Định hướng quy hoạch vùng và những vấn đề đô thị hóa tại Đắk Lắk và riêng cho thành phố Buôn Ma T...

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Định hướng quy hoạch vùng và những vấn đề đô thị hóa tại Đắk Lắk và riêng cho thành phố Buôn Ma Thuột – đô thị loại I trung tâm vùng Tây Nguyên by Mind Map: Định hướng quy hoạch vùng và những vấn đề đô thị hóa tại Đắk Lắk và riêng cho thành phố Buôn Ma Thuột – đô thị loại I trung tâm vùng Tây Nguyên

1. Nội dung

1.1. Kính thưa Đoàn chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam

1.1.1. Trước hết, xin thay mặt cho tập thể cán bộ, công chức, viên chức, đồng nghiệp công tác ngành xây dựng tỉnh, tôi xin nhiệt liệt chào mừng và cảm ơn các quý vị đại biểu, các vị khách quý đã tham dự và tài trợ cho Hội thảo, theo chủ đề: “Quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị cho thành phố Buôn Ma Thuột xứng tầm đô thị loại I, trung tâm vùng Tây nguyên

1.2. Kính thưa các quý vị đại biểu, thưa các vị khách quý

1.2.1. Với nội dung Ban Tổ chức hội thảo nêu: “Định hướng quy hoạch vùng và những vấn đề đô thị hóa tại Đắk Lắk và riêng cho thành phố Buôn Ma Thuột – đô thị loại I trung tâm vùng Tây Nguyên”. Đây là chủ đề rộng, đa dạng, đa chiều, bao quát nhiều nội dung có tính chiến lược: Quy hoạch vùng Tây Nguyên; Vùng tỉnh; Chương trình phát triển đô thị Quốc gia … Trong khuôn khổ thời lượng cho phép của hội thảo, xin trình bày một số định hướng, khái quát những mục tiêu tổng quát của phát triển đô thị trong định hướng quy hoạch vùng, với một số điểm chính; Như sau

2. Nội dung

2.1. NỘI DUNG THAM LUẬN

2.1.1. I. Vị trí tỉnh Đắk Lắk trong vùng Tây nguyên và vấn đề đô thị hóa tại tỉnh Đắk Lắ

2.1.1.1. 1. Tỉnh Đắk Lắk trong vùng Tây Nguyên:

2.1.1.1.1. Như chúng ta biết, Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Tổng diện tích là 54.641,069 km2. (Tây Nguyên chiếm khoảng 16,5% diện tích và trên 6% dân số của cả nước)

2.1.1.1.2. Tỉnh Đắk Lắk là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, có nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên phong phú, nhiều tiềm năng phát triển cây công nghiệp, nông nghiệp chất lượng cao, du lịch. Đắk Lắk có diện tích tự nhiên trên: 13.125,4 km2, chiếm 24% diện tích Tây Nguyên. (diện tích tự nhiên đứng thứ 2 sau Gia Lai, »28%)

2.1.1.1.3. Dân số (theo Niên giám thống kê năm 2015): trên 1,85 triệu người. Trong đó: Dân số đô thị (nội thị) : 426.005 người (chiếm 24,31%). Dân số Đắk Lắk chiếm trên 34% tổng dân số Tây Nguyên. Tỉnh có mật độ dân số ở mức cao nhất trong vùng Tây nguyên

2.1.1.2. 2. Tình hình đô thị hóa trên địa bàn tỉnh:

2.1.1.2.1. Đến 2017, hệ thống đô thị tỉnh Đắk Lắk có 16 đô thị, gồm

2.1.1.2.2. Tỷ lệ đô thị hóa tỉnh Đắk Lắk năm 2006 là »21% đến năm 2015 là trên 24,31%, Tuy dân số ở mức cao nhất trong vùng Tây nguyên, nhưng tỷ lệ đô thị hóa thấp, (thấp hơn trung bình vùng Tây Nguyên 29% và đứng thứ 4 so với 5 tỉnh vùng Tây nguyên) điều đó cho thấy có sự mất cân đối giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn. Quá trình đô thị hóa ở Đắk Lắk chủ yếu tập trung ở thành phố Buôn Ma Thuột, tại các thị trấn chậm hơn. Điều này có thể dẫn tới việc gia tăng khoảng cách về phát triển kinh tế – xã hội giữa các khu vực đô thị và nông thôn. Chưa cân bằng giữa trong định hướng cơ cấu kinh tế trong vùng, từng địa phương

2.1.1.2.3. Dự báo đến năm 2020, dân số bình quân (năm cuối kỳ) khoảng 1,97 ~ 1,98triệu người, tỷ lệ đô thị hóa chiếm » 35%. Tốc độ đô thị hóa giai đoạn đến năm 2020 là »1,8%/năm. Trong giai đoạn này, đầu tư xây dựng nâng cấp thị xã đô thị loại III; Hình thành thị xã Ea Kar; Nâng cấp đô thị loại IV đối với thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar; Hình thành các đô thị loại V (gồm: Cư Né, huyện Krông Buk; Ea Phê, huyện Krông Pắk; Ea Na, huyện Krông Ana; Trung Hòa và trung tâm huyện lỵ Cư Kuin)

2.1.1.3. 3. Những thách thức trong quản lý và phát triển đô thị tại địa phương

2.1.1.3.1. Trong bối cảnh vốn cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước còn khó khăn nhưng chính quyền các đô thị trong tỉnh, nhất là thành phố Buôn Ma Thuột đã có nhiều nổ lực trong huy động các nguồn lực đầu tư, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu, điều kiện sống của người dân đô thị, đóng góp quan trọng trong sự phát triển của tỉnh

