CHƯƠNG 12: SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
CHƯƠNG 12: SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG by Mind Map: CHƯƠNG 12: SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG

1. Tăng trưởng kinh tế và Chính sách công

1.1. Tiết kiệm và Đầu tư

1.1.1. Đối với xã hội, để đầu tư nhiều vốn hơn, xã hội đó phải tiêu dùng ít đi và tiết kiệm nhiều hơn từ khoản thu nhập hiện tại

1.2. Sinh lợi giảm dần và Hiệu ứng đuổi kịp

1.2.1. Sinh lợi giảm dần: Đặc tính theo đó lợi ích từ một đơn vị tăng thêm của một nhập lượng sản xuất giảm xuống khi số lượng nhập lượng đó gia tăng

1.2.1.1. Quan điểm truyền thống: Khi trữ lượng vốn tăng lên, sản lượng tăng thêm ( di tăng thêm một đơn vị vốn ) sẽ giảm dần

1.2.1.2. Khi tỷ lệ tiết kiệm cao hơn cho phép nhiều vốn hơn được tích lũy, thì các lợi ích từ vốn tăng thêm sẽ trờ nên nhỏ hơn theo thời gian, và do đó tăng trưởng giảm xuống

1.2.1.3. Khi các yếu tố khác không đổi, thì sinh lợi giảm dần của vón là yếu tố tạo sự thuận lợi cho một quốc gia tăng trưởng nhanh nếu như quốc gia đó xuất phát tương đối nghèo

1.2.1.4. Trong dài hạn, tỷ lệ tiết kiệm cao hơn dẫn đến mức năng suất và thu nhập cao hơn nhưng không cao hơn tăng trưởng của các biến này

1.2.2. Hiệu ứng đuổi kịp: Đặc tính mà theo đó các quốc gia khởi đầu còn nghèo ó xu hướng tăng trưởng nhanh hơn các quốc gia khởi đầu giàu có hơn

1.3. Đầu tư từ nước ngoài

1.3.1. Khoản vốn đầu tư được sở hữu và điều hành hoạt động bởi tố chức nước ngoài được gọi là đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.3.2. Khoản đầu tư được tài trợ bởi tiền ở nước ngoài nhưng được điều hành bởi người trong nước được gọi là đầu tư gián tiếp

1.3.3. Làm tăng trữ lượng vốn của nền kinh tế, dẫn đến năng suất cao hơn và tiền công cao hơn

1.3.4. Là một cách để các quốc gia nghèo học hỏi các công nghệ đã được phát triển và đang được sử dụng ở các quốc gia giàu hơn

1.3.5. Điều này có nghĩa là tháo bỏ những rào cản mà chính phú áp đặt lên chủ sở hữu nước ngoài liên quan đến vốn trong nước

1.4. Giáo dục

1.4.1. Vốn nhân lực tạo nên các ngoại tác tích cực. Ngoại tác là ảnh hưởng của hành động của một người lên lợi ích của người xung quanh

1.4.2. Sinh lợi của giáo dục đối với xã hội thâm chí còn lớn hơn rất nhiều sinh lợi đối với cá nhân

1.5. Sức khỏe và Dinh dưỡng

1.5.1. Khi dinh dưỡng được cải thiện, năng suất của người lao động cũng được cải thiện

1.6. Quyền sở hữu và Ổn định chính trị

1.6.1. Một cách khác mà nhà chính sách có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là bảo vệ quyền sở hữu và thúc đẩy sự ổn định chính trị. Đa là vấn đề trung tâm của cách thức vận hành của nền kinh tế thị trường

1.6.2. Quyền sở hữu đề cập đến khả năng của người dân thực hiện các quyền đối với các nguồn lực mà họ sở hữu

1.6.3. Khi các cuộc cách mạng và đảo chính là phổ biến, xuất hiện sự nghi ngờ liệu quyền sở hữu sẽ được tôn trọng ở tương lai

1.6.4. Sự thịnh vượng của nền kinh tế phụ thuộc một phần vào sự hịnh vượng chính trị

1.7. Thương mại tự do

1.7.1. Thương mại, trong một số phương cách, là một dạng của công nghệ

1.7.2. Khối lượng mà một quốc gia giao thương với các quốc gia khác được quyết định không chỉ bởi các chính sách của chính phủ mà còn là do địa lí

