Nhóm 9 (Chương V Khái quát về hệ thống pháp luật và Chương XI Luật phòng chống tham nhũng)

Jetzt loslegen. Gratis!
oder registrieren mit Ihrer E-Mail-Adresse
Nhóm 9 (Chương V Khái quát về hệ thống pháp luật và Chương XI Luật phòng chống tham nhũng) von Mind Map: Nhóm 9 (Chương V Khái quát về hệ thống pháp luật và Chương XI Luật phòng chống tham nhũng)

1. - Cơ quan báo chí, nhà báo có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin liên quan đến hành vi tham nhũng. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật về báo chí và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. VIII) Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

2.1. Thực hiện công khai, minh bạch để phòng ngừa tham nhũng.

2.2. Phòng ngừa tham nhũng thông qua việc xây dựng, ban hành và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ

2.3. Thực hiện Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn.

2.4. Thực hiện chuyển đổi vị trí công tác.

2.4.1. Tăng cường kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị, tổ chức.

2.5. Thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt để phòng ngừa tham nhũng

3. VII. Trách nhiệm xã hội cho việc phòng chống tham nhũng:

3.1. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

3.1.1. + Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về PCTN; phản biện xã hội, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN; kiến nghị việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng.

3.1.2. + Động viên Nhân dân tham gia tích cực vào việc phát hiện, phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.

3.1.3. + Cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng.

3.1.4. + Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

3.1.5. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, xác minh vụ việc tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng, kiến nghị việc bảo vệ, khen thưởng người có công phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, trả lời trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, kiến nghị; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn trả lời có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

3.2. Trách nhiệm của cơ quan báo chí, nhà báo.

3.2.1. - Cơ quan báo chí, nhà báo có trách nhiệm đấu tranh chống tham nhũng, đưa tin về hoạt động PCTN và vụ việc tham nhũng.

3.2.2. - Cơ quan báo chí, nhà báo có trách nhiệm phản ánh khách quan, trung thực và chấp hành các quy định khác của pháp luật về báo chí, quy tắc đạo đức nghề nghiệp khi đưa tin về hoạt động phòng, chống tham nhũng và vụ việc tham nhũng.

3.3. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề

3.3.1. - Doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề có trách nhiệm tuyên truyền, động viên người lao động, thành viên, hội viên của mình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; kịp thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi tham nhũng.

3.3.2. - Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền phối hợp với hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề tổ chức diễn đàn để trao đổi, cung cấp thông tin, phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng.

3.3.3. - Doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề có trách nhiệm kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN.

3.4. Trách nhiệm của công dân, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

3.4.1. - Công dân tự mình hoặc thông qua Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hoặc thông qua tổ chức mà mình là thành viên tham gia phòng, chống tham nhũng.

3.4.2. Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

3.4.3. Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng.

3.4.4. - Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

4. VII) Quy định nguyên tắc xử lí tham nhũng

4.1. gồm 6 nguyên tắc

4.1.1. Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh.

4.1.2. Người có hành vi tham nhũng ở bất cứ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lý theo qui định của pháp luật.

4.1.3. Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện, tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản.

4.1.4. Việc xử lý tham nhũng phải được thực hiện công khai theo qui định của pháp luật.

4.1.5. Người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc chuyển công tác vẫn phải bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện.

5. VI) Phạm vi điều chỉnh và các hành vi tham nhũng:

5.1. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNNH

5.1.1. 1. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

5.1.2. 2. Luật này quy định về phòng ngừa, phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phòng, chống tham nhũng.

5.1.3. 3.Đối tượng điều chỉnh bao gồm: Người có chức vụ, quyền hạn:

5.1.3.1. a) Cán bộ, công chức, viên chức.

5.1.3.2. b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn - kĩ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.

5.1.3.3. c) Cán bộ lãnh đạo, quản lí trong doanh nghiệp của Nhà nước.

