Nhóm 4 (Chương 3: Ngành nghề điều kiện đầu tư kinh doanh)

Lancez-Vous. C'est gratuit
ou s'inscrire avec votre adresse e-mail
Nhóm 4 (Chương 3: Ngành nghề điều kiện đầu tư kinh doanh) par Mind Map: Nhóm 4 (Chương 3: Ngành nghề điều kiện đầu tư kinh doanh)

1. Ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài ( Điều 9 Luật Đầu tư 2020 và Điều 15 Nghị Định số 31/2021 NĐ- CP )

1.1. Đối tượng áp dụng ( Điều 16 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

1.1.1. Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường được áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài

1.1.1.1. Nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020

1.1.1.2. Tổ chức kinh tế theo quy định tại các điểm a, b, c, khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

1.2. Ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường ( Điều 9 Luật Đầu tư 2020)

1.2.1. Phụ lục I Nghị định 31/2021/NĐ-CP

1.2.1.1. Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường ( Mục A Phụ lục I ) ( gồm 25 ngành, nghề )

1.2.1.1.1. Kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong lĩnh vực thương mại.

1.2.1.1.2. Hoạt động báo chí và hoạt động thu thập tin tức dưới mọi hình thức

1.2.1.1.3. Đánh bắt hoặc khai thác hải sản

1.2.1.1.4. Dịch vụ điều tra và an ninh

1.2.1.1.5. Các dịch vụ hành chính tư pháp

1.2.1.1.6. Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

1.2.1.1.7. Ngành, nghề khác ...

1.2.1.2. Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện ( Mục B Phụ lục I ) ( gồm 59 ngành, nghề )

1.2.1.2.1. Sản xuất và phân phối các sản phẩm văn hóa, bao gồm các bản ghi hình

1.2.1.2.2. Sản xuất, phân phối, chiếu các chương trình ti vi và các tác phẩm ca múa nhạc, sân khấu, điện ảnh

1.2.1.2.3. Cung cấp dịch vụ phát thanh và truyền hình.

1.2.1.2.4. Bảo hiểm; ngân hàng; kinh doanh chứng khoán và các dịch vụ khác liên quan đến bảo hiểm, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán

1.2.1.2.5. Dịch vụ bưu chính, viễn thông.

1.2.1.2.6. Dịch vụ quảng cáo.

1.2.1.2.7. Dịch vụ in, dịch vụ phát hành xuất bản phẩm.

1.2.1.2.8. Ngành, nghề khác...

1.3. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh tại Việt Nam có các điều kiện ( nếu có) ( Khoản 3 Điều 15 NĐ 31/2021/NĐ-CP )

1.3.1. Sử dụng đất đai, lao động; các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản

1.3.2. Sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ công hoặc hàng hóa, dịch vụ độc quyền Nhà nước

1.3.3. Sở hữu, kinh doanh nhà ở, bất động sản

1.3.4. Áp dụng các hình thức hỗ trợ, trợ cấp của Nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực hoặc phát triển vùng, địa bàn, lãnh thổ

1.3.5. Tham gia chương trình, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

1.3.6. Các điều kiện khác theo quy định của Luật

1.4. Điều kiện tiếp cận thị trường ( Khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tư 2020)

1.4.1. Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế

1.4.2. Hình thức đầu tư

1.4.3. Phạm vi hoạt động đâu tư

1.4.4. Năng lực của nhà đầu tư, đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư

1.4.5. Theo cam kết khác

1.5. Nguyên tắc áp dụng ( Điều 17 Nghị Định số 31/2021 NĐ - CP )

1.5.1. Trừ những ngành, nghề quy định tại Phụ lục I Nghị định này, thì nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước

1.5.2. Nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư trong các ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường theo quy định tại Mục A Phụ lục I Nghị định này

1.5.3. Đối với các ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà tư nước ngoài theo quy định tại Mục B Phụ lục I Nghị định này thì Nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường được đăng tải theo quy định tại Điều 18 Nghị định này

1.5.4. Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam đã có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam

1.5.5. Nhà đầu tư nước ngoài thuộc vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO, trừ trường hợp pháp luật và điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quy định khác

1.6. Áp dụng điều kiện và thủ tục đối với nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài ( Khoản 2 Điều 16 NĐ 31/2021/ NĐ-CP )

1.6.1. Nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được quyền lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư và thủ tục đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài

1.6.2. Trong trường hợp lựa chọn áp dụng điều kiện và thủ tục đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư không được thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài

1.7. Đăng tải, cập nhật điều kiện tiếp cận thị trường ( Điều 18 NĐ 31/2021)

1.7.1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ.....

1.7.2. Nội dung đăng tải

1.7.2.1. Ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường theo quy định tại Phụ lục I NĐ này

1.7.2.2. Căn cứ áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 31/2021

1.7.2.3. Điều kiện tiếp cận thị trường theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tư 2020

2. Ngành, nghề chưa cam kết tiếp cận thị trường( Điều 17 Nghị Định 31/2021/NĐ - CP )

2.1. Nguyên tắc áp dụng ( Khoản 1 Điều 17 NĐ 31/ 2021/NĐ- CP )

2.1.1. Trừ những ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với Nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Phụ lục I của Nghị định 31, Nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với Nhà đầu tư trong nước.

2.2. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề Việt Nam chưa cam kết về tiếp cận thị trường đối với Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng ( Khoản 4 Điều 17 NĐ 31/2021/NĐ-CP )

2.2.1. Trường hợp các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ không có quy định hạn chế tiếp cận thị trường đối với ngành, nghề đó thì Nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước

2.2.2. Trường hợp pháp luật Việt Nam đã có quy định về hạn chế tiếp cận thị trường của Nhà đầu tư nước ngoài đối với ngành, nghề đó thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam

2.2.3. Trường hợp các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ được ban hành (mới ban hành) có quy định về điều kiện tiếp cận thị trường của NĐTNN đối với các ngành, nghề Việt Nam chưa cam kết thì:

2.2.3.1. Nếu Nhà đầu tư nước ngoài đã áp dụng điều kiện trước khi có Văn bản pháp luật mới ban hành thì tiếp tục áp dụng điều kiện đó. Loại trừ trong các trường hợp sau thì áp dụng theo điều kiện của Văn bản pháp luật mới ban hành:

2.2.3.1.1. Thành lập tổ chức kinh tế mới

2.2.3.1.2. Thực hiện dự án đầu tư mới

2.2.3.1.3. Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư

2.2.3.1.4. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác

2.2.3.1.5. Đầu tư theo hình thức hợp đồng

2.2.3.1.6. Điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, ngành, nghề

2.2.3.2. Trong trường hợp này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không xem xét lại điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề mà nhà đầu tư đã được chấp thuận trước đó.

2.2.3.3. Nếu Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư sau thời điểm Văn bản pháp luật mới được ban hành có hiệu lực thì phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với Nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Văn bản pháp luật mới đó.

3. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh( Điều 6 Luật Đầu tư 2020 và Điều 10 Nghị Định số 31/2021 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư )

3.1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây

3.1.1. Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này

3.1.2. Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này

3.1.3. Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này

3.1.4. Kinh doanh mại dâm

3.1.5. Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người

3.1.6. Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người

3.1.7. Kinh doanh pháo nổ

3.1.8. Kinh doanh dịch vụ đòi nợ

3.2. Lưu ý: Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm các chất ma túy, hóa chất, khoáng vật, các loại thực vật, động vật hoang dã nguy cấp trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3.2.1. Các chất ma túy được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sản xuất, sử dụng theo quy định của Chính phủ về danh mục chất ma túy, tiền chất và Công ước thống nhất về chống ma túy năm 1961, Công ước Liên hợp quốc năm 1988 về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần;

3.2.2. Mẫu các loài thực vật, động vật hoang dã bị cấm theo quy định của Luật Đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép khai thác theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp (CITES).

4. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ( Điều 7 Luật Đầu tư 2020 và Điều 11 Nghị Định số 31/2021/NĐ - CP)

4.1. Khái niệm ( Khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020)

4.1.1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng

4.2. Điều kiện đầu tư kinh doanh: Là điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng theo quy định của Luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong các ngành, nghề quy định tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư ( Khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư 2020)

4.3. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ( Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 )

4.3.1. Sản xuất con dấu

4.3.2. Kinh doanh công cụ hỗ trợ ( bao gồm cả sửa chữa )

4.3.3. Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo nổ

4.3.4. Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị

4.3.5. Kinh doanh súng bắn sơn

4.3.6. Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, hang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng

4.3.7. Kinh doanh dịch vụ cầm đồ

4.3.8. Kinh doanh dịch vụ xoa bóp

4.4. Điều kiện đầu tư kinh doanh ( Khoản 4 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 và Điều 11 NĐ 31/2021/NĐ - CP )

4.4.1. Nhà đầu tư được quyền kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư kể từ khi đáp ứng đủ điều kiện và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh

4.4.2. Nhà đầu tư đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh có quyền được cấp các văn bản theo các hình thức quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 6 Điều 7 của Luật Đầu tư (sau đây gọi chung là giấy phép) hoặc được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh khi đáp ứng điều kiện quy định tại điểm đ khoản 6 Điều 7 của Luật Đầu tư. Trong trường hợp từ chối cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do từ chối

4.4.3. Công bố điều kiện: Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp và trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài

4.4.4. Được Chính phủ rà soát, sửa đổi, bổ sung, ngành, nghề và điều kiện đầu tư kinh doanh

4.4.5. Được quy định phù hợp, bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của các nhà đầu tư

4.5. Điều kiện đầu tư kinh doanh áp dụng theo một hoặc một số hình thức

4.5.1. Giấy phép

4.5.2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện

4.5.3. Chứng chỉ hành nghề

4.5.4. Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

4.5.5. Văn bản xác nhận

4.5.6. Các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật

4.5.7. Các điều kiện mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản quy định tại các khoản trên

4.6. Ban hành điều kiện đầu tư kinh doanh

4.6.1. Nội dung ( Khoản 5 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 )

4.6.1.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

4.6.1.2. Hình thức áp dụng

4.6.1.3. Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh

4.6.1.4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính ( nếu có)

4.6.1.5. Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh

4.6.1.6. Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác ( nếu có)

4.6.2. Áp dụng các hình thức ( Khoản 6 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 )

4.6.2.1. Giấy phép

4.6.2.2. Giấy chứng nhận

4.6.2.3. Chứng chỉ

4.6.2.4. Văn bản xác nhận, chấp thuận

4.6.2.5. Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền

5. Các loại hóa chất, khoáng vật bị cấm theo quy định của Luật Đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sản xuất, sử dụng theo quy định của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và các văn bản hướng dẫn Công ước Rotterdam về thủ tục thỏa thuận có thông báo trước đối với một số hóa chất nguy hại và thuốc bảo vệ thực vật trong buôn bán quốc tế;