Trên Đường Băng

Comienza Ya. Es Gratis
ó regístrate con tu dirección de correo electrónico
Trên Đường Băng por Mind Map: Trên Đường Băng

1. Phần 2: In the departure lounge - Ở phòng chờ sân bay

1.1. Điền vào dấu ba chấm

1.1.1. Tính tò mò của con người là một tính cách vừa tốt vừa xấu. Tuy nhiên suy cho cùng thì tò mò chuyện người khác cũng không giúp mình trở nên tốt hơn, vậy nên hãy tò mò và tìm hiểu chuyện của bản thân mình.

1.2. Những câu chuyện liên quan đến cuộc sống thường ngày của Tony như "Chứng tự kỷ của Tony", "Chuyện Tony làm hướng dẫn viên du lịch", "Chuyện nghe nhạc của Tony", "Cách ăn uống của Tony"... tuy không có quá nhiều liên hệ đến thực tế nhưng qua đó cho thấy sự tự tin, sự bản lĩnh của Tony khi dám khiến bản thân khác biệt với mọi người, chấp nhận bị coi là "tự kỉ", chấp nhận bị sếp mắng hay đuổi việc... Lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ và ý chí mạnh mẽ đã giúp Tony có được thành công ngày hôm nay.

1.2.1. 9 câu chuyện đầu tiên

1.3. Chuyện nhà anh Khổm

1.3.1. Sự thụ động của những người thuộc thế hệ cũ khiến họ trở nên tẻ nhạt và bị coi thường. Còn người nào dám bứt phá và chịu khó thì ắt sẽ thành công, không những vậy mà còn trở nên có ích với những người xung quanh.

2. Phần 3: Boarding - Lên máy bay

2.1. Hào sảng

2.1.1. "Hào sảng đơn giản là sự cho đi mà không tính toán, là sự buông bỏ để làm lại từ đầu. Hào sảng là không tham lam, không ích kỉ, không cá nhân không chủ nghĩa." Người hào sảng sẽ luôn có thể nhận được những điều tốt hơn vì đã hi sinh thứ mà mình đang có hiện tại.

2.2. Trỏ đàng đi buôn

2.2.1. "...nếu muốn giàu có, phải làm công nghiệp. Nếu muốn ổn định, phải đầu tư nông nghiệp. Muốn hưng thịnh đất nước, phải đầu tư giáo dục. Và muốn xã hội nó nhộn nhịp, người dân lanh lợi... thì phải có giao thương." Quan trọng nhất là sự chăm chỉ, cần cù và sáng tạo không ngừng.

3. Phần 1: Packing checklist - Chuẩn bị hành trang

3.1. Chuyện thằng Quân‌

3.1.1. Một thanh niên trẻ giàu nghị lực, vượt qua khó khăn để học tập miệt mài và làm việc hiệu quả, nhưng đến cuối cùng, mission of life của chàng thanh niên này không gì ngoài một gia đình nhỏ ấm cúng.

3.2. Chuyện ở Trung Đông‌

3.2.1. Người ở Trung Đông không dựa dẫm vào những tài nguyên thiên nhiên họ có sẵn mà biết đầu tư toàn lực vào tài nguyên con người, đào tạo ra những người quản lý, giao việc chứ không phải người đi xin việc

3.3. Một đời xớ rớ…‌

3.3.1. Chủ động trong mọi việc, gọi cho người này người kia, phối hợp đồng nghiệp, nghĩ cách xử lý SAO CHO TỐT HƠN, ĐẸP HƠN, SẠCH HƠN, NHANH HƠN, GỌN GÀNG HƠN, HIỆU QUẢ HƠN.

3.4. Một lá thư Quảng Bình‌

3.4.1. Nếu thượng đế có cho ta lại một cuộc đời, chúng ta nên thiết lập các mục tiêu sớm hơn. Và với bất cứ lứa tuổi nào, sự tỉnh thức cũng đều không muộn.

3.5. Một lá thư Cà Mau‌

3.5.1. Đừng vì lợi ích cá nhân mà bán rẻ lương tâm và lợi ích cộng đồng. Người ta chọn cách sống thế nào cũng kệ người ta, họ muốn được người khác tôn trọng thì họ sống tử tế. Họ muốn được người khác yêu thương thì họ phải cho đi. Họ muốn bị coi thường khinh khi thì họ sống kiểu chụp giật. Mình thanh cao thì mình sướng tâm, đẳng cấp, nhìn xuống họ vì mình ở trên, một lé vồ (level) khác.”

