1. I. Lãnh đạo xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( 1945-1954)
1.1. 1. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng 1945-1946
1.1.1. a. Tình hình Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám
1.1.1.1. Về Chính Trị: Chính Quyền: hệ thống chính quyền mới còn non trẻ, thiếu thốn yếu kém về nhiều mặt, chưa được thế giới công nhận địa vị pháp lý, thiết lập ngoại giao./ Quân Đội: chưa phải là quân đội chính quy tinh nhuệ, lực lượng còn ít huấn luyện chưa bài bản, vũ khí vừa yếu vừa thiếu, chưa được củng cố vững chắc
1.1.1.2. Về Kinh Tế và Xã Hội: nạn đói năm 1944-1945 chưa được khắc phục, 50% diện tích ruộng đất bị bỏ hoang. Công nghiệp bị đình đốn, kho bạc trống rỗng. Hơn 95% đồng bào thất học, mù chữ. Thách thức lớn nhất là âm mưu quay lại thống trị Việt Nam một lần nữa của thực dân Pháp=> Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết đó là " Ngàn cân treo sợi tóc", cùng một lúc phải đối phó với nạn đói, nạn dốt và bọn thù trong giặc ngoài
1.1.2. b. Xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng
1.1.2.1. Ngày 25/11/1945, chỉ thị "Kháng chiến,kiến quốc", định hướng 3 con đường đi lên của cách mạng Việt Nam: 1 là xác định kẻ thù, 2 khẩu hiệu "Dân tộc trên hết, tổ quốc trên hết", 3 là 4 phương hường nhiệm vụ:" củng cố chính quyền cách mạng, Chống thực dân Pháp xâm lược, Bài trừ nội phản, Cải thiện đời sống nhân dân
1.1.2.2. Nhanh chóng xúc tiến bầu cử Quốc hội=> Định hướng tư tưởng trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ + xây dựng củng cố chính quyền Cách Mạng
1.1.2.3. Ngày 6/1/1946, hơn 89% cử tri tham gia bỏ phiếu dân chủ lần đầu tiên, tư tưởng " mỗi lá phiếu là một viên đạn vào quân thù" bầu ra 333 đại biểu
1.1.2.3.1. Ngày 9/11/1946, thông qua Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, Hội Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam được thành lập do cụ Huỳnh Thúc Kháng thành lập
1.1.2.4. Ngày 2/3/1946, Hồ Chí Minh đã được bầu làm trưởng ban, cụ Nguyễn Văn Tố làm chủ tịch, lập ban soạn thảo hiến pháp, sẽ cho in và phát hành đồng tiền Việt Nam
1.1.3. c. Tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ, đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng
1.1.3.1. Cuối 1946, Việt Nam có hơn 8 Vạn bộ đội chính quy, lực lượng công an, hàng vạn dân quân tự vệ Tổ chức từ Bắc chí Nam ==> Giúp nhân dân tin tưởng vào Đảng, Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh
1.1.3.2. Ngày 23/9 và 26/9 năm 1945 nhân dân 2 miền Bắc Nam Bộ dưới sự chỉ đạo của Đảng đã đứng lên Kháng chiến
1.1.3.3. Giải quyết hệ quả tàn dư của chế độ cũ: nạn đói, nạn dốt, tài chính ==> Đầu năm 1946 nạn đói đã được đẩy lùi, đời sống nhân dân ổn định, cuối năm 1946 cả nước đã có thêm 2,5 triệu người biết đọc, biết viết
1.1.3.4. Ngày 6/3/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với chính phủ Pháp Sainteny Hiệp định sơ bộ
1.1.3.5. Ngày 14/9/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục nhân nhượng thêm với Pháp 1 số quyền lợi về Kinh tế, văn hóa
1.1.3.6. Ý Nghĩa: Bảo vệ được nền độc lập của đất nước, giữ vững chính quyền cách mạng, xây dựng được nền móng đầu tiên cho chế độ mới, chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa
1.1.3.7. Bài Học Kinh Nghiệm: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù. Tận dụng khả năng hòa hoãn xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền nhân dân, đồng thời đề cao cảnh giác sẵn sàng ứng phó với khả năng chiến tranh
1.2. 2. Đường lối kháng chiến, chống thực dân Pháp ở Nam Bộ, đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng
1.2.1. a. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ và đường lối kháng chiến của Đảng
1.2.1.1. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng: " Toàn dân kháng chiến"(12/12/1946), " Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Hồ Chí Minh ( 19/12/1946), " Kháng chiến nhất định thắng lợi" của Trường Chinh ( 9/1947)