2.1.1.3.2. Tuy nhiên, phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh nói chung đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị còn dàn trải, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng tiêu chí đô thị; Công tác quản lý vẫn chưa làm chủ được tình hình phát triển đô thị; quy hoạch thiếu hợp lý, sử dụng năng lượng, tài nguyên còn lãng phí; Môi trường, cảnh quan đô thị ngày càng bị xâm phạm mà nguyên nhân chủ yếu là

2.1.1.4. 4. Định hướng phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

2.1.1.4.1. Phát triển đô thị bền vững có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế xã hội của tỉnh. Vai trò đô thị có vị trí động lực trong quá trình phát triển của xã hội và thực sự trở thành hạt nhân thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế của mỗi vùng mỗi địa phương. Nhận thức vai trò quan trọng của phát triển đô thị bền vững trong quá trình phát triển của xã hội, Tỉnh ủy có Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 26/10/2012 về phát triển hệ thống đô thị đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

2.1.1.4.2. Một số quan điểm, định hướng sẽ được tập trung thực hiện thời gian đến

2.1.2. II. Thành phố Buôn Ma Thuột, đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.

2.1.2.1. 1. Khái quát chung:

2.1.2.1.1. Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Đắk Lắk, đồng thời là trung tâm giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội quan trọng của vùng Tây Nguyên (hay nói cách khác: Buôn Ma Thuột là thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk, khu vực Tây Nguyên). Nằm trên một vùng đất đỏ bazan màu mỡ, giàu tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, Buôn Ma Thuột được biết đến như một thủ phủ cà phê của du khách trong nước và quốc tế

2.1.2.1.2. Với diện tích tự nhiên của thành phố »377,18km2 chiếm gần »3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, nhưng dân số lại chiếm trên 19% dân số toàn tỉnh. Dân số thành phố 356.000 người (năm 2015), với 31 dân tộc anh em cùng sinh sống, Trong đó, dân tộc Ê đê chiếm 11,1%. Tỷ lệ đô thị hóa của thành phố 65%, xét về tỷ lệ dân số đô thị thì thành phố chiếm trên 51%. Tốc độ đô thị hóa cao hơn mức trung bình của tỉnh, của khu vực

2.1.2.1.3. Ngày 22/11/1904 khi người Pháp thành lập tỉnh Đăk Lắk, thì Buôn Ma Thuột được chọn làm trung tâm tỉnh. Với vị trí chiến lược về quân sự, kinh tế, đất đai bằng phẳng, có nhiều đất đỏ ba-zan màu mỡ. Buôn Ma Thuột từ sớm đã có nhiều lợi thế trong so các đô thị vùng Tây nguyên. Năm 1975, Buôn Ma Thuột là một thị xã nhỏ bé với quy mô tương đương đô thị loại IV; Năm 1994 được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III; Năm 1995 được Chính phủ công nhận là thành phố, năm 2005 được công nhận là đô thị loại II và năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đắk Lắk

2.1.2.2. 2. Thành phố Buôn Ma Thuột với chức năng đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

2.1.2.2.1. a) Yếu tố lịch sử, văn hóa :

2.1.2.2.2. b) Yếu tố vị trí địa lý và chức năng của Thành phố Buôn Ma Thuộ

2.1.2.2.3. c) Yếu tố kinh tế – xã hội của tỉnh

2.1.2.2.4. d) Một số Quyết định của Trung ương về chức năng trung tâm vùng của thành phố Buôn Ma Thuột

2.1.2.3. 3. Một số định hướng, chiến lược phát triển thành phố:

2.1.2.3.1. Hiện nay, thành phố Buôn Ma Thuột đang triển khai Chương trình phát triển đô thị với sự hổ trợ của Viện Nghiên cứu đô thị & Phát triển hạ tầng thuộc Tổng hội Xây dựng Việt Nam. Hy vọng rằng, Chương trình phát triển đô thị được duyệt sẽ là một Chiến lược dài hạn làm cơ sở hoạch định chính sách, cơ chế quản lý và phát triển, quyết định và huy động các nguồn lực cho những dự án quan trọng

2.1.3. III. Thay lời kết:

2.1.3.1. Như trên đã trình bày, do thời lượng hội thảo có hạn chúng tôi chưa có điều kiện giới thiệu đầy đủ từng giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm, nguồn lực thực hiện chiến lược và vấn đề phát triển đô thị vùng tỉnh và thành phố Buôn Ma Thuột

2.1.3.2. Thông qua hội nghị hôm nay, xem đây như là những gợi ý, chúng tôi rất mong nhận được những chia sẻ về định hướng phát triển đô thị bền vững; chúng tôi mong muốn nắm bắt những cơ hội đang diễn ra hôm nay, để những người quản lý tiếp thu những ý kiến bổ ích, cùng chung tay xây dựng đi tới thịnh vượng của thành phố, góp phần xây dựng vùng Tây Nguyên phồn vinh

2.1.3.3. Một lần nữa, thay mặt những người làm công tác quản lý ngành xây dựng, tôi trân trọng cảm ơn các các chuyên gia và toàn thể đại biểu đã về dự hội nghị. Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hợp tác ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn của quý vị, các bạn, đồng nghiệp trong và ngoài tỉnh

2.1.3.4. Cuối cùng xin chúc quý vị đại biểu sức khỏe, chúc Hội nghị chúng ta hôm nay thành công tốt đẹp./