
1. Doanh nghiệp tư nhân
1.1. Khái niệm
1.1.1. Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
1.2. Cách thức vận hành
1.2.1. Vốn chủ sở hữu: Do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra, toàn quyền quyết định.
1.2.2. Số lượng thành viên, cổ đông góp vốn: Chỉ có một cá nhân làm chủ, không có cổ đông.
1.2.3. Tư cách pháp nhân: Không có tư cách pháp nhân vì tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp không tách biệt.
1.2.4. Vốn điều lệ: Do chủ doanh nghiệp tự xác định, không có quy định bắt buộc.
1.2.5. Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản: Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân.
1.2.6. Khả năng huy động vốn: Khả năng huy động vốn thấp, chủ yếu thông qua vay nợ, không thể phát hành cổ phiếu.
1.2.7. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp: Có thể chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần khi có đủ điều kiện.
1.2.8. Quyền quyết định các vấn đề quan trọng của công ty: Hoàn toàn thuộc về chủ doanh nghiệp.
1.3. Ưu điểm
1.3.1. Quyết định nhanh chóng, linh hoạt vì do một cá nhân điều hành.
1.3.2. Chủ doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát hoàn toàn.
1.4. Nhược điểm
1.4.1. Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn, đối mặt với rủi ro cao về tài sản cá nhân.
1.4.2. Khả năng huy động vốn hạn chế, khó mở rộng quy mô kinh doanh.
2. Công ty hợp danh
2.1. Khái niệm
2.1.1. Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp do ít nhất hai thành viên hợp danh (có thể có thêm thành viên góp vốn) thành lập và cùng chịu trách nhiệm với toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ công ty.
2.2. Cách thức vận hành:
2.2.1. Vốn chủ sở hữu: Đóng góp từ các thành viên hợp danh và có thể có thêm thành viên góp vốn.
2.2.2. Số lượng thành viên, cổ đông góp vốn: Ít nhất hai thành viên hợp danh; không giới hạn thành viên góp vốn.
2.2.3. Tư cách pháp nhân: Có tư cách pháp nhân kể từ khi đăng ký doanh nghiệp.
2.2.4. Vốn điều lệ: Tổng giá trị vốn góp của các thành viên.
2.2.5. Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản: Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn, thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn.
2.2.6. Khả năng huy động vốn: Hạn chế hơn các loại hình khác, không phát hành cổ phiếu.
2.2.7. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp: Có thể chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
2.2.8. Quyền quyết định các vấn đề quan trọng của công ty: Các thành viên hợp danh có quyền quyết định các vấn đề quan trọng, điều hành và quản lý công ty.
2.3. Ưu điểm
2.3.1. Thành viên hợp danh có quyền điều hành trực tiếp, đảm bảo sự quản lý chặt chẽ và nhanh nhạy.
2.3.2. Trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh tăng độ tin cậy cho công ty trong giao dịch.
2.4. Nhược điểm
2.4.1. Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn, đối mặt với rủi ro tài chính cá nhân.
2.4.2. Khả năng huy động vốn hạn chế do không được phát hành cổ phiếu và ít thu hút vốn bên ngoài.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
3.1. Khái niệm
3.1.1. là doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, hoạt động độc lập và có tư cách pháp nhân.
3.2. Cách thức vận hành
3.2.1. Vốn chủ sở hữu: Thuộc sở hữu của một cá nhân hoặc một tổ chức.
3.2.2. Số lượng thành viên, cổ đông góp vốn: Chỉ có một thành viên sở hữu duy nhất.
3.2.3. Tư cách pháp nhân: Có tư cách pháp nhân từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3.2.4. Vốn điều lệ: Do chủ sở hữu quyết định và chịu trách nhiệm.
3.2.5. Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản: Chủ sở hữu chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ.
3.2.6. Khả năng huy động vốn: Có thể huy động qua vay hoặc phát hành trái phiếu.
3.2.7. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp: Có thể chuyển thành công ty cổ phần hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên.
3.2.8. Quyền quyết định các vấn đề quan trọng của công ty: Do chủ sở hữu quyết định, bao gồm cả chiến lược phát triển, điều hành và quản lý tài sản.
3.3. Ưu điểm
3.3.1. Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi vấn đề của công ty, linh hoạt trong quản lý và vận hành.
3.3.2. ít chịu sự ràng buộc từ các bên khác, bảo vệ tài sản cá nhân khỏi nghĩa vụ công ty.