1.2.1.2. Mục tiêu của kháng chiến: đánh đổ thực dân Pháp xâm lược, giành nền độc lập, tự do, thống nhất hoàn toàn
1.2.1.3. Kháng chiến toàn dân/ Kháng chiến toàn diện/ Kháng chiến lâu dài/ Dựa vào sức mình là chính
1.2.1.4. Đường lối kháng chiến của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, trở thành ngọn cờ dẫn đường chỉ lối, động viên toàn Đảng, toàn dân ta tiến lên. Qua đó ta cũng thấy được sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam
1.2.2. b. Tổ chức, chỉ đạo cuộc kháng chiến từ năm 1947 đến năm 1950
1.2.2.1. Về Kinh tế, văn hóa, xã hội: Đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất, tự cấp, tự túc lương thực, đảm bảo đời sống cho bộ đội và nhân dân. Duy trì phong trào bình dân học vụ. Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế
1.2.2.2. Về quân sự
1.2.2.2.1. Ngày 15/10/1947, đối phó với cuộc tấn công của địch lên Việt Bắc. Đảng đã ra chỉ thị phải tấn công mùa đông của giặc Pháp => Sau 75 ngày đêm chiến đấu thì ta đã đánh bại âm mưu, kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp
1.2.2.2.2. Cuối năm 1948 đầu năm 1949 Trung ương Đảng chủ trương tăng cường phối hợp chiến đấu với quân, dân Lào, Campuchia và Trung Quốc
1.2.2.2.3. Tháng 6/1950 Đảng quyết định mở một chiến dịch quân sự lớn tiến công địch dọc biên giới Việt-Trung thuộc 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn ( Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1948) và giành thắng lợi to lớn
1.3. 3. Đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi ( 1951-1954)
1.3.1. a. Đại hội lần thứ II và Chính cương của Đảng ( 2/1951)
1.3.1.1. Bối cảnh: Ngoài nước: Liên Xô lớn mạnh vượt bậc. Các nước Châu Âu xây dựng cơ sở vật chất. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. Mỹ giúp Pháp tranh Đông Dương. Trong nước: Cuộc kháng chiến của nhân dân giành được nhiều thắng lợi
1.3.1.2. Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam
1.3.1.2.1. Xác định tính chất của xã hội Việt Nam: Dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến
1.3.1.2.2. Nhiệm vụ của Cách mạng Việt Nam: Đánh đuổi đế cấp xâm lược. Xóa bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến. Xây dựng cơ sở cho CNXH
1.3.1.2.3. Động lực của cách mạng Việt Nam: toàn dân, trong đó nền tảng là công nhân, nông dân, trí óc
1.3.1.3. Nêu ra 15 chính sách lớn của Đảng trong giai đoạn hiện tại nhằm thực hiện chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam, làm tiền đề tiến lên CNXH
1.3.1.4. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ Tịch Đảng, Trương Chinh được bầu lại làm Tổng Bí Thư
1.3.1.4.1. Triển vọng phát triển của cách mạng Việt Nam: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhất định sẽ đưa Việt Nam tiến tới CNXH
1.3.1.5. Đại hội II là " Đại hội kháng chiến, kiến quốc"," thúc đẩy kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và xây dựng Đảng Lao Động Việt Nam". Đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài của cách mạng
1.3.2. b. Đẩy mạnh phát triển cuộc kháng chiến về mọi mặt: Đảng chủ trương:
1.3.2.1. Mở chiến dịch Hòa Bình (12/1951) và chiến dịch Tây Bắc Thu Đông 1952
1.3.2.2. Mở chiến dịch Thượng Lào
1.3.2.3. Từ đầu năm 1953, Đảng chủ trương cải cách dân chủ, giảm tô, giảm tức, mục tiêu người cày có ruộng
1.3.2.4. ngày 4/12/1953, thông qua Cương lĩnh ruộng đất. Ngày 19/12/1953 ban sắc lệnh Luật cải cách ruộng đất
1.3.2.5. Cuộc cải cách ruộng đất đã đạt được những thắng lợi vang dội, song vẫn còn hạn chế trong nhận thức, giáo điều chủ nghĩa
1.3.3. c. Kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến
1.3.3.1. Chiến dịch Điện Biên Phủ: với phương châm " Đánh chắc, tiến chắc" và trải qua 56 ngày đêm, 3 đợt tiến công lớn, 17h30 phút chiều 7/5/1954, toàn bộ lực lượng địch bị tiêu diệt và bắt sống ==> Thắng lợi Điện Biên Phủ là " thiên sử vàng của dân tộc Việt Nam"
