Con người và bản chất con người

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Con người và bản chất con người by Mind Map: Con người và bản chất con người

1. 1.2 Con người khác biệt với con vật

1.1. Con người bắt đầu tự phân biệt với súc vật ngay từ khi con người tự sản xuất ra tư liệu sinh hoạt của mình

1.2. Lao động tạo ra con người và xã hội, thúc đẩy con người và xã hội phát triển

1.2.1. Đây là đặc điểm rất căn bản, chi phối các đặc điểm khác biệt khác giữa con người với con vật

2. 1.1 Con người là thực thể sinh học - xã hội

2.1. Con người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của giới tự nhiên, là động vật xã hội

2.1.1. Con người cũng là một bộ phận của giới tự nhiên

2.1.1.1. Phải phục tùng các quy luật của giới tự nhiên

2.1.1.2. Có thể biến đổi giới tự nhiên và chính bản thân mình

2.1.2. Con người cũng phải đấu tranh sinh tồn, nhưng không được tuyệt đối hoá điều đó

2.2. Con người cũng là một thực thể xã hội

2.2.1. Hoạt động xã hội quan trọng nhất là lao động sản xuất, cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra các vật phẩm

2.2.2. Lao động là điều kiện kiên quyết, cần thiết và chủ yếu

2.2.3. Con người không thể tách rời khỏi xã hội

2.3. Khi xem xét con người theo chủ nghĩa Mác – Lenin, không thể tách rời hai phương diện sinh học và xã hội của con người.

3. 1.3 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người.

3.1. Tại sao nhận định này lại được ra đời ?

3.1.1. Phái Heeghen trẻ cho rằng tôn giáo, các khái niệm của tinh thần tuyệt đối thống trị thế giới hiện thực thời đó

3.1.2. Phoiobac bác bỏ quan niệm trên, cho rằng con người là sản phẩm của tự nhiên và là kết quả phát triển lâu dài của tự nhiên.

3.1.3. Chủ nghĩa Mác-Lenin phê phán quan niệm của Phoiobac, khẳng định con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người và của chính bản thân con người.

3.1.3.1. Chủ nghĩa của Mac - Lenin là đúng đắn toàn diện nhất.

4. 1.4 Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử

4.1. Con người là chủ thể của lịch sử

4.1.1. Con người là chủ thể của mọi hoạt động thực tiễn.

4.1.2. Quá trình lao động sản xuất, cải biến tự nhiên cũng chính là quá trình con người làm ra lịch sử của mình.

4.1.3. Con người thúc đẩy xã hội phát triển không ngừng, nếu không có hoạt động của con người thì cũng không tồn tại các quy luật xã hội.

4.2. Con người là sản phẩm của lịch sử

4.2.1. Con người và xã hội loài người là sản phẩm của giới tự nhiên.

4.3. Sự khác biệt giữa lịch sử con người và lịch sử động vật

4.3.1. Con người tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức.

4.3.2. Lịch sử của động vật không phải là do chúng làm ra, diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng.

4.4. Con người có thể tự sáng tạo lịch sử hay không ?

4.4.1. "Sáng tạo ra lịch sử" là bản chất của con người, tuy nhiên con người không thể sáng tạo ra lịch sử theo ý muốn tùy tiện.

4.4.2. Lịch sử sản xuất ra con người như thế nào thì con người cũng sáng tạo ra lịch sử như thế ấy.

5. 1.5 Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội.

5.1. C.Mác đã khẳng định: "Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội."

5.1.1. "Trong tính hiện thực của nó"

5.1.1.1. Phải xem xét con người với tư cách là những con người hiện thực gắn với không gian, thời gian và đời sống hiện thực của chính họ.

5.1.2. "Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội"

5.1.2.1. tất cả các quan hệ xã hội đều góp phần hình thành nên bản chất con người.

5.1.3. => Quan niệm trên khẳng định rằng không có con người trừu tượng, thoát li mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh lịch sử xã hội. Các quan hệ xã hội hình thành khiến con người không còn thuần túy là một động vật mà là một động vật xã hội.