TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM by Mind Map: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò và bản chất của Đảng cộng sản

1.1. Sự ra đời

1.1.1. Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin

1.1.1.1. Chủ nghĩa Mác-Lênin + Phong trào công nhân = Đảng cộng sản ở các nước châu Âu

1.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh

1.1.2.1. Chủ nghĩa Mác-Lênin +Phong trào công nhân + phong trào yêu nước= Đảng cộng sản Việt Nam

1.1.2.1.1. Chủ nghĩa Mác-Lênin

1.1.2.1.2. Phong trào công nhân

1.1.2.1.3. Phong trào yêu nước

1.2. Vai trò

1.2.1. Nhân tố quyết định hàng đầu, là người lựa chọn con đường đúng đắn để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi

1.2.1.1. Hồ Chí Minh khẳng định: "Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản”

1.2.1.2. Đảng Cách mệnh: Đảng có vững cách mệnh mới thành công.

1.2.2. Vạch ra đường lối, chủ trương, chiến lược, sách lược, nhiệm vụ và phương pháp đúng đắn cho cách mạng

1.2.2.1. Trang bị học thuyết Mác - Lênin khoa học cách mạng

1.2.2.2. Xuất phát từ phong trào yêu nước.

1.2.3. Giác ngộ, tổ chức, đoàn kết, tập hợp quần chúng nhân dân thành một lực lượng vững mạnh và lãnh đạo họ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng để chống kẻ thù chung

1.2.3.1. Tổ chức và vận động dân chúng

1.2.3.2. Liên lạc với dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản mọi nơi

1.2.4. Rèn luyện và thử thách các phần tử tiên tiến nhất trong giai cấp công nhân và các tầng lớp khác để tạo ra những "hạt nhân" cách mạng

1.2.4.1. Các phần tử tiên tiến nhất trong giai cấp công nhân và các tầng lớp khác

1.2.4.2. Vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ Đảng viên.

1.3. Bản chất

1.3.1. ĐCSVN là Đảng của giai cấp công nhân

1.3.1.1. Mục tiêu: Đạt tới chủ nghĩa cộng sản

1.3.1.2. Đảng tuân thủ nghiêm túc, chặt chẽ nhưng nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản

1.3.1.3. Nền tảng tư tưởng: Xuất phát từ nền tảng lý luận và tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mac-Lenin

1.3.2. ĐCSVN là Đảng của nhân dân lao động và toàn dân tộc

1.3.2.1. Đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc

1.3.2.2. Trong thành phần của Đảng ngoài công nhân còn có những người ưu tú thuộc giai cấp nông dân trí thức và các thành phần khác

1.3.2.3. Luôn luôn gắn bó mật thiết với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc trong tất cả các thời kì của cách mạng

1.4. Quan niệm về ĐCS cầm quyền

1.4.1. Đảng lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, trở thành Đảng cầm quyền

1.4.1.1. Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng cách mạng chân chính, mang bản chất của giai cấp công nhân

1.4.1.2. Đảng không bao giờ “hy sinh quyền lợi của giai cấp công nhân và nông dân cho giai cấp khác”.

1.4.1.3. Dìu dắt giai cấp vô sản, lãnh đạo giai cấp vô sản, lãnh đạo cách mạng Việt Nam là để đem lại cuộc sống tự do, hạnh phúc cho toàn thể dân tộc

1.4.1.4. Đảng không phải là một tổ chức tự thân, và vì vậy, mục đích, tôn chỉ của Đảng là “tận tâm”, “tận lực”, “phụng sự” và “trung thành” với lợi ích của dân tộc Việt Nam

1.4.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền

1.4.2.1. Khái niệm

1.4.2.1.1. Đảng không phải là một tổ chức tự thân, và vì vậy, mục đích, tôn chỉ của Đảng là “tận tâm”, “tận lực”, “phụng sự” và “trung thành” với lợi ích của dân tộc Việt Nam

1.4.2.1.2. Đảng cầm quyền là Đảng tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong điều kiện Đảng đã lãnh đạo quần chúng nhân dân giành được quyền lực nhà nước và Đảng trực tiếp lãnh đạo bộ máy nhà nước đó để tiếp tục hoàn thành sự nghiệp độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

