Suy Thoái Tài Nguyên Thiên Nhiên
by Hoàng Ngọc Thanh
1. Ô nhiễm: Dù là loại ô nhiễm nào đi nữa(ô nhiễm không khí, nước, đất hoặc tiếng ồn đều) thì đều có hại cho môi trường. Sự ô nhiễm không khí làm ô nhiễm bầu không khí hô hấp và gây ra các vấn đề về sức khoẻ. Ô nhiễm nước làm giảm chất lượng nguồn nước uống. Ô nhiễm đất đai dẫn đến sự xuống cấp của bề mặt trái đất do hoạt động của con người. Tiếng ồn gây ô nhiễm có thể gây những tổn hại vĩnh viễn cho tai của chúng ta khi tiếp xúc với những âm thanh lớn trong thời gian dài như tiếng còi xe cộ trên một con đường tấp nập hoặc máy sản xuất tiếng ồn lớn từ máy móc trong một nhà máy hoặc một nhà xưởng.
2. Bãi rác: Bãi rác thải gây ô nhiễm môi trường và phá hủy cảnh quan của thành phố. Các bãi rác trong thành phố là do lượng rác lớn thải ra từ các hộ gia đình, các khu công nghiệp, nhà máy và bệnh viện. Bãi rác có nguy cơ lớn gây hại cho môi trường và người dân địa phương. Các rác tạo ra mùi hôi khi đốt cháy và gây ra sự xuống thoái môi trường rất lớn.
3. Các nguyên nhân tự nhiên: Những thiên tai như tuyết lở, động đất, sóng thần, cháy rừng có thể tàn phá hoàn toàn các loài động vật và thực vật gần đó đến mức tuyệt chủng tại khu vực đó. Điều này có xảy ra khi có một thiên tai lớn phá hủy hết mọi vật chất của môi trường đó hoặc do sự xâm lấn của những loài ngoại lai vào môi trường đó gây ra sự thoái hóa lâu dài. Loại thứ hai thường xảy ra sau khi những thảm họa sóng thần thì các loài bò sát và bọ bị cuốn trôi trôi khỏi bờ biển. Tất nhiên, con người không thể hoàn toàn đổ lỗi cho những lí do này. Bản thân trái đất cũng gây ra các vấn đề về sinh thái. Trong khi sự suy thoái môi trường thường liên quan đến những việc mà con người làm, sự thật là môi trường luôn thay đổi. Có hoặc không có tác động bởi những hành động của con người thì một vài hệ thống sinh học sẽ suy thoái đến mức mà chúng không thể thích nghi cuộc sống ở môi trường đó nữa.
4. Ảnh Hưởng Tới Phát Triển Kinh Tế Xã Hội: Khi môi trường bị suy thoái không chỉ nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội bị suy thoái mà có thể còn gây thảm họa, thiên tai, đe dọa nghiêm trọng các hoạt động kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống của con người...
5. Biện Pháp Bảo Vệ Và Xây Dựng Bền Vững Tài Nguyên Thiên Nhiên:
6. Tài nguyên rừng: – Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc. – Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. – Đối với rừng sản xuất: Phát triển diện tích và chất lượng rừng, độ phì và chất lượng đất rừng. – Nhà nước có chính sách giao đất giao rừng cho người dân và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010
7. Đa dạng sinh học: – Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. – Ban hành sách đỏ Việt Nam. – Quy định khai thác về gỗ, động vật, thuỷ sản.
8. Tài nguyên đất: – Đối với đất vùng đồi núi: + Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác hợp lý: làm ruộng bậc thang, trong cây theo băng. + Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông-lâm kết hợp. Bảo vệ rừng, đất rừng, ngăn chặn nạn du canh du cư. – Đối với đất nông nghiệp: + Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích. + Thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chống bạc màu. + Bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất, thoái hóa đất.
9. Tài nguyên nước: – Xây các công trình thuỷ lợi để cấp nước, thoát nước… – Trồng cây nâng độ che phủ, canh tác đúng kỹ thuật trên đất dốc. – Quy hoạch và sử dụng nguồn nước có hiệu quả. – Xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm. – Giáo dục ý thức người dân bảo vệ môi trường.
10. Tài nguyên khoáng sản: – Quản lý chặt chẽ việc khai thác. Tránh lãng phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường từ khâu khai thác, vận chuyển tới chế biến khoáng sản. – Xử lý các trường hợp khai thác không giấy phép, gây ô nhiễm.
11. Tài nguyên du lịch: Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái.
12. Và rất nhiều tài nguyên khác....
13. Nguyên Nhân
14. Khái Niệm:Suy thoái môi trường(nói chung hay suy thoái tài nguyên môi trường nói riêng) là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên, phá hủy các hệ sinh thái và làm tuyệt chủng sinh vật hoang dã. Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ biển, sinh vật, các hệ sinh thái..
15. Sự xáo trộn đất đai: Nguyên nhân cơ bản của suy thoái môi trường là sự tàn phái đất đai. Rất nhiều loài cỏ dại lạ lẫm như mù tạt tỏi. Sự hủy hoại môi trường tạo điều kiện cho chúng bắt đầu phát triển và lan rộng. Những loài thực vật này có thể sinh sôi mạnh mẽ trong thiên nhiên đồng thời "triệt hạ" các loại cây xanh thiết yếu. Hậu quả là đất liền bị một loài cỏ dại lấn át mạnh mẽ mà loại cỏ này lại không phải là nguồn thức ăn cần thiết cho bất cứ loài nào trong môi trường tự nhiên. Toàn bộ môi trường có thể bị phá hủy vì những loài xâm lấn này.
16. Bùng nổ dân số: Dân số tăng nhanh gây áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên dẫn đến suy thoái môi trường. Tỷ lệ tử vong giảm vì hệ thống cơ sở y tế tốt hơn đã dẫn đến sự gia tăng tuổi thọ. Dân số nhiều hơn đơn giản nghĩa là nhu cầu về thực phẩm, quần áo và chỗ ở tăng theo. Bạn cần thêm không gian để trồng thực phẩm và xây nhà cửa cho hàng triệu người. Ngoài ra, tăng dân số còn dẫn đến nạn phá rừng. Đây là một hậu quả khác của sự suy thoái môi trường.
17. Phá rừng: Nạn phá rừng là việc chặt cây lấn đất làm nhà cửa và các khu công nghiệp. Bùng nổ dân số và phát triển đô thị là hai trong số những nguyên nhân chính gây ra nạn phá rừng. Ngoài ra, việc sử dụng đất rừng để làm nông nghiệp, chăn thả gia súc, thu hoạch gỗ nhiên liệu và khai thác gỗ là một trong những nguyên nhân khác gây ra nạn phá rừng. Nạn phá rừng là một trong những nguyên nhân làm trái đất nóng lên do giảm diện tích rừng làm cho khí carbon thải ra môi trường.