登録は簡単!. 無料です
または 登録 あなたのEメールアドレスで登録
HÌNH HỌC LỚP 8 により Mind Map: HÌNH HỌC LỚP 8

1. Hình tam giác

1.1. Phân loại

1.1.1. 1. Theo độ dài các cạnh

1.1.1.1. 1. Tam giác thường: độ dài các cạnh khác nhau, số đo góc trong cũng khác nhau.

1.1.1.2. 2. Tam giác cân: có hai cạnh bằng nhau, hai cạnh này được gọi là hai cạnh bên.

1.1.1.3. 3. Tam giác đều: là trường hợp đặc biệt của tam giác cân, có cả ba cạnh bằng nhau. Có 3 góc bằng nhau và bằng 60°

1.1.2. 2. Theo số đo các góc trong

1.1.2.1. 1. Tam giác vuông: có một góc bằng 90°

1.1.2.2. 2. Tam giác tù: có một góc trong lớn hơn lớn hơn 90° (một góc tù).

1.1.2.3. 3. Tam giác nhọn: có ba góc trong đều nhỏ hơn 90°

1.1.2.4. 4. Tam giác vuông cân: vừa là tam giác vuông, vừa là tam giác cân. Có hai cạnh góc vuông bằng nhau và mỗi góc nhọn bằng 45°.

1.2. Một số tính chất của tam giác

1.2.1. 1. Tổng các góc trong của một tam giác bằng 180°

1.2.2. 2. Cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn. Góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn.

1.2.3. 3. Độ dài mỗi cạnh lớn hơn hiệu độ dài hai cạnh kia và nhỏ hơn tổng độ dài của chúng (a, b, c là các cạnh -> a > b-c; a < b+c).

1.2.4. 4. Ba đường cao cắt nhau tại một điểm được gọi là trực tâm.

1.2.5. 5. Ba đường trung tuyến cắt nhau tại một điểm được gọi là trọng tâm.

1.2.6. 6. Ba đường trung trực cắt nhau tại một điểm là tâm đường tròn ngoại tiếp của tam giác.

1.2.7. 7. Đường trung bình: là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác. Một tam giác có ba đường trung bình. Đường trung bình thì song song với cạnh thứ ba và có độ dài bằng 1/2 cạnh đó. Tam giác mới tạo bởi ba đường trung bình thì nó đồng dạng với tam giác chủ của nó.

1.3. Công thức

1.3.1. Diện tích = 1/2 (Cạnh đáy * chiều cao tương ứng với cạnh đáy) (S = (b*h)/2)

2. Hình tứ giác

2.1. Phân loại

2.1.1. 1. Tứ giác lồi: - Tất cả các góc trong < 180° và hai đường chéo đều nằm trong tứ giác. - Một khái niệm phổ biến hơn là tứ giác luôn nằm gọn trên một nửa mặt phẳng có bờ chứa bất kỳ cạnh nào của nó.

2.1.1.1. Phân loại

2.1.1.1.1. Hình thang

2.1.1.1.2. Hình bình hành

2.1.1.1.3. Hình thoi

2.1.1.1.4. Hình chữ nhật

2.1.1.1.5. Hình vuông

2.2. 2. Tứ giác lõm: - Một góc trong có số đo > 180° - và một trong hai đường chéo nằm bên ngoài tứ giác.

3. Hình tròn

3.1. Lưu ý phân biệt Hình tròn & Đường tròn

3.1.1. Đường tròn

3.1.1.1. 1. Là tập hợp tất cả các điểm trên một mặt phẳng và cách đều một điểm cho trước (tâm đường tròn) bằng một khoảng cách cho trước (bán kính đường tròn).

3.1.1.2. 2. Đường tròn không có diện tích như hình tròn

3.1.2. Hình tròn

3.1.2.1. - Là tập hợp tất cả các điểm nằm bên trong và bên trên đường tròn, - Hay là tập hợp các điểm cách tâm một khoảng nhỏ hơn hoặc bằng bán kính.

3.1.2.2. Có diện tích = bình phương bán kính * Pi (S = r * r * 3.1416) Chu vi = đường kính * Pi (P = 2r * 3.1416 = d * 3.1416)