3.3.3. Được pháp luật bảo vệ vì có tư cách pháp nhân.
3.4. Nhược điểm
3.4.1. Khả năng huy động vốn hạn chế vì không có cổ phần và không thể có thêm thành viên góp vốn.
3.4.2. Chủ sở hữu phải chịu toàn bộ trách nhiệm về tài chính và rủi ro của công ty trong phạm vi vốn điều lệ.
3.4.3. Tính minh bạch tài chính có thể bị hạn chế khi không có sự giám sát từ các thành viên khác.
3.4.4. Tính minh bạch tài chính có thể bị hạn chế khi không có sự giám sát từ các thành viên khác.
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
4.1. Khái niệm
4.1.1. doanh nghiệp có từ 2 đến 50 thành viên, họ có thể là cá nhân hoặc tổ chức cùng góp vốn thành lập và chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp.
4.2. Cách thức vận hành
4.2.1. Số lượng thành viên, cổ đông góp vốn: Từ 2 đến 50 thành viên.
4.2.2. Vốn chủ sở hữu: Góp từ các thành viên và hình thành từ số vốn điều lệ đăng ký ban đầu.
4.2.3. Tư cách pháp nhân: Có tư cách pháp nhân từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
4.2.4. Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản: Thành viên chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp.
4.2.5. Vốn điều lệ: Tổng số vốn các thành viên đã cam kết góp.
4.2.6. Khả năng huy động vốn: Có thể huy động thêm vốn từ thành viên hiện tại, phát hành trái phiếu riêng lẻ nhưng không phát hành cổ phiếu.
4.2.7. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp: Có thể chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên hoặc công ty cổ phần nếu đáp ứng điều kiện.
4.2.8. Quyền quyết định các vấn đề quan trọng của công ty: Được quyết định bởi Hội đồng thành viên dựa trên số vốn góp.
4.3. Ưu điểm
4.3.1. Thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp, giảm thiểu rủi ro cá nhân.
4.3.2. Quyền quyết định và giám sát được phân chia giữa các thành viên, đảm bảo sự quản lý minh bạch.
4.3.3. Công ty có tư cách pháp nhân, tăng uy tín trong giao dịch kinh doanh.
4.4. Nhược điểm
4.4.1. Khả năng huy động vốn hạn chế do không được phát hành cổ phiếu.
4.4.2. Quyết định quan trọng cần có sự đồng thuận của Hội đồng thành viên, có thể mất thời gian trong việc thống nhất.
4.4.3. Nếu xảy ra mâu thuẫn giữa các thành viên, việc quản lý và điều hành công ty có thể gặp khó khăn.
5. Công ty cổ phấn
5.1. Khái niệm
5.1.1. Là doanh nghiệp có vốn điều lệ chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần và được góp bởi các cổ đông, họ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp.
5.2. Cách thức vận hành
5.2.1. Vốn chủ sở hữu: Góp từ các cổ đông, thể hiện qua số cổ phần năm giữ.
5.2.2. Số lượng thành viên, cổ đông góp vốn: Ít nhất 3 cổ đông, không giới hạn tối đa.
5.2.3. Tư cách pháp nhân: Có tư cách pháp nhân từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
5.2.4. Vốn điều lệ: Tổng giá trị mệnh giá của các cổ phần đã bán.
5.2.5. Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản: Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp.
5.2.6. Khả năng huy động vốn: Có thể huy động vốn rộng rãi thông qua phát hành cổ phần và trái phiếu.
5.2.7. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp: Có thể chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc công ty hợp danh.
5.2.8. Quyền quyết định các vấn đề quan trọng của công ty: Do Đại hội đồng cổ đông quyết định, Hội đồng quản trị giám sát và điều hành.
5.3. Ưu điểm
5.3.1. Dễ dàng huy động vốn nhờ khả năng phát hành cổ phiếu. Cơ cấu cổ đông đa dạng và khả năng mở rộng quy mô kinh doanh.
5.3.2. Chia sẻ rủi ro giữa các cổ đông, đảm bảo tính ổn định và bền vững.
5.4. Nhược điểm
5.4.1. Cấu trúc quản lý phức tạp, quyết định phụ thuộc vào nhiều cổ đông.
5.4.2. Yêu cầu tính minh bạch cao, chịu sự giám sát từ các cơ quan và cổ đông.