Vật Lý 11 - Chương III

Comienza Ya. Es Gratis
ó regístrate con tu dirección de correo electrónico
Vật Lý 11 - Chương III por Mind Map: Vật Lý 11 - Chương III

1. Dòng điện trong kim loại

1.1. Đặc điểm

1.1.1. Hạt tải điện trong kim loại là các electron tự do.

1.1.2. Bản chất dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các electron dưới tác dụng của điện trường.

1.1.3. Chuyển động nhiệt của mạng tinh thể cản trở chuyển động của hạt tải điện làm cho điện trở kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ.

1.2. Sự phụ thuôc của điên trở suất của kim loai theo nhiệt độ

1.2.1. ρ = ρo[1 + α(t - to)]

1.2.2. Vật liệu siêu dẫn có điện trở đột ngột giảm đến bằng 0 khi nhiệt độ ≤ nhiệt độ tới hạn (T ≤ TC).

1.2.3. Khi nhiệt độ hai mối hàn T1, T2 khác nhau, trong mạch có suất điện động nhiệt điện ξ = αT(T1 - T2), αT là hệ số nhiệt điện động.

2. Dòng điện trong chất điện phân

2.1. Đặc điểm

2.1.1. Hạt tải điện trong chất điện phân là các ion dương, ion âm bị phân li.

2.1.2. Dòng điện trong chất điện phân là dòng ion dương và ion âm chuyển động có hướng ngược nhau trong điện trường.

2.1.3. Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi các anion đi tới anôt kéo các ion kim loại của điện cực vào trong dung dịch.

2.2. Định luật Faraday

2.2.1. m = kq

2.2.2. k = 1/F . A/n

2.2.3. m = 1/96500 . AIt/n

3. Dòng điện trong chất khí

3.1. Chất khí chỉ dẫn điện khi có hạt tải điện (electron, ion) do tác nhân ion hóa sinh ra.

3.2. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của electron và các ion trong điện trường.

3.3. Khi dùng nguồn điện áp lớn để tạo ra sự phóng điện qua chất khí, ta thấy có hiện tượng nhân hạt tải điện.

3.4. Hiện tượng Hồ quang điện

3.4.1. Là quá trình phóng điện tự lực hình thành khi dòng điện qua chất khí ở áp suất thường hoặc áp suất thấp đặt giữa hai điện cực có hiệu điện thế không lớn.

3.4.2. Hồ quang điện có thể kèm theo toả nhiệt và toả sáng rất mạnh.

3.4.3. Ứng dụng: hàn điện, làm đèn chiếu sáng, đun chảy vật liệu, …

4. Dòng điện trong chất bán dẫn

4.1. Điện trở suất của các chất bán dẫn có giá trị nằm trong khoảng trung gian giữa kim loại và điện môi, phụ thuộc mạnh vào nhiệt độ và tạp chất:

4.1.1. Ở nhiệt độ thấp, điện trở suất của chất bán dẫn siêu tinh khiết rất lớn. Khi nhiệt độ tăng, điện trở suất giảm nhanh, hệ số nhiệt điện trở có giá trị âm.

4.1.2. Điện trở của bán dẫn giảm đáng kể khi bị chiếu sáng hoặc bị tác dụng của các tác nhân ion hóa khác.

4.2. Chất bán dẫn có hai loại hạt tải điện là electron và lỗ trống.

4.3. Dòng điện trong bán dẫn là dòng các electron dẫn chuyển động ngược chiều điện trường và dòng các lỗ trống chuyển động cùng chiều điện trường.