Quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa

Comienza Ya. Es Gratis
ó regístrate con tu dirección de correo electrónico
Quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa por Mind Map: Quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa

1. Trong thời kì đổi mới

1.1. Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển nền văn hóa.

1.1.1. Đại hội VI ( 1986)

1.1.1.1. Khoa học kĩ thuật là động lực to lớn đấy mạnh quá trình phát triển kinh tế-xã hội

1.1.1.2. Có vị trí then chốt trong sự nghiệm xây dựng Chủ nghĩa xã hội

1.1.2. Cương lĩnh năm 1991 ( được Đại hội VII thông qua)

1.1.2.1. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

1.1.2.2. Kế thừa phát huy và tiếp thu văn hóa nhân loại

1.1.2.3. Chống tư tưởng văn hóa phản tiến bộ

1.1.2.4. Xác định giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.

1.1.3. Đại hội VII, VIII, IX, X, XI và nhiều nghị quyết TW tiếp theo

1.1.3.1. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội

1.1.3.2. Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội

1.1.4. Đại hội VII (1991) và Đại hội VIII ( 1996)

1.1.4.1. Khoa học và giáo dục

1.1.4.1.1. Đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc

1.1.4.1.2. Một động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới

1.1.4.2. Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo

1.1.4.2.1. Quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người

1.1.4.2.2. Động lực trực tiếp của sự phát triển xã hội

1.1.5. Hội nghị TW khóa VIII ( 7-1998)

1.1.5.1. Nêu ra 5 quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trình phát triển văn hóa trong thời kì đổi mới

1.1.6. Hội nghị TW khóa IX, X (2004)

1.1.6.1. Xác định " phát triển văn hóa phải đồng bộ với phát triển kinh tế" và đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với nhiệm vụ không ngừng nâng cao văn hóa

1.2. Quan điểm chỉ đạo và chủ trương về xây dựng phát triển nền văn hóa

1.2.1. 1. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, là động lực, phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội và hội nhập quốc tế.

1.2.1.1. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội

1.2.1.1.1. Văn hóa cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống và lối sống, mà ở đó mỗi dân tộc có thể khẳng định được bản sắc riêng của văn hóa mình.

1.2.1.1.2. Các giá trị đó tạo thành nền tảng tinh thần của xã hội

1.2.1.1.3. Đảng chủ trương: làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để các giá trị văn hóa trở thành nền tảng tinh thần bền vững của xã hội.

1.2.1.1.4. Biện pháp: đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, phường xã văn hóa, cơ quan đơn vị văn hóa. Nếu gương người tốt việc tốt.

1.2.1.1.5. Khi xác định mục tiêu phát triển KT-XH phải đồng thời xác định mục tiêu văn hóa.

1.2.1.2. Văn hóa là động lực phát triển bền vững.

1.2.1.2.1. Động lực của sự đổi mới kinh tế một phần quan trọng nằm trong những giá trị văn hóa đang được phát huy.

1.2.1.3. Văn hóa là một mục tiêu của phát triển.

1.2.1.3.1. Mục tiêu của văn hóa chính là mục tiêu xây dựng một xã hội Việt Nam "Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh".

1.2.1.4. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

1.2.1.4.1. Để làm cho văn hóa trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển, Đảng chủ trương phát triển văn hóa gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển KT-XH.

1.2.1.4.2. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế.

1.2.1.4.3. Khi xác định mục tiêu, giải pháp phát triển văn hóa phải căn cứ và hướng tới mục tiêu, giải pháp phát triển KT-XH.

1.2.1.5. Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới

1.2.1.5.1. Tài nguyên con người, cái vốn con người chính là vốn trí tuệ của mỗi dân tộc. Văn hóa đóng vai trò trực tiếp tạo dựng và nâng cao vốn "tài nguyên" này.

1.2.2. 2.Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

1.2.2.1. - Tiên tiến: là nền văn hóa yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

1.2.2.2. - Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam gồm những giá trị truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đươc vun đắp qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.

1.2.2.3. - Bản sắc văn hóa dân tộc được biểu hiện trong tất cả các mặt: tư duy, tính cách, lối sống, văn hóa, nghệ thuật,...

1.2.2.4. - Bản vệ bản sắc văn hóa dân tộc phải gắn liền với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác.

1.2.3. 3.Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa.

1.2.3.1. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.

1.2.4. 4.Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa.

1.2.4.1. Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam.

1.2.4.2. Gắn kết hoạt động văn hóa với phát triển KT-XH, quốc phòng an ninh, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

1.2.4.3. Phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng.

1.2.5. 5. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự phát triển chung của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ tri thức giữ vai trò quan trọng

1.2.5.1. Công nhân, nông dân, trí thức là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước.

1.2.5.2. Đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng

1.2.5.3. Sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ

1.3. Đánh giá thực hiện đường lối

1.3.1. Thành tựu

1.3.1.1. Giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới

1.3.1.1.1. Quy mô giáo dục và đào tạo tăng ở tất cả các cấp, các bậc học.

1.3.1.1.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên phố thông có chuyển biến, cơ sở vật chất - kỹ thuật cho trường học trên cả nước được tăng cường đáng kể.

1.3.1.1.3. Dân trí tiếp tục được nâng cao

1.3.1.2. Khoa học và công nghệ có bước phát triển, phục vụ thiết thực hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

1.3.1.3. Văn hóa phát triển, việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần và nếp sống văn minh có tiến bộ ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước

2. Trước thời kì đổi mới

2.1. Quan điểm và chủ trương xây dựng nền văn hóa mới

2.1.1. Trong những năm 1943-1954

2.1.1.1. Đề cương văn hóa Việt Nam ( 1943) xác định lĩnh vực văn hóa là một trong ba mặt trận kinh tế.

2.1.1.1.1. Dân tộc hóa: Chống lại mọi ảnh hưởng nô dịch

2.1.1.1.2. Đại chúng hóa: (chống mọi chủ trương, hành động làm cho văn hóa phản lại hoặc xa rời quần chúng).

2.1.1.1.3. Khoa học hóa (chống lại tất cả những gì làm cho văn hóa phản tiến bộ, trái khoa học).

2.1.1.2. 3-9-1945 trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày sáu nhiệm vụ cấp bách của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, trong đó có hai nhiệm vụ cấp bách thuộc về văn hóa

2.1.1.2.1. Một là: chống lại nạn mù chữ.

2.1.1.2.2. Hai là: giáo dục lại tinh thần cho nhân dân.

2.1.1.3. Đầu 1946, Ban Trung ương vận động đời sống mới được thành lập và tổ chức cuộc vận động thực hiện đời sống mới nhằm giáo dục lại tinh thần của nhân dân.

2.1.1.3.1. 3-1947 chủ tịch Hồ Chí Minh viết lại tài liệu Đời sống mới để giải thích những chủ trương văn hóa quan trọng gồm 19 câu hỏi và trả lời, nó có ý nghĩa thiết thực đến ngày nay

2.1.1.3.2. Phong trào đời sống mới góp phần bài trừ các hủ tục và giáo dục lại nhân dân một cách hiệu quả

2.1.1.4. Đường lối văn hóa kháng chiến dần dần được hình thành

2.1.1.4.1. Chỉ thị kháng chiến kiến quốc ( 11-1945) của ban chấp hành TƯ

2.1.1.4.2. Báo cáo “Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam” của Trường Chinh (7/1948)

2.1.1.4.3. Bức thư về “Nhiệm vụ văn hóa Việt Nam trong công cuộc cứu nước và xây dựng nước hiện nay” Trường Chinh (16/11/1946).

2.1.2. Trong những năm 1955-1985

2.1.2.1. Đại hội III (1960) chủ trương tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa đồng thời với cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất và cách mạng về khoa học kỹ thuật nhằm xây dựng phát triển nền văn hóa mới, con người mới.

2.1.2.1.1. Làm cho nhân dân thoát nạn mù chữ và những thói hư tật xấu do xã hội cũ để lại

2.1.2.1.2. Có trình độ văn hóa ngày càng cao

2.1.2.1.3. Có hiểu biết về khoa học, kỹ thuật tiên tiến

2.1.2.2. Đại hội IV và V tiếp tục đường lối của Đại hội III, xác định nền văn hóa mới là nền văn hóa có nội dung XHCN và tính dân tộc, có tính Đảng và tính nhân dân.

2.2. Đánh giá sự thực hiện đường lối

2.2.1. Thành tựu

2.2.1.1. Đã xóa dần những thủ tục lạc hậu, những cái lỗi thời trong di sản văn hóa phong kiến, trong nền văn hóa nô dịch của bọn thực dân.

2.2.1.2. Bước đầu xây dựng nền văn hóa dân chủ mới với tính chất dân tộc, khoa học đại chúng.

2.2.1.3. Phát triển hệ thống giáo dục, cải cách phương pháp dạy học, thực hành đời sống mới rộng rãi, bài trừ hủ tục, lạc hậu

2.2.1.4. Văn hóa cứu quốc đã động viên nhân dân tham gia tích cực vào kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

2.2.1.5. Trình độ văn hóa chung của xã hội đã được nâng cao lên một mức đáng kể. Lối sống mới trở thành phổ biến, người với người sống có tình nghĩa, đoàn kết yêu thương nhau

2.2.2. Hạn chế

2.2.2.1. Công tác tư tưởng và văn hóa thiếu sắc bén, thiếu tính chiến đấu. Việc xây dựng thể chế văn hóa còn chậm.

2.2.2.2. Sự suy thoái về đạo đức, lối sống có chiều hướng phát triển

2.2.2.3. Đời sống văn học, nghệ thuật còn nhiều bất cập. Thiếu những tác phẩm văn học, nghệ thuật xứng tầm với sự nghiệp cách mạng dân tộc

2.2.2.4. Một số công trình văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống có giá trị không được quan tâm bảo tồn, lưu giữ, thậm chí bị phá hủy, mai một.

2.2.2.5. Đường lối xây dựng, phát triển văn hóa giai đoạn 1955 – 1986 bị chi phối bởi tư duy chính trị “năm vững chuyên chính vô sản” mà thực chất là nhấn mạnh đấu tranh giai cấp, đấu tranh “ai thắng ai” giữa hai con đường, đấu tranh giữa hai phe, đấu tranh ý thức hệ trong lĩnh vực văn hóa.

2.2.3. Nguyên nhân

2.2.3.1. Mục tiêu, nội dung cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa giai đoạn này cũng bị chi phối bởi cuộc cách mạng quan hệ sản xuất mà tư tưởng chỉ đạo là triệt để xóa bỏ tư hữu, xóa bỏ bóc lột càng nhanh càng tốt, là đưa quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đi trước một bước, tách rời trình độ phát triển thực tế của lực lượng sản xuất.

2.2.3.2. Chiến tranh cùng với cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp và tâm lý bình quân chủ nghĩa đã làm giảm động lực phát triển văn hóa, giáo dục, kìm hãm năng lực tự do, sáng tạo.