VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

Comienza Ya. Es Gratis
ó regístrate con tu dirección de correo electrónico
VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC por Mind Map: VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

1. 2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức

1.1. A.Nguồn gốc của ý thức

1.1.1. CNDT: ý thức là nguyện thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh thành, chi phối sự tồn tại, biến đổi của toàn bộ TG vật chất

1.1.2. CNDVSH: phủ nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức tinh thần, đồng nhất vật chất với ý thức

1.1.3. CNDVBC: Ý thức chỉ là thuộc tính của vật chất, thuộc tính dạng vật chât sống có tổ chức cao nhất là bộ óc con người. Óc người: khí quan của ý thức; ý thức: chức năng của bộ óc người

1.1.3.1. Sự xuất hiện con người và bộ óc con người có năng lực phản ánh hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức

1.1.3.2. Hoạt động thực tiễn của loài người là nguồn gốc trực tiếp quyết định sự ra đời của ý thức => quá trình thống nhất không tách rời giữa nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội -> sự phát triển của ý thức

1.1.3.2.1. Lao động và ngôn ngữ: hai sức kích thích chủ yếu làm chuyển hóa dần tâm lý động vật thành ý thức con người

1.1.3.2.2. Nguồn gốc tự nhiên (ĐK cần): quá trình tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên lịch sử trái đất

1.1.3.2.3. Nguồn gốc xã hội (ĐK đủ): kết quả trực tiếp của thực tiễn xã hội - lịch sử của con người

1.2. B.Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của TG khách quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người

1.2.1. Ý thức: cái phản ánh thế giới khách quan, là "hình ảnh" của sự vật trong óc ngươi

1.2.2. Ý thức có đặc tính sáng tạo, tích cực gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội. Sáng tạo là đặc trưng cơ bản nhất của ý thức

1.2.3. Sự phản ánh ý thức là quá trình thống nhất của 3 mặt

1.2.3.1. Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh

1.2.3.2. Mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới hình ảnh tinh thần

1.2.3.3. Chuyển hóa mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan

1.3. C.Kết cấu của ý thức

1.3.1. Các lớp cấu trúc của ý thức

1.3.1.1. Nội dung và phương pháp tồn tại của ý thức là tri thức, muốn cải tạo, phải hiểu biết sâu sắc về sự vật đó

1.3.1.2. Tình cảm: một hình thái đặc biệt phản ảnh mối quan hệ tồn tại giữa người và người, giữa người và thế giới khách quan

1.3.1.3. Sự hòa quyện trí thức với tình cảm và trải nghiệm thực tiễn-> tạo nên tính bền vững của niềm tin, thôi thúc con người vươn lên trong mọi hoàn cảnh

1.3.1.4. Ý chí: những cố gắng nỗ lực khả năng huy động tiềm năng trong mỗi con người vào hoạt động -> trải qua mọi trở ngại mục đích đề ra

1.3.2. Các cấp độ của ý thức

1.3.2.1. Tự ý thức: ý thức hóa bản thân trong mối quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài

1.3.2.2. Tiềm thức: những hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý thức

1.3.2.3. Vô thức: hiện tượng tâm lý ở tầng sâu. điều chỉnh suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con người chưa có sự can thiệp của lý trí

1.3.2.4. Tự ý thức: ý thức hóa bản thân trong mối quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài

1.3.3. Trí tuệ nhân tạo: máy móc: những kết cấu kỹ thuật do con người sáng tạo ra, không thể sáng tạo lại hiện thực dưới dạng tinh thần trong bản thân nó

2. 1.Vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất

2.1. A. Quan niệm của CNDT & CNDV trước C. Mác về phạm trù vật chất

2.1.1. CNDT: Con người hoặc là không thể, hoặc là chỉ nhận thức được cái bóng, cái bề ngoài sự vật, hiện tượng=> phủ nhân đặc tính tồn tại khách quan của vật chất, thế giới quan duy tâm rất gần với thế giới tôn giáo và tất yếu dẫn tới thần học

2.1.2. CNDV: Thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất

2.1.2.1. +Thời cổ đại: quan niệm chất phác về tự nhiên: Tứ Đại (Ấn Độ), Ngũ Hành (Trung Quốc), Không (Phật giáo), Đạo (Lão Trang)

2.1.2.2. +TK XV-XVIII: Khoa học thực nghiệm ra đời, đặc biệt là sự phát triển mạnh của cơ học

2.1.2.3. +TK XVII-XVIII: CNDV mang hình thức CNDV siêu hình máy móc

2.2. B. Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên, cuối XIX, đầu XX và sự phá sản các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất

2.2.1. Lênin gọi thời kì này là: "CNDT vật lý học" và coi đó là "một bước ngoặt nhất thời"; là "thời kì ốm đau ngắn ngủi:" là chứng bệnh của sự trưởng thành"; "là một vài sản phẩm chết, một vài thứ cặn bã nào đó phải vứt vào sọt rác"

2.3. C. Quan niệm triết học Mác-Lenin về vật chất

2.3.1. -Vật chất chỉ là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan đem lại cho con người trong cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

2.3.1.1. +Vật chất là thực tại khách quan, cái tồn tại bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức. Nói đến vật chất -> nói đến tất cả những gì hiện hữu bên ngoài ý thức của con người

2.3.1.2. +Là cái mà khi tác động vào các giác quan của con người thì đem lại cho con người cảm giác

2.3.1.3. +Vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó

2.4. D. Các hình thức tồn tại của vật chất

2.4.1. Theo nghĩa chung là mọi sự biến đổi nói chung, là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất

2.4.2. Vận động và đứng im: sự vận động của vật chất không loại trừ, trái lại trong đó còn bao hàm sự đứng im tương đối: Đứng im là hình thức "chứng thực" sự tồn tại thực sự của vật chất, điều kiện cho sự vận động chuyển hóa của vật chất

2.4.2.1. -Đứng im: trạng thái ổn định về chất của SVHT trong mối quan hệ và điều kiện cụ thể => đứng im là sự biểu hiện của một trạng thái vận động, trong thăng bằng, trong sự ổn định tương đối

2.4.2.2. - Vận động nói chung: sự tác động qua lại của vô số các SVHT, làm tất cả SVHT không ngừng biến đổi

2.4.3. Không gian và thời gian: hình thức tồn tại của vật chất vận động. Không gian và thời gian là một thể thống nhất. Không gian và thời gian của một SVHT cụ thể là có tận cùng và hữu hạn

2.4.3.1. Không gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính, sự cùng tồn tại, trật tự, kết cấu & sự tác động lẫn nhau

2.4.3.2. Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt độ dài diễn biến, sự kế tiếp của các quá trình

2.5. E. Tính thống nhất vật chất của thế giới

2.5.1. Tồn tại của TG -> tiền đề sự thống nhất của TG; là phạm trù dùng để chỉ tính có thực của TG xung quanh con người

2.5.2. TG thống nhất ở tính vật chất: CNDVBC khẳng định bản chất của TG là vật chất, TG thống nhất ở tính vật chất

2.5.2.1. Thế giới vật chất: TG duy nhất và thống nhất

2.5.2.2. Mọi bộ phận của TG có mối quan hệ vật chất thống nhất với nhau

2.5.2.3. TG vật chất không do ai sinh ra và cũng không tự mất đi, nó tồn tại vĩnh viễn, vô hạn, vô tận

3. 3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

3.1. A. Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình

3.1.1. -CNDT coi ý thức là tồn tại duy nhất, tuyệt đối, tính thứ nhất từ đó sinh ra tất cả, TGVC chỉ là bản sao, một biểu hiện khác của ý thức tinh thần; tính thứ hai do ý thức tinh thần sinh ra

3.1.2. -CNDVSH: tuyệt đối hóa yếu tố vật chất, chỉ nhấn mạnh một chiều vai trò của vật chất sinh ra ý thức, quyết định ý thức

3.2. B. Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng

3.2.1. Vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất

3.2.1.1. Vật chất quyết định ý thức

3.2.1.1.1. Nguồn gốc của ý thức, vật chất sinh ra ý thức

3.2.1.1.2. Nội dung ý thức

3.2.1.1.3. Bản chất của ý thức

3.2.1.1.4. Sự vậnđộng, phát triển của ý thức

3.2.1.2. Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất

3.2.1.2.1. *Tính độc lập tương đối: sự phản ánh TGVC vào trong đầu óc con người, do vật chất sinh ra

3.2.1.2.2. Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người

3.2.1.2.3. Vai trò ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hành động, hoạt động của con người

3.2.1.2.4. Xã hội càng to -> vai trò của ý thức càng to lớn

3.2.2. Ý nghĩa phương pháp luận: tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính năng động hiệu quả