5.1.3.4. d) Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

5.2. CÁC HÀNH VI THAM NHŨNG

5.2.1. Trong khu vực nhà nước

5.2.1.1. Tham ô tài sản

5.2.1.2. Nhận hối lộ

5.2.1.3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

5.2.1.4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

5.2.1.5. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

5.2.1.6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi

5.2.1.7. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi

5.2.1.8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi

5.2.1.9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi

5.2.1.10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi

5.2.1.11. Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

5.2.1.12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

5.2.2. Ngoài nhà nước

5.2.2.1. Tham ô tài sản

5.2.2.2. Nhận hối lộ; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

5.3. CÁC HÀNH VI BỊ CẤM

5.3.1. Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.

5.3.2. Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.

5.3.3. Bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng

6. IX) Công tác giám sát và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về Luật Phòng, chống tham nhũng

6.1. CÔNG TÁC GIÁM SÁT

6.1.1. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.

6.1.2. Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực do mình phụ trách.

6.1.3. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc phát hiện và xử lý tham nhũng.

6.1.4. Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng.

6.1.5. Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương.

6.2. TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN. GIÁO DỤC

6.2.1. Cơ quan thông tin, truyền thông và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng nhằm nâng cao nhận thức cho công dân và người có chức vụ, quyền hạn.

6.2.2. Cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng có trách nhiệm đưa nội dung giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống nhằm phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đối với học sinh trung học phổ thông, sinh viên, học viên và người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

7. Luật hiến pháp là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực Nhà nước, về chế dộ chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ công dân,... Đây là ngành luật quan trọng nhất của quốc gia, là nền tảng để xây dựng các ngành luật khác.

8. Luật Tố tụng hình sự là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định những nguyên tắc, thủ tục, điều kiện trong việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng hình sự.

9. Luật Hành chính là tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp pháp và điều hành của Nhà nước trên các lĩnh vực hành chính, chính trị kinh tế và văn hóa xã hội.

10. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo qui định của pháp luật.

11. I) Khái niệm HTPL

11.1. Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau được phân định thành các chế định pháp luật và các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do Nhà nước ban hành theo những trình tự và hình thức nhất định, hay các hình thức khác được nhà nước công nhận.

12. II) Cấu Trúc của hệ thống pháp luật

12.1. Mặt thể hiện bên ngoài

12.1.1. Được thể hiện phổ biến, biểu thị đầy đủ nhất mặt thể hiện bên ngoài của HTPLVN là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm các văn bản luật và văn bản dưới luật được sắp xếp theo trật tự thứ bậc, hiệu lực pháp lí trong một hệ thống.

12.2. Cấu trúc bên trong

12.2.1. Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các hành vi trong xã hội theo định hướng của Nhà nước.

12.2.2. Chế định pháp luật: Bao gồm các QPPL có đặc điểm chung giống nhau nhằm điều chỉnh một nhóm QHXH tương ứng, liên hệ mật thiết với nhau.

12.2.3. Ngành luật: Bao gồm hệ thống các QPPL có đặc điểm chung để điều chỉnh các QHXH cùng loại trong 1 lĩnh vực nhất định.

12.2.4. Hệ thống pháp luật: Là tổng hợp các ngành luật có quan hệ thống nhất nội tại và phối hợp với nhau nhằm điều chỉnh các quan hệ trong các lĩnh vực khác nhau.

12.2.4.1. Luật dân sự

12.2.4.2. Luật Nhà nước

12.2.4.3. Luật tài chính

12.2.4.4. Luật đất đai

12.2.4.5. Luật lao động

12.2.4.6. Luật hôn nhân và gia đình

13. III) Căn cứ phân định ngành luật

13.1. Đối tượng điều chỉnh: Là những quan hệ xã hội chịu sự tác động của pháp luật.

13.2. Phương pháp điều chỉnh: Là cách thức luật pháp tác động tác động vào mối quan hệ xã hội đã được điều chỉnh (đối tượng điều chỉnh).

14. IV) Một số ngành luật trong HTPLVN

14.1. Luật nhà nước (hiến pháp)

14.1.1. Một số nội dung cơ bản

14.1.1.1. Chế định về chế độ kinh tế

14.1.1.2. Chế định về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ

14.1.1.3. Chế định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

14.1.1.4. Chế định về tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước

14.1.1.5. Chế định về chế độ chính trị của Nhà nước

14.2. Luật hành chính

14.2.1. Một số nội dung cơ bản

14.2.1.1. Địa vị pháp lí của cơ quan hành chính nhà nước

14.2.1.2. Chế định về ban hành văn bản hành chính

14.2.1.2.1. Chế pháp lí về cán bộ, công chức

14.2.1.3. Chế độ pháp lí của công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch

14.2.1.4. Xử phạt vi phạm hành chính

14.3. Luật tài chính

14.3.1. Luật tài chính là tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước động viên, phân phối và sử dụng những nguồn vốn tiền tệ, bảo đảm cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước cũng như đáp ứng các nhu cầu kinh tế khác.

14.3.2. Một số nội dung cơ bản

14.3.2.1. Luật Ngân sách nhà nước

14.3.2.2. Chế định về thu ngân sách nhà nước

14.3.2.3. Chế định về chi ngân sách nhà nước

14.3.2.4. Chế định về tài chính doanh nghiệp

14.3.2.5. Chế định về bảo hiểm

14.4. Luật Đất đai

14.4.1. Là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ XH hình thành trong việc quản lý và sử dụng đất đai, các quan hệ phát sinh trong quá trình bảo vệ, quản lý và khai thác tài nguyên đất đai

14.4.2. Một số nội dung cơ bản

14.4.2.1. Chế định pháp lý về nguyên tắc quản lý và sử dụng đất

14.4.2.2. Chế định về quản lý của Nhà nước đối với đất đai

14.4.2.3. Chế định về sử dụng đất

14.5. Luật Dân sự

14.5.1. Luật Dân sự là tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản hoặc các quan hệ nhân thân phi tài sản phát sinh giữa các cá nhân hoặc giữa các cá nhân với tổ chức trong quá trình sinh hoạt, phân phối và tiêu dùng.

14.5.2. Một số nội dung cơ bản

14.5.2.1. Chế định về quyền sở hữu

14.5.2.2. Chế định về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự

14.5.2.3. Chế định về thừa kế

14.5.2.4. Chế định về sở hữu trí tuệ

14.6. Luật lao động

14.6.1. Luật Lao động là tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao động phát sinh giữa người sử dụng lao động và người lao động, quan hệ bảo hiểm, bồi thường thiệt hại và quan hệ giải quyết các tranh chấp lao động.

14.6.2. Một số nội dung cơ bản

14.6.2.1. Chế định về hợp đồng lao động

14.6.2.2. Chế định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi

14.6.2.3. Chế định về bảo hiểm xã hội

14.6.2.4. Chế định về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất

14.6.2.5. Chế định về giải quyết tranh chấp lao động

14.7. Luật hôn nhân và gia đình

14.7.1. Luật Hôn nhân và gia đình là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản do việc kết hôn, ly hôn giữa nam và nữ, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, con cái, các quy định về đỡ đầu và nuôi con nuôi nhằm mục đích bảo đảm chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, bình đẳng, giữa nam và nữ, xây dựng gia đình hạnh phúc, văn minh.

