NHÓM XÃ HỘI-TỔ CHỨC XÃ HỘI

Comienza Ya. Es Gratis
ó regístrate con tu dirección de correo electrónico
NHÓM XÃ HỘI-TỔ CHỨC XÃ HỘI por Mind Map: NHÓM XÃ HỘI-TỔ CHỨC XÃ HỘI

1. NHÓM XÃ HỘI

1.1. Khái niệm

1.1.1. là đối tượng nghiên cứu quan trọng không chỉ trong xã hội học mà còn trong triết học, tâm lý học

1.1.2. thuật ngữ "nhóm" dùng hai nghĩa

1.1.2.1. nhóm quy ước: không tồn tại trong thực tế mà do chúng ta lập ra. Ví dụ: trong phân tích kết quả những nghiên cứu xã hội học, chúng ta phân chia đối tượng khảo sát theo các nhóm như độ tuổi, giới tính, học vấn,...

1.1.2.2. nhóm thực: dùng cho tập hợp người tồn tại trong thực tế, nơi mọi người cùng nhau, liên kết tạo thành giá trị chung nào đó.

1.1.3. Cá nhân thực hiện những vai trò khác nhau, là thành viên của các nhóm xã hội khác nhau, chịu sự ảnh hưởng của tất cả các nhóm.

1.2. Những đặc trưng cơ bản của nhóm

1.2.1. Thành phần: được mô tả theo những chỉ báo khác nhau như giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác,...

1.2.2. Cấu trúc: cấu trúc giao tiếp, cấu trúc lựa chọn, cấu trúc quyền lực.

1.2.3. Các quá trình trong nhóm

1.2.4. Các chuẩn mực

1.2.5. Giá trị của nhóm

1.3. Phân loại nhóm theo tổ hợp

1.3.1. Mức độ phát triển của văn hóa

1.3.2. Dạng cấu trúc

1.3.3. Nhiệm vụ và chức năng

1.3.4. Dạng tư tưởng chủ đạo

1.3.5. Thời gian tồn tại của nhóm

1.3.6. Nguyên tắc gia nhập

1.3.7. Hình thức hoạt động của nhóm

2. TỔ CHỨC XÃ HỘI

2.1. Khái niệm

2.1.1. Trong xã hội học, Tổ chức xã hội có thể được hiểu là một thành tố của cơ cấu xã hội, một hệ thống các quan hệ, tập hợp cá nhân nào đó để đạt được mục đích nhất đinh.

2.1.2. Dấu hiệu nhận biết

2.1.2.1. được lập ra có chủ đích và các thành viên của nhóm ý thức được rằng nhóm họ tồn tại để đạt được mục đích nhất định nào đó. Ví dụ: Bệnh viện được xây dựng để chữa bệnh cho mọi người, các bác sĩ, y tá hay nhân viên ở đây đều ý thức được công việc và nhiệm vụ của mình

2.1.2.2. Có sự thể hiện cụ thể các quan hệ quyền lực xã hội, có quan hệ lãnh đạo- phục tùng, có người nhiều quyền lực, người ít quyền lực

2.1.2.3. Một tập hợp vị thế và vai trò, mỗi thành viên phải xác định được vị thế của mình trong nhóm

2.1.2.4. Vai trò của các thành viên trong tổ chức được thực hiện theo sự mong chờ của tổ chức

2.1.2.5. Phần lớn các mối quan hệ của tổ chức được chính thức và công khai hóa

2.2. Phân loại tổ chức xã hội

2.2.1. Các nhóm quyền uy

2.2.1.1. Lãnh đạo bởi thủ lĩnh có năng lực siêu nhiên hoặc khác thường, thành viên của nhóm sẵn sàng hiến dâng cho thủ lĩnh

2.2.1.2. Dễ bị biến đổi và bị phụ thuộc nhiều vào thủ lĩnh của nhóm, thể hiện ở chỗ mọi quyền lực đều thuộc về thủ lĩnh

2.2.1.3. Vị thế và vai trò của các thành viên không được xác lập theo những quy tắc khách quan, mà theo mối quan hệ với thủ lĩnh

2.2.1.4. Là một dạng tổ chức sơ khai với những đặc điểm cấu trúc lỏng lẻo, kém bền vững

2.2.2. Hiệp hội tự nguyện

2.2.2.1. Phổ biến trên toàn thế giới, có thể là các hiệp hội từ thiện, các tổ chức tôn giáo, hội làm vườn,...

2.2.2.2. Đặc điểm chính

2.2.2.2.1. Lập ra vì nhu cầu và lợi ích các thành viên

2.2.2.2.2. Việc đăng kí vào hội là hoàn toàn tự nguyện

2.2.2.2.3. Cấp chính quyền không can thiệp vào các tổ chức tự nguyện

2.2.2.3. Các tổ chức, hiệp hội tự nguyện hoạt động dựa trên những việc làm không hưởng lương, ngày nay càng nhiều hiệp hội tự nguyện ra đời: các hội đồng hương, tổ chức AIESEC,...

2.2.3. Tổ chức khu biệt

2.2.3.1. Một dạng tổ chức xã hội nằm trên các cục đối lập so với các hiệp hội, tổ chức tự nguyện, lập ra nhằm đáp ứng lợi ích cho nhà nước, tôn giáo hay các cơ quan khác

2.2.3.2. Thành viên bị cô lập, tách biệt khỏi xã hội

2.2.3.3. chia thành 4 loại

2.2.3.3.1. Tổ chức dành cho những người không thể chăm sóc bản thân

2.2.3.3.2. Tổ chức lập ra để cách ly, giam giữ những phần tử bị cho là nguy hiểm

2.2.3.3.3. Tổ chức lập ra với những nhiệm vụ đặc biệt

2.2.3.3.4. Tổ chức lập ra thu hút những người thích tự rút mình khỏi đời sống xã hội

2.2.4. Tổ chức quan liêu

2.2.4.1. Các hoạt động được chia thành vai trò

2.2.4.2. Có ý nghĩa quan trọng đến đời sống xã hội