1.3.3.2. Đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Geneve: 75 ngày đàm phán căng thẳng. 21/7/1954 ta đồng ý chấp nhận ký kết với Pháp bản Hiệp Định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Hội nghị thông qua Bản tuyên bố cuối cùng về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương ==> Mở ra một trang lịch sử mới cho Việt Nam và các nước Đông Dương
1.4. 4. Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ
1.4.1. Ý Nghĩa lịch sử
1.4.1.1. Bảo vệ và phát triển thành quả của CMT8, chấm dứt ách thống trị của bọn thực dân Pháp trong gần 1 thế kỷ trên đất nước ta
1.4.1.2. Nâng cao uy tín Việt Nam trên trường quốc tế
1.4.1.3. Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện đi lên xây dựng CNXH
1.4.1.4. Cổ vũ cho phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ ở Á,Phi, Mỹ Latin
1.4.2. Kinh nghiệm của Đảng về lãnh đạo kháng chiến
1.4.2.1. Đề ra đường lối đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn lịch sử của cuộc kháng chiến
1.4.2.2. Kết hợp chặt chẽ và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ vừa kháng chiến vừa kiến quốc, chống đế quốc và chống phong kiến
1.4.2.3. Ngày càng hoàn thiện phương thức lãnh đạo, tổ chức lãnh đạo cuộc kháng chiến
1.4.2.4. Xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang 3 thứ quân. Kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh chính quy và chiến tranh du kích
1.4.2.5. Xây dựng Đảng vững mạnh và bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng
2. II. Lãnh đạo xây dựng CNXH ở miền Bắc và kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ( 1954-1975)
2.1. 1. Sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng 2 miền Nam Bắc ( 1954-1965)
2.1.1. a. Hoàn thành cải cách ruộng đất: Khẩu hiệu " Người cày có ruộng" đã trở thành hiện thực. Quy nhầm một số nông dân, cán bộ, đảng viên thành địa chủ. Đảng, chính phủ phát hiện và kịp thời sửa chữa trong năm 1957 nên hậu quả sai lầm được hạn chế và ý nghĩa thắng lợi của cải cách ruộng đất vẫn to lớn, khối công nông liên minh được củng cố
2.1.2. b. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
2.1.2.1. Thủ- công- nông: Năm 1957 lương thực đạt trên 4 triệu tấn, 97 nhà máy, xí nghiệp nhà nước quản lý, miền Bắc mua bán với 27 nước
2.1.2.2. Giao thông vận tải: khôi phục, làm mới 700km đường sắt, bộ, đường hàng không dân dụng quốc tế
2.1.2.3. Y tế- văn hóa - giáo dục: xây dựng nếp sống lành mạnh, hơn 1 triệu người được xóa mù
2.1.3. c. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế- xã hội (1958-1960)
2.1.3.1. Miền Bắc: từ năm 1958 đến năm 1960, miền Bắc đã hợp tác hóa nông nghiệp: trên 85% hộ nông dân với 70% ruộng đất, hơn 87% thợ thủ công, 45% người buôn bán nhỏ và hợp tác xã. Kinh tế phát triển nên giáo dục phổ thông phất triển, số học sinh tăng 80% so với năm 1957, cơ sở y tế tăng 11 lần so với 1955
2.1.3.2. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm ( 1954-1959) và chiến đấu chống chiến lược " Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965)
2.1.3.3. Miền Bắc xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của CNXH ( 1961-1965)
2.2. 2. Lãnh đạo cách mạng cả nước ( 1965-1975)
2.2.1. a. Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng
2.2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử: ngày 8/3/1965 Mỹ tiến hành chiến lược "Chiến tranh cục bộ" phá hoại miền Bắc bằng không-hải quân để làm suy yếu miền Bắc và ngăn chặn sự chi viện
2.2.1.2. Chủ trương: hội nghị lần thứ 11 ( 3/1965) và hội nghị lần thứ 12 ( 12/1965) kháng chiến chống Mỹ, cứu nước toàn quốc
2.2.1.3. Quyết tâm chiến lược: phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng từ Nam chí Bắc
2.2.1.4. Mục tiêu và phương châm chiến lược: bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Tập trung lực lượng của cả hai miền để mở những cuộc tiến công lớn
