1. Giáo dục và tự giáo dục
1.1. Khái niệm
1.1.1. Nghĩa rộng: là toàn bộ tác động của gia đình, nhà trường, xã hội
1.1.2. Nghĩa hẹp: Là quá trình tác động đến thế hệ trẻ về mặt tư tưởng, đạo đức, hành vi nhằm hình thành thái độ, niềm tin, thói quen cư xử đúng đắn trong gia đình, nhà trường và xã hội
1.2. Vai trò: Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách
1.2.1. GD có thể đem lại cho con người những cái mà yếu tố bẩm sinh – di truyền hay môi trường tự nhiên không thể đem lại được
1.2.2. GD vạch phương hưíng cho sự hình thành và phát triển nhân cách.Qua GD, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm xã hội – lịch sử đó được kết tinh trong các sản phẩm văn hoá vật chất và tinh thần của nhân loại. Thế hệ trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm đó để biến chúng thành kinh nghiệm của bản thân, tạo nên nhân cách của mình.
1.2.3. GD có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối sự hình thành nhân cách
1.2.4. GD có thể bù đắp những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố bẩm sinh – di truyền không bình thường, hoàn cảnh bị tai nạn hay chiến tranh gây nên.
1.2.5. GD có thể đón trước sự phát triển, “hoạch định nhân cách tương lai” để tác động hình thành và phát triển phự hợp với sự phát triển của xã hội
2. Giao tiếp và sự hình thành, phát triển nhân cách
2.1. Vai trò cá nhân
2.1.1. GT là điều kiện tồn tại của xã hội loài người còng như của mỗi cá nhân
2.1.2. Qua GT, con người gia nhập vào các mối QHXH, lĩnh hội nền văn hoá xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực xã hội và “tổng hoà các QHXH” thành bản chất con người.
2.1.3. Qua GT, con người đóng góp tài lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại, của xã hội
2.1.4. Qua GT, con người không chỉ nhận thức được người khác mà còn nhận thức được chính mình
2.2. Vai trò nhóm và tập thể
2.2.1. Nhóm: là một tập hợp người được thống nhất lại theo những mục đích chung
2.2.2. Tập thể: là một nhóm người, một bộ phận của xã hội được thống nhất theo những mục đích chung, phục tùng các mục đích của xã hội
3. Yếu tố sinh thể
3.1. Phân loại
3.1.1. Các yếu tố bẩm sinh: những thuộc tính sinh học ngay từ lúc đứa trẻ míi sinh ra đó có.
3.1.2. Các yếu tố di truyền: những thuộc tính sinh học của cha, mẹ được ghi lại trong hệ thống gen, truyền lại cho con cái.
3.2. Vai trò
3.2.1. Không quy định chiều hướng cũng như giới hạn phát triển của nhân cách con người
3.2.2. Chỉ đóng vai trò là tiền đề cho sự phát triển của nhân cách
4. Yếu tố môi trường
4.1. Phân loại
4.1.1. MT tự nhiên: bao gồm các điều kiện tự nhiên phục vụ cho các HĐ sinh sống của con người.
4.1.2. MT xã hội: bao gồm hệ thống quan hệ chính trị, xã hội – lịch sử, văn hoá – giáo dục
4.2. Vai trò
4.2.1. Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho các nhân tiến hành các HĐ và giao lưu, qua đó, cá nhân chiếm lĩnh được các kinh nghiệm xã hội của loài người, làm phát triển tâm lý, nhân cách của mình
4.2.2. Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể thực hiện được trong một môi trường nhất định
4.2.3. con người không thụ động trước tác động của môi trường mà còn tác động trở lại môi trường để cải tạo môi trường. Môi trường được xem là yếu tố quyết định gián tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách.