VẬT CHẤT & Ý THỨC

vật chất và ý thức

登録は簡単!. 無料です
または 登録 あなたのEメールアドレスで登録
VẬT CHẤT & Ý THỨC により Mind Map: VẬT CHẤT & Ý THỨC

1. VẬT CHẤT

1.1. Định nghĩa

1.1.1. Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước Mác về phạm trù vật chất

1.1.1.1. Quan điểm của các nhà duy vật thời cổ đại

1.1.1.1.1. Khuynh hướng chung của các nhà duy vật thời cổ đại: Đi tìm bản nguyên vật chất đầu tiên, và coi đó là nguyên tố đầu tiên tạo ra mọi sự vật,hiện tượng trong thế giới

1.1.1.1.2. Phương Đông: Trung Quốc - Ngũ hành, Âm dương; Ấn Độ - Đất, nước, lửa, không khí,...)

1.1.1.1.3. Phương Tây: Ta lét - nước; Anaximen - Không khí; Hê ra clit - Lửa; Đê mô crit - Nguyên tử

1.1.1.1.4. * Ưu điểm: Quan niệm thời kỳ này coi vật chất là cơ sở, bản nguyên của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới. * Hạn chế: Đồng nhất vật chất với vật thể

1.1.1.2. Quan niệm của các nhà duy vật thời cận đại

1.1.1.2.1. Thế kỷ 17 - 18, khoa học tự nhiên phát triển rất mạnh, thu được nhiều thành tựu mới trong việc nghiên cứu thế giới khách quan (cơ học, toán học, vật lý học, sinh vật học,...) Tuy vậy những quan niệm siêu hình vẫn chi phối những hiểu biết về triết học thế giới

1.1.2. Cuộc cách mạng khoa học tự nhiên cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 và sự phá sản của các quan niệm duy vật siêu hình về vật chất

1.1.2.1. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, vật lý học hiện đại, nhất là vật lý vi mô đã có những phát hiện mới về cấu trúc của vật chất, làm biến đổi sâu sắc quan niệm của người ra về nguyên tử. Nguyên tử không phải là phần tử nhỏ nhất, mà còn được phân chia thành điện tử

1.1.2.2. Phát hiện này đã mâu thuẫn với quan niệm về vật chất của CNDV thế kỷ 17 18. Chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng tình hình đó để tuyên truyền quan điểm, tuyên bố vật chất tiêu tan, vật chất biến mất.

1.1.2.3. Triết học Duy vật đứng trước yêu cầu của sự phát triển khoa học là phải xây dựng một quan niệm mới, cao hơn về vật chất để khắc phục khủng hoảng trong khoa học tự nhiên về sự bất lực của CNDV cũ. Trong bối cảnh đó, Lê nin đã đưa ra một định nghĩa mới về vật chất.

1.1.3. Định nghĩa vật chất của Lê nin

1.1.3.1. “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.”

1.2. Tính chất

1.2.1. Vật chất là “phạm trù triết học”

1.2.1.1. Tính trừu tượng của vật chất dùng để chỉ đặc tính chung, bản chất nhất của vật chất - đó là đặc tính tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người và đây cũng là tiêu chí duy nhất để phân biệt cái gì là vật chất và cái gì không phải là vật chất

1.2.1.2. Tính cụ thể của vật chất thể hiện ở chỗ chỉ có thể nhận biết được vật chất bằng các giác quan của con người; chỉ có thể nhận thức được vật chất thông qua việc nghiên cứu các sự vật, hiện tượng vật chất cụ thể

1.2.2. Vật chất là “thực tại khách quan”

1.2.2.1. có đặc tính cơ bản (cũng là đặc trưng cơ bản) là tồn tại không phụ thuộc vào ý thức. Dù con người có nhận thức được hay chưa nhận thức được nó nó vẫn tồn tại.

1.2.3. Vật chất có tính khách thể

1.2.3.1. con người có thể nhận biết vật chất bằng các giác quan

1.2.4. Khi khẳng định vật chất là "thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác", "tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác", V.I. Lênin đã thừa nhận rằng, trong nhận thức luận, vật chất là tính thứ nhất, tồn tại độc lập với ý thức, là nội dung - là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức

1.2.5. Khẳng định vật chất là cái "được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh", V.I. Lênin muốn nhấn mạnh rằng bằng những phương thức nhận thức khác nhau, con người có thể nhận thức được thế giới vật chất; chỉ có những sự vật, hiện tượng của thực tại khách quan chưa được nhận biết chứ không thể không biết.

1.3. Ý nghĩa phương pháp luận

1.3.1. Thế giới quan duy vật biện chứng

1.3.1.1. Thứ nhất, định nghĩa khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau; vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, của ý thức (khắc phục được quan điểm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cổ và cận đại).

1.3.1.2. Thứ hai, định nghĩa khẳng định ý thức con người có khả năng nhận thức được thế giới vật chất (chống lại thuyết không thể biết và hoài nghi luận). Thế giới quan duy vật biện chứng xác định được vật chất và mối quan hệ của nó với ý thức trong lĩnh vực xã hội: đó là tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội, kinh tế quy định chính trị v.v…; tạo cơ sở lý luận cho các nhà khoa học tự nhiên.

1.3.2. Phương pháp luận biện chứng duy vật

1.3.2.1. Vật chất có trước ý thức, là nguồn gốc và quy định ý thức nên trong mọi hoạt động cần xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng các quy luật vốn có của sự vật, hiện tượng; đồng thời cần thấy được tính năng động, tích cực của ý thức để phát huy tính năng động chủ quan nhưng tránh chủ quan duy ý chí mà biểu hiện là tuyệt đối hoá vai trò, tác dụng của ý thức, cho rằng con người có thể làm được tất cả mà không cần đến sự tác động của các quy luật khách quan, các điều kiện vật chất cần thiết

1.4. Phương thức tồn tại của vật chất

1.4.1. Vận động

1.4.1.1. Vận động là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy

1.4.1.1.1. Vật chất chỉ tồn tại bằng cách vận động và chỉ thông qua vận động mà vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình.

1.4.1.1.2. + Con người chỉ nhận thức sâu sắc về sự vật thông qua trạng thái vận động của giới vật chất

1.4.1.1.3. Vận động của vật chất là vận động tự thân (chống quan điểm DT và siêu hình về vận động)

1.4.1.1.4. Vận động sinh ra cùng với sự vật và chỉ mất đi khi SV mất đi => chuyển hóa thành sự vật và hình thức vận động khác (vận động nói chung là vĩnh viễn)

1.4.2. Đứng im

2. 1st level topic

2.1. Next level topic