CHƯƠNG 11: ĐO LƯỜNG CHI PHÍ SINH HOẠT

Começar. É Gratuito
ou inscrever-se com seu endereço de e-mail
CHƯƠNG 11: ĐO LƯỜNG CHI PHÍ SINH HOẠT por Mind Map: CHƯƠNG 11: ĐO LƯỜNG CHI PHÍ SINH HOẠT

1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

1.1. Là thước đo chi phí tổng quát của các hàng hoá và dịch vụ được mua bởi một người tiêu dùng điển hình

1.2. Cách tính toán chỉ số giá tiêu dùng

1.2.1. CPI = (Giá của giỏ hàng hoá và dịch vụ trong năm hiện tại / Giá của giỏ hàng hoá và dịch vụ tại năm gốc) x 100

1.2.2. Tỷ lệ lạm phát trong năm 2 = ((CPI của năm 2 - CPI của năm 1) / CPI của năm 1) x 100

1.2.3. Chỉ số giá sản xuất (PPI)

1.2.3.1. Dùng để đo lường chi phí của một giỏ hàng hoá và dịch vụ được mua bởi các doanh nghiệp chứ không phải người tiêu dùng

1.2.3.2. Hữu ích trong việc dự đoán sự thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng

1.3. Chỉ số giá giảm phát GDP so với chỉ số giá tiêu dùng CPI

1.3.1. + Chỉ số giá giảm phát GDP phản ánh giá của tất cả các hàng hoá và dịch vụ được sản xuất trong nước + Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh giá của tất cả các hàng hoá và dịch vụ được người tiêu dùng mua

1.3.1.1. Đặc biệt quan trọng khi giá dầu thay đổi

1.3.2. + Chỉ số giá tiêu dùng so sánh giá của một giỏ hàng hoá và dịch vụ cố định với giá của giỏ hàng đó trong năm gốc + Chỉ số giảm phát GDP so sánh giá của các hàng hoá và dịch vụ hiện đang được sản xuất với giá của cùng các hàng hoá và dịch vụ trong năm gốc

1.4. Các vấn đề trong đo lường chi phí sinh hoạt

1.4.1. Thiên vị thay thế

1.4.1.1. Người tiêu dùng thay thế bằng các loại hàng hoá đã trở nên tương đối ít tốn kém hơn

1.4.1.2. Đo lường sự gia tăng lớn hơn nhiều trong chi phí sinh hoạt so với sự gia tăng mà người tiêu dùng thực tế trải qua

1.4.2. Sự giới thiệu hàng hoá mới

1.4.2.1. Về bản chất, sự gia tăng trong tập hợp các lựa chọn làm cho mỗi đô la có giá trị hơn

1.4.3. Sự thay đổi về mặt chất lượng mà không đo lường được

1.5. Điều chỉnh các biến số kinh té do ảnh hưởng của lạm phát

1.5.1. Chuyển đổi số đo-la từ những thời điểm khác nhau

1.5.1.1. Số đô-la trong ngày hôm nay = Số đô-la trong năm T x (Mức giá trong năm nay/ Mức giá trong năm T)

1.5.2. Chỉ số hoá

1.5.2.1. Sự điều chỉnh tự động theo pháp luật pháp hay hợp đồng cho một số tiền trước tác động của lạm phát

1.5.3. Lãi suất danh nghĩa và Lãi suất thực

1.5.3.1. Lãi suất thực

1.5.3.1.1. Được điều chỉnh theo lạm phát

1.5.3.1.2. Sự chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát

1.5.3.1.3. Cho biết sức mua từ tài khoản ngân hàng của bạn tăng nhanh như thế nào qua thời gian

1.5.3.2. Lãi suất danh nghĩa

1.5.3.2.1. Đo lường sự thay đổi số lượng tiền

1.5.3.2.2. Cho biết số tiền bạn đã tăng nahnh như thế nào qua thời gian

1.5.3.3. Công thức Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Lạm phát

2. Tỷ lệ lạm phát càng cao thì sức mua của người tiêu dùng tăng càng ít. Nếu tỷ lệ lạm phát cao hơn lãi suất, thì sức mua của người tiêu dùng thực tế đã giảm xuống. Và nếu giảm phát xảy ra (tức tỷ lệ lạm phát âm), thì sức mua của người tiêu dùng sẽ tăng nhiều hơn lãi suất