1. => GDP thực là thước đo phúc lợi tốt hơn so với GDP danh nghĩa
2. Thu nhập và Chi tiêu của nền kinh tế
2.1. Đánh giá nền kinh tế vận hành tốt hay không, thì xem xét việc tổng thu nhập
2.2. GDP đo lường đồng thời hai chỉ tiêu
2.2.1. Tổng thu nhập của tất cả mọi người trong nền kinh tế
2.2.2. Tổng chi tiêu cho sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế
2.3. Đối với tổng thể nền kinh tế, thu nhập phải bằng chi tiêu
3. Đo lường tổng sản phẩm quốc nội
3.1. Tổng sản phâm quốc nội (GDP) là giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định
3.1.1. GDP cộng nhiều loại sản phẩm khác nhau vào trong một thước đo giá trị duy nhất của hoạt động kinh tế
3.1.2. GDP bao gồm tất cả các mặt hàng được sản xuất trong nền kinh tế và được bán hợp pháp tren thị trường
3.1.3. GDP chỉ bao gồm giá trị hàng hoá cuối cùng
3.1.3.1. Ngoại lệ: Khi hàng hoá trung gian được sản xuất , thay vì được sử dụng thì được đưa vào hàng tồn kho của doanh nghiệp để sử dụng hoặc bán về sau. Trường hợp này, hàng hoá trung gian được tính là cuối cùng, giá trị của hàng hoá trung gian đucợ coi là khoản đầu tư vào hàng tồn kho được tính là một phần của GDP. Vì vậy, sự gia tăng hàng tồn kho được tính vào GDP, và khi hàng tồn kho được sử dụng hoặc bán ra sau đó, thì lượng hàng tồn giảm đi được trừ ra khỏi GDP
3.1.4. GDP bao gồm hàng hoá hữu hình ( Thực phẩm, quần áo, xe hơi) và các dịch vụ vô hình ( cắt tóc, khám sức khoẻ)
3.1.5. GDP bao gồm những hàng hoá và dịch vụ hiẹn đang được sản xuất
3.1.5.1. Khi một người bán chiếc xe đã sử dụng cho người khác thì giá trị của chiếc xe đã sử dụng không được tính vào GDP
3.1.6. GDP đo lường giá trị sản xuất trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia. Nếu sản phẩm được sản xuất trong nước, không phân biệt quốc tịch của nhà sản xuất
3.1.7. GDP đo lường giá trị sản xuất diễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể
4. Các thành phần của GDP
4.1. Tiêu dùng (C)
4.2. Đầu tư (I)
4.3. Mua sắm của chính phủ (G)
4.4. Xuất khẩu ròng (NX)
5. GDP thực so với GDP danh nghĩa
5.1. Nếu tống chi tiêu tăng lên từ năm này sang năm tiếp theo, thì ít nhất một trong hai điều này sẽ đúng
5.1.1. Nền kinh tế đang ssản xuất lượng hàng hoá và dịch vụ lớn hơn
5.1.2. Hàng hoá và dịch vụ đang được bán với giá cao hơn
5.2. GDP thực sử dụng giá cố định của năm cơ sở để tính giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế
5.2.1. Không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của giá cả
5.2.2. Chỉ phản ánh sự thay đổi của số lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất
5.2.3. Là thước đo sản lượng
5.2.4. Phản ánh năng lực của nền kinh tế trong việc đáp ứng như cầu và mong muốn của người dân
5.3. GDP danh nghĩa sử dụng giá trị hiện hành để tính giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế
6. Công thức chi tiêu Y = C + I + G + NX
7. Chỉ số giảm phát GDP
7.1. Phản ánh giá cả của hàng hoá và dịch vụ
7.2. Công thức (GDP danh nghĩa/GDP thực) x 100
7.3. Tỷ lệ lạm phát
7.3.1. Phần trăm thay đổi trong thước đo mức giá từ giai đoạn này sang giai đoạn kê tiếp
7.3.2. Công thức: Tỷ lệ lạm phát trong năm 2 = ((CSGP năm2 - CSGP năm 1)/CSGP năm 1) x100