
1. 4 câu đầu: Tình yêu cuộc sống tha thết
1.1. Thể thơ 5 chữ tiết tấu gần gũi với lời nói => nói lên ước muốn
1.2. Điệp khúc: "Tôi muốn ... cho ..." nhấn mạnh khao khát cháy bỏng muốn tắt nắng, buộc gió để giữ màu, giữ hương => Khao khát vừa như 1 chỉ huy ngông cuồng vừa như đứa trẻ
1.3. Tác giả xưng "tôi" đầy tự tin, thoát ra khỏi quy ước của văn học trung đại. Cái "tôi" không ẩn sau cái ta mà riêng rẽ được lập
1.4. "Ta là một, là riêng, là thứ nhất/Không có chi bè bạn nổi cùng ta"
2. 2 câu cuối
2.1. Cú pháp bất thường, dấu "." là bản lề khép mở hai tâm trạng "sung sướng" và "vội vàng", là một khoảng lặng
2.2. "Vội Vàng" là tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân => Quan niệm khác biệt
3. 9 câu tiếp: Lí giải mong muốn tắt nắng, buộc gió
3.1. Biện pháp điệp cấu trúc, luyến láy đảo vị trí "Của... này đây.../ Này đây.... của" => Phơi bày, liệt kê vẻ đẹp trần thế gần gũi
3.2. Tác giả căng mở giác quan để cảm nhận trọn vẹn => Yêu đời, yêu cuộc sống
3.2.1. Vị ngọt ngào của ong bướm trong "Tuần tháng mật"
3.2.2. Màu sắc rực rỡ và hương thơm nồng nàn của hoa giữa đồng nội xanh rì
3.2.3. Dáng hình uyển chuyển của chiếc lá trên "cành tơ phơ phất"
3.2.4. Âm thanh rộn ràng "của yến anh" hát khúc tình si
3.2.5. Có ánh sáng mới mẻ giữa bình minh buổi sớm
3.3. Xuân Diệu khắc họa vạn vật gắn kết với nhau thành đôi thành cặp
3.3.1. Ong bướm quây quần trong tuần tháng mật
3.3.2. Hoa phô bày hương sắc trong đồng nội
3.3.3. Lá phơ phất trên cành non
3.3.4. Yến anh dập dìu hòa tấu trên khúc nhạc tình si
3.4. Trước vẻ đẹp kì diệu của mùa xuân, Xuân Diệu đã ngợi ca táo bạo: "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần"
3.4.1. Cảm quan tương ứng: vạn vật đều có mối tương giao
3.4.2. Biện pháp chuyển đổi cảm giác: "ngon" => hữu hình, cụ thể, khiến ng đọc dễ hình dung
3.4.3. Quan điểm thẩm mỹ tiến bộ, lấy con người làm chuẩn của cái đẹp, tôn vinh con người
3.5. => Xuân Diệu thể hiện sự tiến bộ so với các nhà thơ cùng thời:
3.5.1. Nguyễn Bính: "Nói ra sợ mất lòng em/Van em em hãy giữ nguyên quê mùa" => Những giá trị xưa cũ
3.5.2. Chế Lan Viên: "Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh..." Tìm giá trị cõi xa xôi
3.5.3. Xuân Diệu: "Sống toàn tâm, toàn trí, sống toàn hồn...." => Bám chắc mặt đất
3.5.4. Hoài Thanh nhận định: "Giữa lúc ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ.... về hạ giới"