3.6. Chuyện lẩu cá kèo

3.6.1. Câu chuyện này đề cao lòng trung thực vì điều đó thể hiện rõ qua tướng đi, nét mặt, ánh nhìn rõ ràng. Nhiều người vì sĩ diện mà vẽ ra rất nhiều về bản thân mình nhưng cuối cùng cũng đều lộ diện hết. Trung thực sẽ đem lại lòng tin của người khác - giá trị lớn hơn nhiều sơ với khôn vặt.

3.7. Tư duy tích cực

3.7.1. Ở bất kì một vấn đề nào, hãy tập cách nghĩ về nó thật tích cực, trong nguy hiểm nó sẽ có cơ hội, hãy luôn mỉm cười và tràn trề sức sống dù có thế nào.

3.8. Chuyện hai bán cầu não bộ‌

3.8.1. Người thành công sẽ là người có khả năng linh hoạt điều khiển hai bán cầu não

3.9. Chuyện viết đúng‌

3.9.1. Bút sa gà chết. Viết cái gì cũng phải đọc đi đọc lại thật kĩ, phải chỉn chu từng câu chữ, đừng để rắc rối xảy ra chỉ vì sai chính tả

3.10. Học giùm tôi cái

3.10.1. 18 tuổi mông lung, khi trẻ chưa xác định được chúng muốn gì, giảng đường vẫn sẽ là lựa chọn tốt hơn, cầm bút và cầm búa thì cái nào nhẹ hơn.

3.11. Chuyện chọn trường

3.11.1. Trường nào cũng vậy, môi trường nào cũng chỉ là điều kiện bên ngoài, dù là chuyên hay không chuyên, không quan trọng, điều chúng ta sẽ làm gì trong môi trường đó mới là quan trọng

3.12. Hành trang tuổi 20‌

3.12.1. Hộ chiếu, Sức khoẻ, Ngoại ngữ, Thẻ VISA, Nghiên cứu, Tình Nguyện. 18 tuổi là bắt đầu tích luỹ mấy cái đó. Ra trường là phải có, ai không có thì dở quá, thất nghiệp là tại mình, không đi ra khỏi ao làng là tại mình. Cuộc đời to hay nhỏ, là do mình nghĩ, mình làm cả. Nếu bạn không là sinh viên, bạn vẫn phải có những thứ đó và xách giỏ ra thế giới như thường. Các bạn trẻ thế giới đều như vậy, chúng ta không thể khác.

3.13. Về nỗi cực hình mang tên ngoại ngữ…

3.13.1. Ai cũng sẽ có nỗi sợ hãi nhất định đối với thứ mình không thể thực hiện được. Tuy nhiên nếu cứ tiếp tục sợ hãi và né tránh thì chúng ta sẽ mãi mắc kẹt trong suy nghĩ "bản thân không thể làm được". Thay vì sợ hãi thì chúng ta hãy thử nghiên cứu những cách làm khác biệt và tự tạo ra niềm hứng thú cho bản thân.

3.14. Tôi là ai?

3.14.1. "Tôi là ai?" là một câu hỏi vừa dễ vừa khó trả lời. Trong cuộc sống việc tạo ra được dấu ấn riêng biệt là điều vô cùng quan trọng. Dấu ấn của riêng bạn sẽ giúp bạn thành công và gây được ấn tượng với người khác trong công việc cũng như trong cuộc sống.

3.15. Thiết kế cuộc đời

3.15.1. Mỗi người từ khi sinh ra đến lúc lìa khỏi thế gian đều mang trong mình một sứ mạng, đó là có thể khiến cho bản thân mình đạt được hạnh phúc. Sứ mạng ấy phải do chính bản thân lựa chọn và thực hiện, không nên để người khác lựa chọn dùm; ngoài ra chính mình cũng cần xác định rõ mục tiêu, không phải nay thế này mai thế kia, nếu cứ liên tục thay đổi thì đó là dấu hiệu của sự chưa trưởng thành, chúng ta sẽ khó thực hiện được sứ mạng. Và khi đã xác định mục tiêu thì phải vạch ra được kế hoạch mà thực hiện. Sau khi thực hiện được tất cả mọi thứ, chúng ta sẽ tự cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống do chính mình thiết kế ra.

