Vấn đề cơ bản của triết học
HỒ THỊ TÂMにより
1. Mặt thứ nhất, giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào? (bản thể luận)
1.1. Chủ nghĩa duy vật cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
1.2. Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất.
1.2.1. Chủ nghĩa duy tâm khách quan : Tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người (Platon; Hêghen)
1.2.2. Thừa nhận tính thứ nhất của YT con người – phủ nhận sự tồn tại của TG KQ G.Berkeley, D. Hume, G.Fichte)
1.3. • Nhị nguyên luận cho rằng vật chất và ý thức tồn tại độc lập. Chúng không nằm trong quan hệ sản sinh, khi không dựa trên tiền đề phát triển cái này để tạo ra cái kia. Cũng không nằm trong quan hệ quyết định nhau. (Aristoteles, Descartes)
2. Mặt thứ hai, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? (nhận thức luận)
2.1. Thuyết khả tri: khẳng định con người về nguyên tắc có thể hiểu được bản chất của sự vật; những cái mà con người biết về nguyên tắc là phù hợp với bản thân sự vật..
2.2. Bất khả tri: con người, về nguyên tắc, không thể hiểu được bản chất của đối tượng; Các hình ảnh, tính chất, đặc điểm… của đối tượng mà con người biết, dù có tính xác thực, cũng không cho phép con người đồng nhất chúng với đối tượng vì nó không đáng tin cậy
2.3. Hoài nghi luận: Sự hoài nghi trong việc xem xét tri thức đã đạt được và cho rằng con người không thể đạt đến chân lý khách quan
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được gọi là vấn đề cơ bản của triết học vì
3.1. Mọi trào lưu triết học đều xoay quanh vấn đề này
3.2. Giải quyết vấn đề này như thế nào sẽ quyết định giải quyết mọi vấn đề khác trong phạm vi và đối tượng nghiên cứu của triết học.