1. Thị trường
1.1. Khái niệm và vai trò
1.1.1. Khái niệm: là tổng thể các mối quan hệ kinh tế gồm cung-cầu, giá cả; quan hệ hàng-tiền; quan hệ giá trị, giá trị sử dụng; quan hệ hợp tác, cạnh tranh; quan hệ trong nước, ngoài nước,...
1.1.2. Vai trò
1.1.2.1. Một là: thị trường là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển.
1.1.2.2. Hai là: thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội tạo ra cách thức phân bố nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế.
1.1.2.3. Ba là: thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.
1.2. Cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường
1.2.1. Cơ chế thị trường: là hệ thống các quan hệ kinh tế mang đặc tính tự điều chỉnh các cân đối của nền kinh tế theo yêu cầu của các quy luật kinh tế.
1.2.2. Nền kinh tế thị trường
1.2.2.1. Khái niệm: là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của quy luật thị trường.
1.2.2.2. Đặc trưng
1.2.2.2.1. Thứ 1: kinh tế thị trường đòi hỏi sự đa dạng của các chủ thể kinh tế nhiều hình thức sở hữu. Các chủ thể kinh tế bình đẳng trước pháp luật.
1.2.2.2.2. Thứ 2: thị trường đóng vai trò quan trọng quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội thông qua hoạt động của các thị trường bộ phận như thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường tài chính,...
1.2.2.2.3. Thứ 3: giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển.
1.2.2.2.4. Thứ 4: động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất, kinh doanh là lợi ích kinh tế-xã hội.
1.2.2.2.5. Thứ 5: nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các quan hệ kinh tế, đồng thời nhà nước thực hiện nhiệm vụ khắc phục những khuyết tật của thị trường, thúc đẩy những yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng xã hội và sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế.
1.2.2.2.6. Thứ 6: kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, thị trường trong nước gắn liền với thị trường quốc tế.
1.2.2.3. Ưu thế
1.2.2.3.1. Một là: nền kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực mãnh liệt cho sự hình thành ý tưởng mới của các chủ thể kinh tế.
1.2.2.3.2. Hai là: nền kinh tế thị trường luôn thực hiện phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng miền cũng như lợi thế quốc gia trong quan hệ với thế giới.
1.2.2.3.3. Ba là: nền kinh tế thị trường luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.
1.2.2.4. Khuyết tật
1.2.2.4.1. Một là: xét trên phạm vi toàn bộ nền sản xuất xã hội, nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng.
1.2.2.4.2. Hai là: nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
1.2.2.4.3. Ba là: nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội.
1.3. Một số quy luật kinh tế chủ yếu của kinh tế thị trường
1.3.1. Quy luật giá trị
1.3.1.1. Khái niệm: là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa.
1.3.1.2. Nội dung
1.3.1.2.1. Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được.
1.3.1.2.2. Trong trao đổi, lưu thông phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: hai hàng hóa được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau hoặc trao đổi, mua bán hàng hóa phải thực hiện với giá cả bằng giá trị.
1.3.1.3. Tác động
1.3.1.3.1. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
1.3.1.3.2. Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động.
1.3.1.3.3. Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người lao động thành kẻ giàu người nghèo.
1.3.2. Quy luật cung - cầu: là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung (bên bán) và cầu (bên mua) hàng hóa trên thị trường, quy luật này đòi hỏi cung-cầu phải có sự thống nhất, nếu không có sự thống nhất giữa chúng thì sẽ có các nhân tố xuất hiện điều chỉnh chúng.
1.3.3. Quy luật lưu thông tiền tệ
1.3.3.1. Khái niệm: số lượng tiền cần cho lưu thông hàng hóa được xác định theo một quy luật là quy luật lưu thông tiền tệ.
1.3.3.2. Theo quy luật này, số lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kì nhất định được xây dựng bằng công thức tổng quát sau: M=P.Q/V
1.3.4. Quy luật cạnh tranh
1.3.4.1. Khái niệm: là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hóa.
1.3.4.2. Tác động
1.3.4.2.1. Thứ 1: thúc đẩy sự phát triển lực lượng xã hội
1.3.4.2.2. Thứ 2: thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường
1.3.4.2.3. Thứ 3: cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ các nguồn lực
1.3.4.2.4. Thứ 4: thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội
2. Vai trò của các chủ thể tham gia thị trường
2.1. Người sản xuất: là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Người sản xuất bao gồm các nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ,...
2.2. Người tiêu dùng: là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng.
2.3. Các chủ thể trung gian trong thị trường: do sự phát triển của sản xuất và trao đổi dưới tác động của phân công lao động xã hội, làm cho sự tách biệt tương đối giữa sản xuất và trao đổi ngày càng sâu sắc.
2.4. Nhà nước: là mọi quan hệ sản xuất và trao đổi, các hoạt động chịu sự tác động của các quy luật khách quan; đồng thời chịu sự can thiệp, điều tiết của nhà nước qua việc thực hiện hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế.
3. Sản xuất hàng hóa và hàng hóa
3.1. Sản xuất hàng hóa
3.1.1. Khái niệm: là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm không nhằm mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng của chính mình để trao đổi mua bán.
3.1.2. Điều kiện ra đời
3.1.2.1. Phân công lao động xã hội: là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao động xã hội ra thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau.
3.1.2.2. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất hay tính chất tư nhân của quá trình lao động: sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế, người này muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác cần phải thông qua trao đổi mua bán hàng hóa.
3.1.3. Đặc trưng và ưu thế
3.1.3.1. Thứ nhất: lực lượng sản xuất ngày càng hiện đại, quy mô càng lớn, năng suất lao động cao,...đáp ứng ngày càng tốt về nhu cầu về vật chất và tinh thần cho con người.
3.1.3.2. Thứ hai: thúc đẩy việc ứng dụng các thành tựu khoa học- kỹ thuật vào sản xuất,...thúc đẩy sản xuất phát triển.
3.1.3.3. Thứ ba: diễn ra trong môi trường cạnh tranh gay gắt, buộc những người sản xuất hàng hóa phải luôn luôn năng động, nhạy bén.
3.1.3.4. Thứ tư: giao lưu văn hóa kinh tế ở các địa phương các ngành ngày càng phát triển. Khai thác những lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng vùng tùng địa phương.
3.1.3.5. Thứ năm:thỏa mãn nhu cầu của con người về vật chất và tinh thần ngày càng tốt hơn.
3.2. Hàng hóa
3.2.1. Khái niệm:là sản phẩm của lao động, thõa mãn được nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán.
3.2.2. Hàng hóa có 2 loại
3.2.2.1. Hàng hóa ở dạng hữu hình: thỏa mãn nhu cầu về vật chất của con người như lương thực, quần áo,...
3.2.2.2. Hàng hóa ở dạng vô hình: thỏa mãn nhu cầu về tinh thần của con người như dịch vụ thương mại, bác sĩ, nghệ sĩ,...
3.2.3. 2 thuộc tính của hàng hóa
3.2.3.1. Giá trị sử dụng
3.2.3.1.1. Khái niệm:là công dụng của hàng hóa nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người.
3.2.3.1.2. Đặc trưng
3.2.3.2. Giá trị hàng hóa
3.2.3.2.1. Giá trị trao đổi: là quan hệ về số lượng, thể hiện tỉ lệ trao đổi giữa giá trị sử dụng của hàng hóa này với giá trị sử dụng của hàng hóa khác.
3.2.3.2.2. Giá trị hàng hóa: là hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
3.2.3.2.3. Đặc trưng
3.3. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
3.3.1. Lao động cụ thể
3.3.1.1. Khái niệm: là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
3.3.1.2. Đặc trưng
3.3.1.2.1. Là cơ sở của phân công lao động xã hội
3.3.1.2.2. Khoa học-kỹ thuật ngày càng phát triển các hình thức lao động cụ thể càng đa dạng, phong phú.
3.3.1.2.3. Tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa
3.3.1.2.4. Lao động cụ thể mang tính cá nhân
3.3.2. Lao động trừu tượng
3.3.2.1. Khái niệm: là sự hao phí sức lực của con người về thần kinh và cơ bắp nói chung không kể các hình thức cụ thể của nó.
3.3.2.2. Đặc trưng
3.3.2.2.1. Tạo ra giá trị hàng hóa.
3.3.2.2.2. Là phạm trù lịch sử
3.3.2.2.3. Là lao động đồng nhất và giống nhau về chất
3.3.2.2.4. Mang tính xã hội
3.4. Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
3.4.1. Thước đo lượng giá trị hàng hóa
3.4.1.1. Thời gian lao động cá biệt: là thời gian lao động của người sản xuất để tạo ra một đơn vị hàng hóa.
3.4.1.2. Thời gian lao động xã hội cần thiết: là thời gian lao động cần để sản xuất ra một hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với một trình độ trang thiết bị trung bình, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong xã hội đó.
3.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng
3.4.2.1. Năng suất lao động: được đo bằng lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
3.4.2.2. Cường độ lao động: là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động.
3.4.3. Mức độ phức tạp của lao động
3.4.3.1. Lao động giản đơn: lao động mà một người lao động bình thường không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được
3.4.3.2. Lao động phức tạp: lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện mới có thể tiến hành được.
4. Dịch vụ và một số hàng hóa đặc biệt
4.1. Dịch vụ
4.1.1. Là một loại hàng hóa, nhưng đó là hàng hóa vô hình.
4.1.2. Không phục vụ trực tiếp người cung ứng dịch vụ.
4.1.3. Là hàng hóa không thể cất trữ.
4.2. Một số hàng hóa đặc biệt
4.2.1. Quyền sử dụng đất đai
4.2.2. Thương hiệu (danh tiếng)