3.16. Người Nhật học hành thế nào?

3.16.1. Đạo đức là yếu tố cần thiết của tất cả mọi người. Ở Việt Nam từ xưa đã có câu "Tiên học lễ, hậu học văn", đủ để thuyết phục chúng ta rằng nếu như trong cuộc sống thường nhật, một người có thật nhiều kinh nghiệm và kiến thức, nhưng cách xử sự và thái độ không đúng mực thì rất khó để tìm được một công việc tốt so với người có đạo đức và cư xử phù hợp. Mọi thứ đều có thể đào tạo, riêng đạo đức con người thì phải do chính mỗi người tự giác rèn luyện, tích lũy.

3.17. Nước Đức và chủ nghĩa hoàn hảo trong công việc

3.17.1. Sự hoàn hảo là một điều không hề dễ thực hiện. Tuy nhiên không dễ không có nghĩa là không thể. Cái gì cũng cần có thời gian và sự tập luyện. Tập luyện để rèn giũa sự hoàn hảo từ trong ra ngoài sẽ giúp ta dễ dàng đi đến thành công.

3.18. Tối hậu thư cho một nhân viên đi trễ

3.18.1. Trong cuộc sống khi một người vấp phạm sai lầm, lần đầu họ sẽ được nhắc nhở, lần tiếp theo họ sẽ chịu sự cảnh cáo, và "quá tam ba bận" cho một sai lầm lặp đi lặp lại đến lần thứ 3 đó là sự kết thúc cho bất cứ công việc hoặc mối quan hệ nào. Nếu tiếp tục bao dung tha thứ cho những sai lầm giống nhau thì chính ta đang hại người bạn, người đồng nghiệp, người yêu của ta và thậm chí gây hại cho bản thân mình nữa.

3.19. Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt

3.19.1. Cha mẹ sinh ta ra và nuôi ta ăn học, nếu ta may mắn có được đôi mắt và đôi tay lành lặn thì phải biết làm việc để trả công cho cha mẹ, làm giàu cho đất nước. Còn về việc ngủ ngày, nên phân biệt "nghỉ" và "ngủ". "Nghỉ" chỉ hành động thả lỏng cơ thể sau khi làm việc trong thời gian ngắn, còn "ngủ" là việc làm trong thời gian dài. Khi đi làm chúng ta sẽ chỉ còn nghỉ trưa mà thôi.

3.20. Bệnh "Toán lớp Một"

3.20.1. Sự chi li, tính toán từng đồng từng cắc một không phải là phong cách làm việc của những tổ chức từ thiện. Tính toán quá cặn kẽ ngoài thể hiện sự ích kỉ của bản thân thì còn làm mất thời gian của người khác.

3.21. Nỗi lòng Bồ Đề Sư Tổ

3.21.1. Bất cứ người "thầy" nào cũng mang trong mình trọng trách dạy dỗ học trò thành tài, và vì họ có công dạy dỗ nên họ có quyền hy vọng. Vì vậy nếu chúng ta đã tìm đúng thầy thì phải học cho trọn đạo, quan trọng là phải vượt lên được chính mình chứ đừng đổ lỗi rằng ta thất bại vì yếu tố bên ngoài.

3.22. Bí mật của người giàu có

3.22.1. Muốn làm việc lớn phải bắt đầu từ việc nhỏ, cái gì cũng phải động tay vào thì sau này mới có thể quán xuyến được mọi việc. Biết tự tạo ra công việc cho mình nếu muốn sau này trở thành người chỉ đạo, vì "Nghĩ không ra việc cho mình thì làm chủ gì được".

3.23. Một bếp lửa hồng

3.23.1. Khi quyết tâm làm một việc gì đó, điều chúng ta cần nhất đó chính là ý chí và lòng nhiệt tình. Sự lười biếng, những cám dỗ sẽ luôn kề cận ta mọi lúc để làm ta nhụt chí. Tuy nhiên ý chí mãnh liệt và sự nhiệt tâm sẽ là hai yếu tố giúp chúng ta vượt qua tất cả.

3.24. Chuyện thằng Kiên

3.24.1. "Sức lao động của mình là hàng hóa", đây là một ý kiến đúng. Nếu mình ngại rao bán sức lực, nếu mình sợ nghề này khổ nghề kia nhọc thì mình sẽ mãi mãi thất bại.

3.25. Con cò của mẹ

3.25.1. Tính toán nhỏ nhen và sự lười biếng sẽ luôn cám dỗ ta. Phải biết vượt qua những cám dỗ ấy và tự biến mình từ "con cò" thành "đại bàng".

3.26. Chỉ đường

3.26.1. Tính cách "tỉu nông" bao gồm những biểu hiện như để ý xem mình làm việc ấy có được quyền lợi gì hay không, "giấu nghề"... Nếu trong cuộc sống không có sự giúp đỡ lẫn nhau thì tất cả mọi người đều sẽ bị tụt hậu.

3.27. Hùn hạp làm ăn

3.27.1. Trong mối quan hệ làm ăn cùng nhau, những người tham gia vào "phi vụ làm ăn" đó phải xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau. Nên giao kèo rõ ràng để dù mỗi người đóng góp mỗi kiểu thì mối quan hệ vẫn không bị phá hỏng.

3.28. Nhành cây trứng cá

3.28.1. Cách dạy con của một vài gia đình người Việt vẫn thường là đổ lỗi cho cái bàn, cái ghế khi con vấp té, từ đó đứa trẻ lớn lên sẽ không bao giờ nhận lỗi lầm là do mình. Và nếu như không nhận lỗi, không sửa lỗi thì con người sẽ không thể tiến bộ được.

3.29. Chuyện cái tổng đài điện thoại

3.29.1. Một công ty tốt hay xấu chúng ta không thể biết được, nhưng nếu công ty để người tốt ra đi hết thì phải xem lại cách quản lí của công ty. Nếu làm việc cùng nhau mà không giúp đỡ nhau được, thì kết cục không ai muốn nhìn ai nữa.

3.30. Thành đạt, thành công và thành gì nữa?

3.30.1. Sự so sánh là một điều thường gặp trong giáo dục của Việt Nam. Việc so sánh phiến diện như thế là sai lầm vì có nhiều khía cạnh người ta không thể so sánh được. So sánh không giúp con người cố gắng thêm nhiều mà còn sinh ra lòng đố kị và ghen ghét.

3.31. Chủ nghĩa Makeno

3.31.1. Nếu chúng ta mặc kệ và không quan tâm đến những người xung quanh mà chỉ biết đến lợi ích của riêng mình thì dù sớm hay muộn, chính mỗi người chúng ta cũng sẽ phải hứng chịu sự mặc kệ từ xã hội mà thôi.

3.32. Chị lái đò

3.32.1. Hình ảnh chị lái đò tượng trưng cho những người đã giúp chúng ta băng qua một đoạn đường, như khi người ta ví thầy cô là những người lái đò. Việc chúng ta cần làm là cảm ơn họ chứ không được phủi đi công sức họ đã bỏ ra, cũng như nếu chúng ta cảm thấy mình bị lợi dụng thì đừng nên tiếp tục tốn thời gian cho họ.

3.33. Chuyện củi trấu

3.33.1. Chuyện của mình thì mình phải tự tìm cách giải quyết hoặc tìm đến chuyên gia để được tư vấn. Không nên hỏi những người không biết để rồi tự rước tai họa vào mình, khi đó những người "nghiệp dư" ấy cũng chẳng mảy may gánh vác một phần nào giúp chúng ta mà chỉ có tự ta giúp ta thôi.

3.34. Bệnh nghiện Internet...

3.34.1. "Con dao là một vật trung tính", thế giới công nghệ và Internet cũng vậy. Nếu sử dụng hiệu quả thì cuộc sống của ta sẽ tiện nghi hơn. Nhưng nếu chúng ta lạm dụng quá mức thì nó sẽ phản tác dụng. Để cai nghiện Internet cần có ý chí, tuy khó "Nhưng làm được cái đó rồi, thì sau này cái gì làm cũng được."

3.35. Chuyện con nghé

3.35.1. Sợ sai thì ai cũng sợ, tuy nhiên phải đối mặt với sai lầm, thất bại thì mới thành công được. Cũng không được đổ lỗi cho người khác mà phải biết nghĩ về mình, để nhận ra lỗi sai, để đón nhận những góp ý mà sửa sai. "Nếu muốn không mắc sai lầm, cách duy nhất là không làm gì cả."

3.36. Ứng xử tiền nong

3.36.1. Tiền cũng là một "phương tiện trao đổi hàng hóa" tương tự như vỏ sò ngày xưa, và "phương tiện thì lúc được lúc mất". Phải biết giúp đỡ những ai cần và xứng đáng được giúp đỡ. Luật nhân quả là quy luật cơ bản nhất, và người ta sẽ thu lại những gĩ đã cho cũng như trả lại những thứ đã lấy đi trong quá khứ.