1.1. từ láy, cho thấy sự bất ngờ đột ngột

7.4.2. "vội bật tung cửa sổ"

7.4.2.1. sử dụng các động từ mạnh liên tiếp "vội" "bật" "tung"

7.4.2.1.1. diễn ta hành động nhanh, khẩn trương,vội vàng của nhân vật trữ tình

7.4.3. "đột ngột vầng trăng tròn"

7.4.3.1. sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng chiếu rọi căn phòng tối om

7.4.3.1.1. => sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối

7.4.3.1.2. =>bước ngoặt trong mạch cảm xúc và sự bừng tình nhận thức của nhân vật trữ tình

7.4.3.2. bất ngờ trước ánh sáng của trăng

7.4.3.2.1. vầng trăng vẫn thủy trung tròn đầy không hề có sự thay đổi

7.4.3.2.2. con người dửng dưng trước ánh trăng mà trăng vẫn luôn bên cạnh con ng

7.4.4. => khổ thơ quan trọng trong cấu tứ toàn bài

7.4.4.1. là sự chuyển biến có ý nghĩa bước ngoặt trong mạch cảm xúc

7.4.4.2. khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối, gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm nghĩa tình

7.4.4.3. góp phần bộc lộ tư tưởng và mở ra những suy ngẫm của nhà thơ