14.7.2. Một số nội dung cơ bản

14.7.2.1. Kết hôn

14.7.2.2. Quan hệ vợ và chồng

14.7.2.3. Quan hệ cha mẹ và con

14.7.2.4. Vấn đề nuôi con nuôi

14.7.2.5. Ly hôn

14.7.3. Đang có hiệu lực ban hành năm 2014

14.8. Luật hình sự

14.8.1. Luật hình sự là tổng thể các quy phạm Pháp luật quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị xem là tội phạm và hình phạt tương ứng đối với chủ thể phạm tội

14.8.2. Một số nội dung cơ bản

14.8.2.1. Chế định tội phạm

14.8.2.2. Chế định hình phạt

14.9. Luật tố tụng hình sự

14.9.1. Một số nội dung cơ bản

14.9.1.1. chế định nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự

14.9.1.2. các chủ thể tham gia quan hệ tố tụng hình sự

14.9.1.3. các chế định khởi tố và điều tra vụ án hình sự

14.9.1.4. xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

14.9.1.5. xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

14.9.1.6. giám đốc thẩm, tái thẩm

14.9.1.7. thi hành án

14.10. Luật tố tụng dân sự

14.10.1. Luật Tố tụng dân sự là tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ thủ tục phát sinh giữa Tòa án với những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự.

14.10.2. Một số nội dung cơ bản

14.10.2.1. Quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án

14.10.2.2. Quy định về các chủ thể tham gia tố tụng dân sự

14.10.2.3. Các chế định: khởi kiện và thụ lí vụ án dân sự

14.10.2.4. Xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

14.10.2.5. Hòa giải và chuẩn bị đưa vụ án dân sự xét xử

14.10.2.6. Xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

14.10.2.7. Giám đốc thẩm, tái thẩm

14.10.2.8. Thi hành án dân sự

14.11. 11.Luật Thương Mại

14.11.1. Luật Thương mại là tổng thể các quy phạm PL do NN ban hành hay thừa nhận điều chỉnh các quan hệ XH phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động thương mại giữa các thương nhân với nhau,giữa thương nhân với các chủ thể khác có nhu cầu sử dụng hàng hóa dịch vụ của thương nhân và giữa thương nhân với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lí về thương mại.

14.11.2. Một số nội dung cơ bản

14.11.2.1. Quy định PL về hoạt động thương mại và hợp đồng trong thương mại

14.11.2.2. Quy định PL về chủ thể kinh doanh

14.11.2.3. Quy định PL giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

14.11.2.4. Quy định PL về phá sản

14.12. 12.Luật tố tụng hành chính

14.12.1. Là tổng thể các quy phạm PL quy trình về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án hành chính

14.12.2. Một số nội dung cơ bản

14.12.2.1. chế định về nguyên tắc tố tụng hành chính

14.12.2.2. chế định về cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng

14.12.2.3. chế định về người tham gia tố tụng

14.12.2.4. chế định khởi kiện, thụ lý vụ án hành chính

14.12.2.5. chế định phiên tòa sơ thẩm

14.12.2.6. chế định phiên tòa phúc thẩm

14.12.2.7. chế định giảm đốc thẩm, tái thẩm

14.12.2.8. chế định thi hành án hành chính

14.13. Pháp luật Quốc Tế

14.13.1. Công pháp quốc tế

14.13.1.1. Là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm PL do các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận nên và bảo đảm thi hành trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện và bình đẳng nhằm điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế

14.13.1.1.1. chế định về giải quyết tranh chấp quốc tế

14.13.1.1.2. chế định về lãnh thổ và biên giới quốc gia

14.13.1.1.3. chế định về dân cư trong luật quốc tế

14.13.1.1.4. chế định về những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế

14.13.1.1.5. chế định về kí kết và thực hiện điều ước quốc tế

14.13.1.1.6. chế định về ngại giao và lãnh sự

14.13.1.1.7. chế định về bảo vệ quyền con người

14.13.2. Tư pháp quốc tế

14.13.2.1. gồm những nguyên tắc và những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài

14.13.2.1.1. Chế định về thừa kế trong tư pháp quốc tế

14.13.2.1.2. Chế định về chủ thể của tư pháp quốc tế

14.13.2.1.3. Chế định về quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế

14.13.2.1.4. Chế định về hợp đồng trong tư pháp quốc tế

14.13.2.1.5. Chế định về hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế

14.13.2.1.6. Chế định về quan hệ lao động trong tư pháp quốc tế