1.8. Nghiên cứu và Phát triển

1.8.1. Kiến thức là hàng hóa công

1.8.2. Chính phủ có vai trò trong việc cung cấp hàng hóa công như quốc phòng,và cũng như vậy chính phủ cũng có vai trò trong việc khuyến khích nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới

1.9. Tăng trưởng dân số

1.9.1. Dân số đông có nghĩa là có nhiều công nhân để sản xuất sản phẩm và dịch vụ

1.9.2. Điều đó không nhất thiết là mức sống cao hơn đối với một công dân

1.9.3. Dàn trải tài nguyên thiên nhiên

1.9.3.1. Tăng trưởng trong sự khéo léo của con người đã bù đắp tác động của dân số đông hơn

1.9.4. Dàn mỏng trữ lượng vốn

1.9.4.1. Tăng trưởng dân số nhanh chóng không phải là lý do chính mà các quốc gia kém phát triển nghèo đói, nhưng một số nhà phân tích tin rằng việc giảm tỷ lệ tăng dân số sẽ giúp các quốc gia này nâng cao mức sống

1.9.4.2. Các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới có thể là một cách để quốc gia kém phát triển giảm tỷ lệ tăng dân số, có lẽ nâng cao mức sống của họ

1.10. Thúc đẩy tiến bộ công nghệ

1.10.1. Tăng trưởng dân số nhanh chóng có thể làm suy giảm thịnh vượng kinh tế thông qua giảm khối lượng vốn trên mỗi công nhân, tuy nhiên nó cũng có thể có những lợi ích

1.10.2. Kremer kết luận một dân số lớn lên là điều kiện tiên quyết cho sự tiến bộ công nghệ

2. Tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới

3. Năng suất: Vai trò và Các yếu tố quyết định

3.1. Tại sao năng suất là rất quan trọng?

3.1.1. Năng suất là hàng hóa và dịch vụ được sản xuất từ mỗi đơn vị nhập lượng lao động

3.2. Năng suất được quyết định như thế nào

3.2.1. Vốn vật chất trên mỗi công nhân

3.2.1.1. Vốn vật chất là trữ máy móc thiết bị và cấu trúc cơ sở hạ tầng được sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ

3.2.1.2. Các yếu tố đầu vào sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ - lao động, vốn và các yếu tố khác được gọi là các yếu tố sản xuất

3.2.1.3. + Vốn quan trọng vì chính nó là yếu tố sản xuất được tạo ra từ quá trình sản xuất + Vốn là đầu vào của quá trình sản xuất, trong quá khứ nó là đầu ra từ một quá trình sản xuất

3.2.2. Vốn nhân lực trên mỗi công nhân

3.2.2.1. Vốn nhân lực là thuật ngữ của nhà kinh tế để chỉ về kiến thức và các kĩ năng ma người công nhân có được thông qua giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm

3.2.2.2. Sản xuất vốn nhân lực đòi hỏi các nguồn nhân lựcđầu vào dưới dạng giáo viên và thời gian của sinh viên

3.2.3. Tài nguyên thiên nhiên trên mỗi công nhân

3.2.3.1. + Tài nguyên thiên nhiên là các yếu tố đầu vào của sản xuất được cung cấp bởi rự nhiên như đất đai, sông ngòi và mỏ khoáng sản + Có hai dạng: Dạng tái tạo được và Dạng không tái tạo được

3.2.3.2. Không là yếu tố cần thiết cho nền kinh tế đạt năng suất cao trong việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ

3.2.4. Kiến thức công nghệ

3.2.4.1. Là sự hiếu biết của xã hội về phương cách tốt nhất để sản xuất hàng hóa và dịch vụ

3.2.4.2. Tiến bộ công nghệ thường được tạo ra các cách để tránh những sự giới hạn về tài nguyên thiên nhiên

4. Với lượng vốn trên mỗi công nhân là đủ lớn, thì việc đầu tư thêm vốn sẽ có tác động tương đối nhỏ lên năng suất