2.2.1.5. Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Nam-Bắc: kết hợp đấu tranh chính trị, bảo vệ vững chắc miền bắc xã hội chủ nghĩa, giải phóng miền Nam
2.2.1.6. Về mối quan hệ và nhiệm vụ cách mạng của hai miền: miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn
2.2.2. b. Xây dựng hậu phương, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, giữ vững thế chiến lược tấn công, đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ 1965-1968
2.2.2.1. Ở miền Bắc: quân dân miền Bắc chiến đấu với tinh thần " Quyết tâm thắng giặc Mỹ xâm lược","Tất cả vì miền Nam ruột thịt"
2.2.2.2. Ở miền Nam
2.2.2.2.1. 1965-1966 Bộ chỉ huy quân sự Mỹ đã mở cuộc phản công với mục tiêu là" tìm diệt" quân giải phóng, " bình định" các vùng nông thôn đồng bằng
2.2.2.2.2. 28/1/1967 Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ( Khóa III ) vừa đánh, vừa đàm, phát huy sức mạnh tổng hợp để đánh Mỹ
2.2.2.2.3. Mở chiến dịch đường 9 Khe Sanh từ ngày 24/1 đến ngày 15/7/1968
2.2.2.2.4. Tổng tiến công và nỗi dậy Tết Mậu Thân 1968 là một chủ trương táo bạo và sáng tạo của Đảng, đánh thắng vào ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ => Chiến lược " Chiến tranh cục bộ" phá sản. Mỹ buộc phải chấp nhận đàm phán với Việt Nam tại Hội nghị Paris (Pháp) từ ngày 13/5/1968
2.2.3. c. Khôi phục kinh tế, bảo vệ miền Bắc, đẩy mạnh cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc 1969-1975
2.2.3.1. Ở miền Bắc
2.2.3.1.1. Tháng 11/1968, khắc phục hậu quả chiến tranh
2.2.3.1.2. ngày 2/9/1969, chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời để lại bản Di chúc lịch sử
2.2.3.1.3. Những kết quả đạt được đã tạo nên chiến thắng to lớn ở miền Nam Chiến lược xuân hè 1972. Đặc biệt là Quân giải phóng ở Thành cổ Quảng Trị trong 81 ngày đêm từ ngày 28/6 đến ngày 16/9/1972
2.2.3.1.4. Tháng 4/1972, đế quốc Mỹ đã cho máy bay, tàu chiến tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai hết sức ác liệt
2.2.3.1.5. Ngày 15/1/1973, chính phủ Mỹ tuyên bố ngừng mọi hoạt động phá hoại miền Bắc và trở lại đàm phán ở Paris
2.2.3.1.6. Hiệp định Paris được kí kết miền Bắc có hòa bình, Trung ương Đảng đề ra kế hoạch hai năm khôi phục và phát triển kinh tế 1974-1975
2.2.3.2. Ở miền Nam
2.2.3.2.1. Trước âm mưu xảo quyệt của địch " chiến tranh cục bộ" bằng chiến lược " Việt Nam hóa chiến tranh", một Đảng ta đề ra quyết tâm " Vì độc lập, vì tự do, đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào"
2.2.3.2.2. Năm 1971, quân dân Việt Nam phối hợp với quân dân Lào chủ động đánh bại cuộc hành quân quy mô lớn "Lam Sơn 719" của Mỹ ngụy, quân dân ta cùng với quân dân Campuchia đập tan cuộc hành quân "Toàn thắng 1/1971" của Mỹ ngụy
2.2.3.2.3. Ngày 26/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn-Gia Định bắt đầu. Sau 4 ngày đêm tiến công dũng mãnh, vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ chiến thắng đã được cắm trên Dinh Độc Lập
2.2.3.2.4. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã toàn thắng, đánh dấu kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc
2.3. ở miền Nam: đã đậo tan 4 chiến lược chiến tranh xâm lược của 5 đời Tổng thống Mỹ. Ở miền Bắc: đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ
2.3.1. Ý nghĩa lịch sử: Kết thúc 21 năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, 30 năm chiến tranh cách mạng, 117 năm chống đế quốc xâm lược, quét sạch quân xâm lược, giành lại nền độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước. Mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc, cùng chung một nhiệm vụ chiến lược, đi lên dân chủ xã hội. Đại hội lần thứ IV của Đảng đã khẳng định sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam
2.4. 3. Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng thời kì ( 1954-1975)
2.4.1. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã để lại cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị về lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng