Nhóm 7 (Chương 6) Thủ tục đầu tư theo Luật Đầu tư

Lancez-Vous. C'est gratuit
ou s'inscrire avec votre adresse e-mail
Nhóm 7 (Chương 6) Thủ tục đầu tư theo Luật Đầu tư par Mind Map: Nhóm 7 (Chương 6) Thủ  tục đầu tư theo Luật Đầu tư

1. PHẦN 2: CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ

1.1. Chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư

1.1.1. Khái niệm (K1, Điều 3 Luật Đầu tư 2020)

1.1.1.1. Chấp thuận chủ trường đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.

1.1.2. 2. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (Điều 29 Luật Đầu tư 2020, hướng dẫn Điều 29 NĐ31/2021/NĐ-CP), có 3 hình thức lựa chọn nhà đầu tư

1.1.2.1. Nhà đầu tư có thể thực hiện hoạt động đầu tư của mình thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất

1.1.2.1.1. Phải có chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

1.1.2.1.2. Thực hiện lựa chọn nhà đầu tư thông qua một trong hai phương thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án đầu tư

1.1.2.2. Nhà đầu tư có thể thực hiện hoạt động đầu tư thông qua việc tham gia đấu thầu

1.1.2.2.1. Các nhà đầu tư, các tổ chức kinh tế có thể nắm được trình tự thực hiện việc chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư giống với hình thức đấu giá quyền sử dụng đất

1.1.2.3. Thông qua chấp thuận nhà đầu tư thì chủ thể này có thể trở thành nhà đầu tư thực hiện các dự án. Tuy nhiên, việc chấp thuận nhà đầu tư chỉ được thực hiện theo quy định tại Khoản 3,4 của Điều 29 Luật Đầu tư năm 2020.

1.1.2.3.1. Thực hiện việc chấp thuận nhà đầu tư sau khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất mà chỉ có một người đăng ký tham gia hoặc đấu giá không thành theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc trường hợp tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mà chỉ có một nhà đầu tư đăng ký theo quy định của pháp luật về đấu thầu

1.1.2.3.2. Đối với các trường hợp được liệt kê tại Khoản 4 Điều 29, thực hiện việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với việc chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án đầu tư

1.2. Các loại dự án và thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư

1.2.1. 1. Dự án thuộc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội (Điều 30 Luật Đầu tư 2020)

1.2.1.1. Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường

1.2.1.2. Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500ha trở lên

1.2.1.3. Dự án có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác

1.2.1.4. Dư án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định

1.2.2. 2. Dự án thuộc chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính Phủ ((Điều 31 Luật Đầu tư 2020)

1.2.2.1. Dự án không phân biệt nguồn vốn ( quy định tại điều 31 Luật Đầu tư 2020

1.2.2.2. Các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí

1.2.2.3. Đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 UBND cấp tỉnh trở lên

1.2.2.4. Các dự án đầu tư khác thuộc thẩm quyền chấp thận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật. (Khoản 1 Điều 32 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

1.2.3. 3. Dự án thuộc chấp thuận chủ trương đầu tư của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (Điều 32 Luật Đầu tư 2020 và Khoản 1, 2,3 Điều 33 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

1.2.3.1. Có đề nghị Nhà nước giao đất , cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh theo pháp luật về đất đai

1.2.3.2. Xây dựng nhà để ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua),khu đô thị

1.2.3.3. Xây dựng và kinh doanh sân golf

1.2.3.4. nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh

1.2.3.5. Các dự án tại điểm a,b,d Khoản 1 Điều 32 Luật đàu tư này thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Ban quản lý các khu này chấp thuận chủ trương đầu tư.(có thủ tục quy định tại Khoản 7 Điều 33 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

1.3. Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư

1.3.1. Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư (Điều 33 Luật Đầu tư 2020 được hướng dẫn lại Điều 31 NĐ 31/2021 NĐ-CP)

1.3.1.1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất

1.3.1.2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập

1.3.1.3. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư

1.3.1.4. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư

1.3.2. Trình tự, thủ tục chấp nhận chủ trương đầu tư của Quốc hội. (Điều 34 Luật Đầu tư 2020) và Mục 3 Chương IV Nghị định 29/2021/NĐ-CP

1.3.2.1. Hồ sơ nộp theo quy định tại Khoản 1,2 Điều 33 Luật Đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

1.3.2.2. Trong 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chuyển hồ sơ về Bộ Kế hoạch và đầu tư để báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng Thẩm định nhà nước theo quy định của Điều 4 Nghị định 29/2021/NĐ-CP