1.4.2.2. Mục đích, lý tưởng của Đảng cầm quyền

1.4.2.2.1. Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân

1.4.2.2.2. Đảng cầm quyền, dân là chủ

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng ĐCSVN trong sạch, vững mạnh

2.1. Xây dựng Đảng

2.1.1. Là một nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài

2.1.1.1. Sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo là quá trình gồm nhiều thời kỳ, giai đoạn. Mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn có những mục tiêu, yêu cầu riêng

2.1.2. Gắn liền với sự tồn tại của Đảng

2.1.2.1. Còn Đảng, còn hoạt động, còn cần phải tổ chức xây dựng, chỉnh đốn

2.1.3. Mang tính tất yếu

2.1.3.1. Xây dựng Đảng bị chế định bởi quá trình phát triển liên tục của sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo

2.1.3.2. Đảng sống trong xã hội, là một bộ phận hợp thành cơ cấu của xã hội;

2.1.3.3. Cơ hội để mỗi cán bộ, Đảng viên tự rèn luyện, tu dưỡng tốt hơn, hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, đặc biệt là giữ được các phẩm chất đạo đức cách mạng tiêu biểu

2.1.3.4. Được Hồ Chí Minh coi là công việc càng phải tiến hành thường xuyên hơn trong điều kiện Đảng trở thành Đảng cầm quyền

2.1.4. Theo Hồ Chí Minh: xây dựng Đảng mang tính quy luật và là nhu cầu tồn tại, phát triển của bản thân Đảng

2.1.4.1. Đổi mới Đảng nhằm làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững vàng về chính trị, tư tưởng và tổ chức;

2.1.4.1.1. Đội ngũ cán bộ, Đảng viên không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực trước những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao, càng phức tạp của nhiệm vụ cách mạng

2.1.4.2. Đổi mới Đảng sẽ làm cho toàn Đảng trở thành một khối thống nhất về nhận thức và tư tưởng,

2.1.4.2.1. Làm cơ sở cho sự thống nhất về hành động, đủ sức lái con thuyền cách mạng Việt Nam tiến về phía trước, vượt qua những khúc quanh đầy thử thách.

2.2. Nội dung xây dựng

2.2.1. Tư tưởng, lý luận

2.2.1.1. Lẩy chủ nghĩa Mác-Lênin làm cốt

2.2.1.2. Việc học tập, nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa mác – lê nin phải luôn phù hợp với từng đối tượng

2.2.1.3. Việc vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin phải luôn luôn phù hợp với từng hoàn cảnh.

2.2.1.4. Đảng ta phải chú ý học tập, kế thừa những kinh nghiệm tốt của các Đảng cộng sản khác, đồng thời Đảng ta phải tổng kết kinh nghiệm của mình để bổ sung vào chủ nghĩa Mác – Lê nin.

2.2.1.5. Đảng ta phải tăng cường đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác – Lê Nin.

2.2.2. Chính trị

2.2.2.1. Đường lối chính trị là một vấn đề cốt tử. Hoạch định đường lối chính trị trở thành một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng trong xây dựng Đảng

2.2.2.2. Đảng là đội tiên phong dũng cảm, là bộ tham mưu sáng suốt của cả dân tộc

2.2.2.3. Phải giáo dục đường lối, chính sách của Đảng. Giữ vững bản lĩnh chính trị trong mọi hoàn cảnh

2.2.3. Tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ.

2.2.3.1. Sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ tổ chức

2.2.3.2. Chi bộ là tổ chức hạt nhân, quyết định chất lượng lãnh đạo của Đảng

2.2.3.3. Nguyên tắc sinh hoạt Đảng

2.2.3.3.1. Tập trung dân chủ

2.2.3.3.2. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

2.2.3.3.3. Tự phê bình và phê bình

2.2.3.3.4. Kỷ luật nghiêm minh, tự giác

2.2.3.3.5. Đoàn kết, thống nhất trong Đảng

2.2.4. Đạo đức

2.2.4.1. Giáo dục đạo đức cách mạng là một nội dung quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, Đảng viên

2.2.4.2. Gắn chặt với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân dưới mọi hình thức làm cho Đảng luôn luôn thật sự trong sạch.

2.2.4.3. Đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Nội dung cốt lõi là chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu.