1. I/ Chủ nghĩa xã hội
1.1. 1. Chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của hình thái KT-XH. Cộng sản chủ nghĩa.
1.1.1. Phân kỳ hình thái KT-XH CSCN:
1.1.1.1. Giai đoạn thấp ( TKQĐ lên CNCS)
1.1.1.2. Giai đoạn cao (XH CSCN)
1.1.2. Về mặt lý luận và thực tiễn, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, được hiểu theo hai nghĩa.
1.1.2.1. thứ nhất: đối với các nước chưa trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển, cần thiết phải có thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
1.1.2.2. thứ hai, đối với những nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển, giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản có một thời kỳ quá độ nhất định, thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản.
1.2. 2. Điều kiện ra đời của chủ nghĩa xã hội.
1.2.1. Điều kiện kinh tế
1.2.1.1. Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã thừa nhận vai trò to lớn của chủ nghĩa tư bản khi khẳng định: sự ra đời của chủ nghĩa tư bản là một giai đoạn mới trong lịch sử phát triển mới của nhân loại. Nhờ những bước tiến to lớn của lực lượng sản xuất, biểu hiện tập trung nhất là sự ra đời của công nghiệp cơ khí (Cách mạng công nghiệp lần thứ 2), chủ nghĩa tư bản đã tạo ra bước phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất. Trong vòng chưa đầy một thế kỷ, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra được một lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất mà nhân loại tạo ra đến lúc đó. Tuy nhiên, các ông cũng chỉ ra rằng, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất càng được cơ khi hóa, hiện đại hóa càng mang tính xã hội hóa cao, thì càng mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Quan hệ sản xuất từ chỗ đóng vai trò mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, thì ngày càng trở nên lỗi thời, xiềng xích của lực lượng sản xuất.
1.2.2. Điều kiện chính trị - xã hội
1.2.2.1. Mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất trở thành mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản, biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân hiện đại với giai cấp tư sản lỗi thời. Cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản xuất hiện ngay từ đầu và ngày càng trở nên gay gắt và có tính chính trị rõ rét. C. Mác và Ph.Angghen chỉ rõ: “Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất, những quan hệ sản xuất ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại môt cuộc cách mạng.
1.3. 3. Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội
1.3.1. Xã hội “do nhân dân làm chủ”
1.3.2. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp
1.3.3. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
1.3.4. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện
1.3.5. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo
1.3.6. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới
1.3.7. Đặc trưng bao quát nhất của xã hội xã hội chủ nghĩa do nhân dân ta xây dựng được Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
2. II/ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
2.1. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ
2.1.1. Một là: bất kỳ quá trình chuyển biến từ một xã hội này lên một xã hội khác đều nhất định phải trải qua một hời kỳ gọi là thời kỳ quá độ. Đó là thời kỹ còn có sự đan xen lẫn nhau giữa các yếu tố mới và cũ trong cuộc đấu tranh với nhau
2.1.2. Hai là, sự ra đời của một xã hội mới bao giờ cũng có những sự kế thừa nhất định từ những nhân tố do xã hội cũ tạo ra. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là sự kế thừa đối với chủ nghĩa tư bản
2.1.3. Ba là, các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh trong lòng chủ nghĩa tư bản, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa.
2.2. Đặc điểm thời kỳ quá độ
2.2.1. Trên lĩnh vực kinh tế
2.2.1.1. Thời kì quá độ là thời kỳ tất yếu còn tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần trong một hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất
2.2.2. Trên lĩnh vực chính trị
2.2.2.1. Do kết cấu kinh tế của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội đa dạng, phức tạp, nên kết cấu giai cấp của xã hội trong thời kì này cũng đa dạng phức tạp
2.2.3. Trên lĩnh vực xã hội
2.2.3.1. Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và văn hóa khác nhau
3. III/ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HÔI Ở VIỆT NAM.
3.1. Quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ Tư bản CN
3.1.1. Đặc trưng cơ bản:
3.1.1.1. Xuất phát từ xã hội nửa phong kiến nửa thuộc địa, trải qua chiến tranh khốc liệt.
3.1.1.2. Cuộc cách mạng khoa học & công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ tạo thời cơ phát triển nhanh
3.1.1.3. Cuộc đáu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình độc lập dân chủ phát triển và tiến bộ
3.1.2. Tư duy mới của Đảng:
3.1.2.1. Là con đường cách mạng tất yếu, khách quan
3.1.2.2. Sở hữu tư nhân & thành phần kinh tế tư nhân không chiếm vai trò chủ đạo, quan hệ bóc lột tư bản ko giữ vai trò thống trị.
3.1.2.3. Đòi hỏi tiếp thu, kế thừa thành tựu của nhân loại đã đạt được dưới chủ nghĩa tư bản
3.1.2.4. Tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên mọi lĩnh vực
3.2. Đặc trưng và phương hướng xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện na
3.2.1. Tám đặc trưng
3.2.1.1. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
3.2.1.2. Do nhân dân làm chủ
3.2.1.3. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
3.2.1.4. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
3.2.1.5. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
3.2.1.6. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.
3.2.1.7. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
3.2.1.8. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
3.2.2. Tám phương hướng
3.2.2.1. 1. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
3.2.2.2. 2. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
3.2.2.3. 3. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
3.2.2.4. 4. Đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
3.2.2.5. 5. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
3.2.2.6. 6. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
3.2.2.7. 7. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
3.2.2.8. 8. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
3.2.3. 12 định hướng phát triển đất nước
3.2.3.1. (1) Định hướng về xây dựng, hoàn thiện thể chế
3.2.3.2. (2) Định hướng về phát triển kinh tế
3.2.3.3. (3) Định hướng về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.
3.2.3.4. (4) Định hướng phát triển con người và xây dựng nền văn hóa
3.2.3.5. (5) Định hướng về quản lý phát triển xã hội
3.2.3.6. (6) Định hướng về thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường
3.2.3.7. (7) Định hướng về bảo vệ Tổ quốc
3.2.3.8. (8) Định hướng về đối ngoại
3.2.3.9. (9) Định hướng về đại đoàn kết toàn dân tộc
3.2.3.10. (10) Định hướng về xây dựng Nhà nước
3.2.3.11. (11) Định hướng về xây dựng Đảng
3.2.3.12. (12) Về các mối quan hệ lớn