1.3.2.3. Trong thời han 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định có nội dung như quy định tại Khoản 3,4 Điều 33 Luật đầu tư và trình lên Chính phủ. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn thẩm tra

1.3.2.4. Chậm nhất 60 ngày trước khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội

1.3.3. Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ (Điều 35 Luật Đầu tư 2020 và Điều 32 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

1.3.3.1. Hồ sơ nộp theo quy định tại Khoản 1,2 Điều 33 Luật Đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

1.3.3.2. Trong 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chuyển hồ sơ về Bộ Kế hoạch và đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước ( các bộ, cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thực hiện dự án về nội dung dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó) có liên quan đến nội dung thẩm định quy định tại Khoản 3,4 Điều 33 Luật đầu tư 2020

1.3.3.3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ nhận nhận hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến gửi ý kiến thẩm định thuộc phạm vi của mình gửi lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1.3.3.4. Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định, trình lên Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư

1.3.4. Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh (Điều 36 Luật Đầu tư 2020 và Điều 33 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

1.3.4.1. Hồ sơ nộp theo quy định tại Khoản 1,2 Điều 33 Luật Đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư.

1.3.4.2. Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư

1.3.4.3. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan ( các sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự kiến thực hiện dự án và các cơ quan có liên quan)

1.3.4.4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến gửi ý kiến thẩm định thuộc phạm vi của mình gửi lên cơ quan đăng ký đầu tư

1.3.4.5. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định và trình lên UBND cấp tỉnh.

1.4. Thủ tục chấp thuận đầu tư đầu tư ra nước ngoài

1.4.1. 1. Thẩm quyền chấp thuận đầu tư ra nước ngoài ( Căn cứ Điều 56 Luật Đầu tư 2020)

1.4.1.1. Quốc hội có thẩm quyền chấp nhận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án sau

1.4.1.1.1. Có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên

1.4.1.1.2. Có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định

1.4.1.2. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền chấp thuận trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án trừ các dự án của Quốc hội và cụ thể là

1.4.1.2.1. Thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên

1.4.1.2.2. Không thuộc các lĩnh vực trên nhưng có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.

1.4.2. 2. Hồ sơ Chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài (Quy định tại Điều 38 và Khoản 1 Điều 57 Luật Đầu tư 2020)

1.4.2.1. Trình tự, thủ tục của chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài tương tự như ở chấp thuận chủ trương đầu tư trong nước, không thay đổi hay bỏ qua bất kì một bước nào chỉ thay đổi về các thời gian hoàn thành của các bước

1.4.2.2. Tuy nhiên, đối với các dự án đầu tư của Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều 38 Luật Đầu tư 2020 và được cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

1.4.3. 3. Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội (Căn cứ Điều 57 Luật Đầu tư 2020)

1.4.3.1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1.4.3.2. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư trình lên Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.

1.4.3.3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, HĐTĐ nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Chính phủ.

1.4.3.4. Chậm nhất 60 ngày trước khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.

1.4.4. 4. Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ (Căn cứ Điều 58 Luật Đầu tư 2020)

1.4.4.1. Nộp hồ sơ dự án cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ KH-ĐT gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước liên quan.

1.4.4.2. Thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định bằng văn bản về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý

1.4.4.3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ,Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định, trình lên Thủ tướng Chính phủ

2. PHẦN 1: THỦ TỤC ĐĂNH KÝ ĐẦU TƯ

2.1. Giai đoạn chuẩn bị

2.1.1. Đánh giá cơ hội đầu tư và môi trường đầu tư

2.1.1.1. Nghiên cứu các chính sách về chính trị, kinh tế, pháp luật.

2.1.1.2. Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên

2.1.1.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

2.1.1.4. Chính sách tài chính: Chính sách thuế; chính sách tiền tệ và tín dụng

2.1.2. Lựa chọn hình thức đầu tư và địa bàn đầu tư

2.1.2.1. Lựa chọn hình thức đầu tư (Đ21 LDT)

2.1.2.1.1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

2.1.2.1.2. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.

2.1.2.1.3. Đầu tư theo hợp đồng hợp tác công tư (PPP).

2.1.2.1.4. Đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC).

2.1.2.2. Lựa chọn địa bàn đầu tư

2.1.2.2.1. Chính sách pháp luật đang quy định ưu đãi đầu tư vào vùng, miền, địa điểm nào.

2.1.2.2.2. Địa điểm được chọn nên ưu tiên nơi đã có cơ sở hạ tầng thuận lợi;

2.1.2.2.3. Nguồn nguyên vật liệu.

2.1.2.2.4. Nguồn nhân lực.

2.1.3. Nhận diện quy chế pháp lý của dự án đầu tư (xác định dự án phải thực hiện thủ tục nào)

2.1.3.1. Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.

2.1.3.2. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

2.1.3.3. Dự án đầu tư không phải thực hiện thủ tục trên.

2.1.4. Lập hồ sơ dự án đầu tư (những văn kiện cơ bản)

2.1.4.1. Các giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý.

2.1.4.2. Đề xuất dự án đầu tư, báo cáo tài chính của nhà đầu tư.

2.1.4.3. Đề xuất nhu cầu sử dụng đất.

2.1.5. Thủ tục đầu tư

2.1.5.1. Mục đích thực hiện thủ tục đầu tư:

2.1.5.1.1. - Quản lý nhà nước về đầu tư.

2.1.5.1.2. - Xác lập tư cách pháp lý của NĐT đối với DAĐT.

2.1.5.1.3. - Có cơ sở để NĐT xác lập quyền và thực hiện nghĩa vụ liên quan đến DAĐT.

2.1.5.2. Thủ tục đầu tư là trình tự các thủ tục hành chính - pháp lý mà NĐT phải thực hiện để triển khai hoạt động đầu tư. Là hàng loạt thủ tục pháp lý liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp, đầu tư, thương mại, đất đai, xây dựng, sở hữu trí tuệ thuế…. mà NĐT phải thực hiện để triển khai hoạt động đầu tư.

2.1.5.2.1. Thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

2.1.5.2.2. Thủ tục đầu tư hình thức góp vốn, mua CP, phần vốn góp.

2.1.5.2.3. Thủ tục đầu tư theo hợp đồng (PPP, BCC).

2.1.5.2.4. Thủ tục quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.

2.1.5.2.5. Thủ tục cấp GCNĐKĐT.

2.1.5.2.6. Thủ tục trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu

2.2. Một số thủ tục đăng kí đầu tư

2.2.1. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư (Điều 38 LDT)

2.2.1.1. Cơ quan đăng kí đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại Đ 30,31,32

2.2.1.2. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư tại các điều khoản trên nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

2.2.1.2.1. Không thuộc ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh

2.2.1.2.2. có địa điểm thực hiện dự án đầu tư

2.2.1.2.3. Phù hợp với quy hoạch (điểm a khoản 3 điều 33)

2.2.1.2.4. Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

2.2.1.2.5. Đáp ứng về suất đầu tư trên 1 diện tích đất, số lượng lao động (nếu có)

2.2.1.3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục.

2.2.1.4. Thẩm quyền

2.2.1.4.1. Ban quản lí khu công nghiệp, khu chế xuất,....

2.2.1.4.2. Sở kế hoạch và đầu tư

2.2.1.4.3. Cơ quan đăng kí đầu tư

2.2.1.4.4. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án

2.2.2. Thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

2.2.2.1. Hồ sơ theo Luật liên quan

2.2.2.2. Trình tự

2.2.2.2.1. Nộp tại Bộ phận giao dịch, Phòng đăng kí kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

2.2.2.2.2. Thời gian giải quyết: 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

2.2.3. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

2.2.3.1. Điều 26 LDT

2.2.3.1.1. Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

2.2.3.1.2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp tại khoản 2 ĐIều này

2.2.3.1.3. Nhà đầu tư không thuộc khoản 2

2.2.3.1.4. chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế quy định tại Điều này.

2.2.3.2. thành phần hồ sơ

2.2.3.2.1. văn bản đăng kí góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

2.2.3.2.2. Giấy tờ pháp lí của cá nhân, tổ chức có nhà đầu tư nước ngoài

2.2.3.2.3. văn bản thỏa thuận nguyên tắc giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài với cổ đông hoặc thành viên của tổ chức kinh tế đó

2.2.3.2.4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài. (điểm b khoản 4 điều 65 ND 31/2021/ND-CP)

2.2.3.3. trình tự

2.2.3.3.1. nhà đầu tư chuẩn bị và nộp tại bộ phận giao dịch, Phòng đăng kí kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư

2.2.3.3.2. Thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ (11 ngày làm việc)

2.2.3.3.3. Lệ phí: không

2.2.4. Cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư

2.2.4.1. Thành phần hồ sơ

2.2.4.1.1. Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận

2.2.4.1.2. Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư

2.2.4.1.3. Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư

2.2.4.1.4. Đề xuất dự án đầu tư

2.2.4.1.5. Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư

2.2.4.1.6. Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ

2.2.4.1.7. Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

2.2.4.1.8. Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư

2.2.4.1.9. Đối với dự án đầu tư đã triển khai hoạt động, nhà đầu tư nộp hồ sơ theo theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP

2.2.4.2. Trình tự

2.2.4.2.1. chuẩn bị và nộp hồ sơ tại Bộ phận giao dịch, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư

2.2.4.2.2. Trong thời hạn 15 ngày (11 ngày làm việc) kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

2.2.4.2.3. Lệ phí: không

3. PHẦN 3: TRIỂN KHAI DỰ ÁN ĐẦU TƯ

3.1. I. Quy định chung về thực hiện dự án đầu tư:

3.1.1. 1. Công bố và cung cấp thông tin về dự án đầu tư (Điều 8 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

3.1.1.1. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm công bố đầy đủ, công khai quy hoạch, danh mục dự án đầu tư.

3.1.1.2. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp thông tin theo thẩm quyền cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của nhà đầu tư.

3.1.1.3. Nhà đầu tư có quyền sử dụng thông tin theo quy định pháp luật để lập hồ sơ và thực hiện dự án đầu tư.

3.1.2. 2. Trình tự thực hiện dự án đầu tư (Điều 21, 22, 26 Luật Đầu tư 2020)

3.1.2.1. Bước 1: Quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

3.1.2.2. Bước 2: Thành lập tổ chức kinh tế đối với nhà đầu tư nước ngoài theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế.

3.1.2.2.1. Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này

3.1.2.2.2. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (có trường hợp ngoại lệ)

3.1.2.3. Bước 3:Thực hiện thủ tục giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho thuê lại đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai(nếu có). (khoản 3 Điều 42 Luật Đầu tư 2020

3.1.2.4. Bước 4: Thực hiện thủ tục về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (nếu có) (khoản 3 Điều 42 Luật Đầu tư 2020)

3.1.3. 3.Trách nhiệm thực hiện dự án đầu tư/nguyên tắc thực hiện dự án đầu tư (Điều 42 Luật Đầu tư 2020)

3.1.3.1. Có 3 nguyên tắc

3.1.3.1.1. Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, việc chấp thuận chủ trương đầu tư phải được thực hiện trước khi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư.

3.1.3.1.2. Đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư.

3.1.3.1.3. Nhà đầu tư có trách nhiệm tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về quy hoạch, đất đai, môi trường, xây dựng, lao động, phòng cháy và chữa cháy, quy định khác của pháp luật có liên quan, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có) và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư.

3.1.4. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư (Điều 44 Luật Đầu tư 2020

3.1.4.1. Trong khu kinh tế: Không quá 70 năm

3.1.4.2. Ngoài khu kinh tế: Không quá 50 năm (có ngoại lệ)

3.1.4.3. Lưu ý về thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất thì không tính vào thời gian hoạt động và tiến độ thực hiện

3.1.4.4. Khi hết thời gian hoạt động thì NĐT được gia hạn nhưng không quá thời gian tại K1, 2. Trừ một sô trường hợp không được gia hạn

3.2. II. Bảo đảm thực hiện dự án đầu tư và chuyển nhượng dự án:

3.2.1. 1. Bảo đảm thực hiện dự án đầu tư (Điều 43 Luật Đầu tư 2020 và Điều 25,26 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

3.2.1.1. Các trường hợp không phải ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh (Điều 43 Luật Đầu tư 2020

3.2.1.1.1. Nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê

3.2.1.1.2. Nhà đầu tư trúng đấu thầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất

3.2.1.1.3. Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên cơ sở nhận chuyển nhượng dự án đầu tư đã thực hiện ký quỹ hoặc đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn theo tiến độ quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

3.2.1.1.4. Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất khác.

3.2.1.2. Thủ tục đảm bảo thực hiện dự án của nh đầu tư Điều 26 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

3.2.1.2.1. Thỏa thuận bảo đảm thực hiện dự án đầu tư (Khoản 1 Điều 26 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

3.2.1.2.2. Mức bảo đảm thực hiện dự án đầu tư (Khoản 2 Điều 26 Nghị định 31/2021/NĐ-CP

3.2.1.2.3. Các trường hợp nhà đầu tư được giảm tiền bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (Khoản 4 Điều 26 Nghị định 31/2021/NĐ-CP

3.2.1.3. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật. (K1 Điều 45 Luật Đầu tư 2020)

3.2.2. 2. Chuyển nhượng dự án đầu tư (Điều 46 Luật Đầu tư 2020)

