1. Tư tưởng HCM về xây dựng con người
1.1. Quan niệm của HCM về con người
1.1.1. Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể
1.1.1.1. HCM xem xét con người như một chỉnh thể thống nhất về tâm lực, thể lực và các hoạt động của nó
1.1.1.2. HCM xem xét con người trong sự thống nhất của 2 mặt đối lập: thiện - ác, tốt - xấu,...
1.1.2. Con người cụ thể, lịch sử
1.1.2.1. HCM dùng khái niệm con người theo nghĩa rộng trong một số trường hợp: phẩm giá con người, người ta, ai, ...
1.1.2.2. Trong một bối cảnh cụ thể, Người xem xét trong các mối quan hệ xã hội, giai cấp, giới tính, lứa tuổi,...
1.1.3. Bản chất con người mang tính xã hội
1.1.3.1. Để sinh tồn con người phải lao động sản xuất
1.1.3.2. Con người là sản phẩm của xã hội
1.2. Quan điểm của HCM về vai trò của con người và chiến lược "trồng người"
1.2.1. Quan điểm của HCM về vai trò của con người
1.2.1.1. Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng
1.2.1.2. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người
1.2.2. Quan điểm của HCM về chiến lược "trồng người"
1.2.2.1. "Trồng người" là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng
1.2.2.2. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa
1.2.2.2.1. Con người xã hội chủ nghĩa phải do chủ nghĩa xã hội tạo ra
1.2.2.2.2. Mỗi bước xây dựng con người như vậy là một nấc thang xây dựng chủ nghĩa xã hội
1.2.2.2.3. Quan niệm của HCM về con người mới xã hội chủ nghĩa có 2 mặt gắn bó chặt chẽ
1.2.2.3. Chiến lược "trồng người" là một trọng tâm, một bộ phận để hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2. Những quan điểm cơ bản của HCM về văn hóa
2.1. Định nghĩa về văn hóa và quan điểm xây dựng nền văn hóa mới
2.1.1. Định nghĩa về văn hóa
2.1.1.1. Định nghĩa của HCM: văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn
2.1.1.2. Thực tế: văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và những giá trị tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra, nhằm đáp ứng sự sinh tồn và cũng là mục đích cuộc sống của loài người
2.1.2. Quan điểm về xây dựng nền văn hóa mới
2.1.2.1. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường
2.1.2.2. Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng
2.1.2.3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên qua đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội
2.1.2.4. Xây dựng chính trị: dân quyền
2.1.2.5. Xây dựng kinh tế
2.2. Quan điểm của HCM về các vấn đề chung của văn hóa
2.2.1. Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội
2.2.1.1. Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng
2.2.1.1.1. Trong quan hệ với chính trị, xã hội: HCM cho rằng, chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng
2.2.1.1.2. Trong quan hệ với kinh tế: HCM chỉ rõ kinh tế là thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa
2.2.1.2. Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế
2.2.1.2.1. Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị: văn hóa phải tham gia những nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế
2.2.1.2.2. Kinh tế và chính trị cũng phải có tính văn hóa
2.2.2. Quan điểm về tính chất của nền văn hóa
2.2.2.1. Tính dân tộc: đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc -> biết giữ gìn, kế thừa, phát huy và phát triển phù hợp với điều kiện lịch sử
2.2.2.2. Tính khoa học: tính hiện đại, tiên tiến, thuận với trào lưu tiến hóa của thời đại
2.2.2.3. Tính đại chúng: nền văn hóa phải phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng
2.2.3. Quan điểm về chức năng của văn hóa
2.2.3.1. Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp
2.2.3.1.1. Lý tưởng
2.2.3.1.2. Tình cảm lớn: lòng yêu nước, thương dân, thương yêu con người,....
2.2.3.2. Mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí: chỉ có thể thực hiện hiện khi chính trị đã được giải phóng
2.2.3.3. Bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh, hướng con người đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân
2.3. Quan điểm của HCM về 1 số lĩnh vực chính của văn hóa
2.3.1. Văn hóa giáo dục
2.3.1.1. Mục tiêu của văn hóa giáo dục: thực hiện chức năng của văn hóa thông qua việc dạy và học
2.3.1.2. Nội dung giáo dục: phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phải toàn diện, bao gồm văn hóa, chính trị, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn, lao động
2.3.1.3. Phương châm, phương pháp giáo dục
2.3.1.3.1. Phương châm: học đi đôi với hành
2.3.1.3.2. Phương pháp: phù hợp với mục tiêu giáo dục
2.3.1.4. Về đội ngũ giáo viên: mỗi giáo viên phải là một tấm gương sáng về đạo đức, học tập
2.3.2. Văn hóa văn nghệ
2.3.2.1. Văn hóa - văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng
2.3.2.2. Văn nghệ phải gắn liền với thực tiễn đời sống của nhân dân
2.3.2.3. Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân tộc
2.3.3. Văn hóa đời sống
2.3.3.1. Đạo đức mới: nêu cao và thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính
2.3.3.2. Lối sống mới
2.3.3.2.1. Phong cách sống: khiêm tốn, giản dị, ít lòng ham muốn vật chất, cởi mở, chân tình, ....
2.3.3.2.2. Phong cách làm việc: tác phong quần chúng, tác phong tập thể - dân chủ, tác phong khoa học
2.3.3.3. Nếp sống mới
2.3.3.3.1. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ
2.3.3.3.2. Cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa
2.3.3.3.3. Cũ mà tốt thì phát triển thêm
2.3.3.3.4. Mới mà hay thì phải làm và bổ sung
3. Tư tưởng HCM về đạo đức
3.1. Nội dung cơ bản của tư tưởng HCM về đạo đức
3.1.1. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức
3.1.1.1. Đạo đức là gốc của người cách mạng, là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người
3.1.1.2. Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội
3.1.2. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
3.1.2.1. Trung với nước, hiếu với dân
3.1.2.2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
3.1.2.2.1. Cần: siêng năng, chăm chỉ
3.1.2.2.2. Kiệm: tiết kiệm
3.1.2.2.3. Liêm: tôn trọng của công và của dân
3.1.2.2.4. Chính: thẳng thắn, đứng đắn
3.1.2.2.5. Chí công vô tư: công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị
3.1.2.3. Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
3.1.2.4. Có tinh thần quốc tế trong sáng
3.1.3. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
3.1.3.1. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
3.1.3.2. Xây đi đôi với chống
3.1.3.3. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
3.2. Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức HCM
3.2.1. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức HCM
3.2.1.1. Ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng
3.2.1.2. Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức HCM
3.2.1.2.1. Yêu tổ quốc
3.2.1.2.2. Yêu nhân dân
3.2.1.2.3. Yêu chủ nghĩa xã hội
3.2.1.2.4. Yêu lao động
3.2.1.2.5. Yêu khoa học và kỷ luật
3.2.2. Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức HCM
3.2.2.1. Thực trạng đạo đức lối sống trong sinh viên hiện nay
3.2.2.1.1. Phần lớn vẫn giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh,...
3.2.2.1.2. Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, một phần đã phai nhạt niềm tin, mất phương hướng phấn đấu
3.2.2.2. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
3.2.2.2.1. Học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người
3.2.2.2.2. Học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường
3.2.2.2.3. Học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người
3.2.2.2.4. Học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống