Định nghĩa vật chất

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Định nghĩa vật chất by Mind Map: Định nghĩa vật chất

1. Hoàn cảnh ra đời

1.1. Cổ đại

1.1.1. hơn 2500 năm, mâu thuẫn giữa CNDV và CNDT

1.1.1.1. CNDT quan niệm v/c là sản phẩm của "Bản nguyên tinh thần" đây là cơ sở đầu tiên của mọi tồn tại

1.1.1.2. CNDV quan niệm bản chất của thế giới là vật chất - cái tồn tại vĩnh viễn tạo nên mọi sự vật hiện tượng cùng với những thuộc tính của nó

1.1.1.2.1. Trước CNDV biện chứng ra đời các nhà triết học duy vật quan niệm v/c là một hay một số chất đầu tiên, tự có được coi là những chất "giới hạn tột cùng" đóng vai trò cơ sở sản sinh ra toàn bộ thế giới

1.2. Đến thời cận đại, các nhà triết gia duy vật vẫn có khuynh hướng hiểu về vật chất nhưu các triết gia duy vật cổ đại và tìm hiểu cấu trúc vật chất của giới tự nhiên trong những biểu hiện cảm tính, cụ thể của nó

1.3. Quan niệm của các nhà triết học duy vật trước Mác đặt nền móng cho khuynh hướng lấy giiới tự nhiên để giải thích về giới tự nhiên. Nhưng nó cũng bộc lộ nhiều hạn chế

1.3.1. Đồng nhất vật chất và vật thể

1.3.2. Không hiểu bản chất của ý thức và mối quan hệ ý thức với vật chất => không tìm được biểu hiện của vật chất trong đời sống xã hội => không có cơ sở đứng trên quan điểm duy vật để giải quyết vấn đề xã hội.

1.3.3. => Quan điểm duy vật không triệt để, giải quyết các vấn đề của giới tự nhiên bằng quan điểm duy vật nhưng khi giải quyết các vấn đề xã hội thì "trượt" dần sang duy tâm.

1.4. Cuối thế kỷ XX, sự phát triển mạnh mẽ với hàng loạt các phát minh ra đời như

1.4.1. 1896 Beccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ chứng tỏ nguyên tử cũng tiêu tan

1.4.2. 1895 Rơnghen phát hiện ra tia X chứng tỏ trong tự nhiên vật chất không chỉ ở dạng chất, mà còn ở dạng trường

1.4.3. 1897 Thomson phát hiện ra điện tử thành phần cấu tạo nên nguyên tử chứng mình rắng nguyên tử không phải là kết chất vật chất cuối cùng....

1.4.4. Cùng với nhiều các phát minh khác đã xóa bỏ quan niệm "giới hạn tột cùng" dẫn đến khủng hoảng thế giới quan của các nhà vật lý học.

1.4.5. Lợi dụng thời cơ này các nhà THDT đã khẳng định tính "phi vật chất" của thế giới củng cố quan điểm thế giới được tạo thành bởi những lực lượng siêu nhiên.

1.5. Nhằm chống lại các luận điệu xuyên tạc, để bảo vệ và phát triển triết học duy vật. Lenin đã đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chật. " Vật chất là một phàm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm đước, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác".

2. Nội dung định nghĩa vật chất của Lenin

2.1. Thứ nhất, cần phân biệt khái niệm "vật chất" với vai trò phạm trù triết học ( khái quát những thuộc tính chung nhất, phổ biến nhấ, được xác định từ góc độ cơ bản của triết học) với khái niệm "vật chất" được sử dụng trong chuyên môn khoa học (những đặc tính cụ thể, cảm tính)

2.2. Thứ hai, thuộc tính cơ bản, phổ biến nhất của vật chất là tồn tại khách quan, tức tồn tại không lệ thuộc vào ý thức.

2.3. Vật chất dưới dạng cụ thể là cái có thế gây nên cảm giác ở con người khi nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên ý thức. Ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất.

3. Ý nghĩa

3.1. có ý nghĩa quan trọng đôi với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật - Tìm ra được thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của vật chất là tồn tại khách quan. Phân biệt khái niệm vất chất với tư cách phạm trù triết học với khái niệm vật chất trong lĩnh vực khoa học chuyên môn. Cung cấp căn cứ khoa học để xác định những gì thuộc về vật chất, là cơ sở xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử cũng như khắc phục được những hạn chế duy tâm trong qniệm xã hội