3.2.2.1. Điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư

3.2.2.1.1. Dự án đầu tư hoặc phần dự án đầu tư chuyển nhượng không bị chấm dứt hoạt động

3.2.2.1.2. Nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, một phần dự án đầu tư phải đáp ứng điều kiện

3.2.2.1.3. Điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai

3.2.2.1.4. Điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản

3.2.2.1.5. Điều kiện quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan

3.2.2.1.6. Doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư

3.2.2.2. Thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư

3.2.2.2.1. Đối với dự án đầu tư mà nhà đầu tư được chấp thuận theo quy định tại Điều 29 của Luật này (TH lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư) và dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tại Điều 41 của Luật này

3.2.2.2.2. Không thuộc TH trên thì việc chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản cho nhà đầu tư tiếp nhận dự án đầu tư sau khi chuyển nhượng thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, doanh nghiệp, kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan

3.3. III. Tạm ngừng, ngừng và chấm dứt hoạt động dự án đầu tư

3.3.1. 1. Tạm ngừng, ngừng hoạt động của dự án đầu tư (Điều 47 Luật Đầu tư 2020, Điều 56 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

3.3.1.1. - Có 3 trường hợp ngừng hoạt động dự án đầu tư

3.3.1.1.1. Nhà đầu tư tự quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày quyết định

3.3.1.1.2. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư ra quyết định ngừng toàn bộ hoặc một phần theo các trường hợp sau

3.3.1.1.3. Thủ tướng CP quyết định ngừng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư khi việc thực hiện dự án đầu tư gây phương hại hoặc nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì UBND cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để trình Thủ tướng Chính Phủ quyết định

3.3.1.2. - Tổng thời gian ngừng hoạt động của dự án ( khoản 2 Điều 56 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP)

3.3.1.2.1. Không quá 12 tháng

3.3.1.2.2. Trường hợp ngừng theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết có hiệu lực của trọng tài hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư thì thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư được xác định theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết trọng tài hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư. Trường hợp các văn bản này không xác định thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì tổng thời gian ngừng không quá 12 tháng

3.3.2. 2. Chấm dứt hoạt động dự án đầu tư (Điều 48 Luật Đầu tư 2020, Điều 57 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

3.3.2.1. Có 2 trường hợp chấm dứt dự án đầu tư

3.3.2.1.1. Nhà đầu tư tự quyết định chấm dứt trong các trường hợp sau đây thì phải gởi quyết định chấm dứt cho Cơ quan đăng kí đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định

3.3.2.1.2. Cơ quan đăng kí đầu tư chấm dứt toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau thì Cơ quan đăng kí đầu tư phải đồng thời thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nếu Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư thì Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư mà không thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư đối với CHẤM DỨT TOÀN B

3.3.2.2. Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 30, 31, 32 Luật Đầu tư 2020 thì cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư sau khi có ý kiến của cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư.

3.3.2.3. Việc thanh lý dự án đầu tư sau khi chấm dứt được thực hiện như sau:

3.3.2.3.1. Nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản

3.3.2.3.2. Trong quá trình thanh lý dự án đầu tư, nếu nhà đầu tư là tổ chức kinh tế bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản thì việc thanh lý dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản tổ chức kinh tế.

3.3.2.3.3. Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì việc xử lý quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan

3.4. IV. Thành lập và chấm dứt văn phòng điều hành đối với nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC

3.4.1. 1. Thành lập văn phòng điều hành đối với nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC (Điều 49 Luật Đầu tư 2020)

3.4.1.1. Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng. Khi thực hiện dự án đầu tư theo hợp đồng BCC, do không thành lập tổ chức kinh tế nên nhà đầu tư nước ngoài muốn điều hành trực tiếp dự án thì được phép thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam.

3.4.1.2. Địa điểm văn phòng điều hành do nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC quyết định theo yêu cầu thực hiện hợp đồng

3.4.1.3. Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi quyền và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng BCC và Giấy chứng nhận đăng ký thành lập văn phòng điều hành.

3.4.1.4. Trình tự thủ tục thực hiện việc thành lập văn phòng điều hành đối với nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC

3.4.1.4.1. Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ

3.4.1.4.2. Bước 2: Giải quyết hồ sơ

3.4.1.4.3. Bước 3: Trả kết quả

3.4.2. 2. Chấm dứt văn phòng điều hành đối với nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC (Điều 50 Luật Đầu tư 2020)

3.4.2.1. Mục đích thành lập của văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC là để nhà đầu tư nước ngoài có địa điểm để trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của dự án đầu tư trong hợp đồng BCC đã ký kết. Khi dự án đầu tư theo hợp đồng BCC đã thực hiện xong thì văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC đó cũng không còn tác dụng nữa. Do đó, Văn phòng điều hành phải chấm dứt hoạt động.

3.4.2.2. Khi chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo hợp đồng BCC phải thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt văn phòng điều hành trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chấm dứt

3.4.2.3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành.