Chủ đề 2: SẢN XUẤT HÀNG HÓA (1)

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Chủ đề 2: SẢN XUẤT HÀNG HÓA (1) by Mind Map: Chủ đề 2: SẢN XUẤT HÀNG HÓA  (1)

1. LÝ LUẬN CỦA C.MAC VỀ SẢN XH HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA

1.1. Sản xuất hàng hóa

1.1.1. Khái niệm sản xuất hàng hóa

1.1.1.1. Là một hình thức tổ chức kinh tế mà mục đích của việc sản xuất ra sản phẩm là để trao đổi hoặc để bán trên thị trường. Mục đích của kiểu tổ chức kinh tế này là kiếm lời (giá trị cao hơn)

1.1.2. Điều kiện ra đời

1.1.2.1. Có sự phân công lao động xã hội

1.1.2.2. Có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất (Chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất).

1.1.3. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa

1.1.3.1. Dựa trên sựu phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng hiện đại, quy mô ngày càng lớn, năng suất lao động cao, việc trao đổi, mua bán ngày càng thuận tiện...đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về vật chất và tinh thần cho con người

1.1.3.2. Thúc đẩy việc ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất..., thúc đẩy sản xuất phát triển.

1.1.3.3. Diễn ra trong môi trường cạnh tranh gay gắt, buộc những người sản xuất hàng hoá phải luôn luôn năng động, nhạy bén.

1.1.3.4. Làm cho giao lưu kinh tế văn hóa giữa các địa phương, các ngành, các quốc gia ngày càng phát triển. Khai thác được những lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở cũng như từng vùng, từng địa phương.

1.1.3.5. Thỏa mãn nhu cầu của con người về vật chất và tinh thần ngày càng tốt hơn.

1.2. Hàng hóa

1.2.1. Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa

1.2.1.1. Khái niệm hàng hóa

1.2.1.1.1. Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có công dụng để thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người, thông qua trao đổi mua bán.

1.2.1.2. Hai thuộc tính của hàng hóa

1.2.1.2.1. Giá trị sử dụng

1.2.1.2.2. Giá trị của hàng hóa

1.2.2. Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa

1.2.2.1. Lượng giá trị

1.2.2.1.1. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa là lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó.

1.2.2.1.2. Lượng giá trị hàng hóa không do bằng thời gian hao phí lao động cá biệt mà đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.

1.2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa

1.2.2.2.1. Năng suất lao động

1.2.2.2.2. Cường độ lao động

1.2.2.2.3. Tính chất giản đơn hay phức tạp của lao động

1.2.3. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

1.2.3.1. Lao động cụ thể: Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của một nghề nghiệp chuyên môn nhất định.

1.2.3.2. Lao động trừu tượng: Là sự hao phí sức lực của con người về thần kinh và cơ bắp nói chung không kể các hình thức cụ thể của nó.

2. THỊ TRƯỜNG

2.1. Khái niệm và vai trò của thị trường

2.1.1. Khái niệm thị trường

2.1.1.1. Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các chủ thể kinh tế với nhau. Tại đó, người có nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ sẽ nhận được thứ mà mình cần và ngược lại, người có hàng hóa, dịch vụ sẽ nhận được một số tiền tương ứng. Thị trường có biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau, có thể là chợ, cửa hàng, quầy hàng lưu động, văn phòng giao dịch hay siêu thị…

2.1.1.2. Theo nghĩa rộng, thị trường là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bán hàng hóa trong xã hội, được hình thành do những điểu kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định. Theo nghĩa này, thị trường là tổng thể các mối quan hệ kinh tế gồm cung, cầu, giá cả; quan hệ hàng - tiền; quan hệ giá trị, giá trị sử dụng; quan hệ hợp tác, cạnh tranh; quan hệ trong nước, ngoài nước… Cùng với đó là các yếu tố kinh tế như nhu cầu (người mua hàng); người bán; tiền - hàng; dịch vụ mua bán… Tất các quan hệ và yếu tố kinh tế này được vận động theo quy luật của thị trường.

2.1.2. Vai trò của thị trường

2.1.2.1. Thị trường là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển.

2.1.2.2. Thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra cách thức phân bố nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế.

2.1.2.3. Thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.

2.2. Cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường

2.2.1. Cơ chế thị trường

2.2.1.1. Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang đặc tính tự điều chỉnh các cân đối của nền kinh tế theo yêu cầu của các quy luật kinh tế.

2.2.1.2. Dấu hiệu đặc trưng của cơ chế thị trường là cơ chế hình thành giá cả một cách tự do. Người bán, người mua thông qua thị trường để xác định giá cả của hàng hóa, dịch vụ. C

2.2.2. Nền kinh tế thị trường

2.2.2.1. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường.

2.2.2.2. Đặc trưng

2.2.2.2.1. Kinh tế thị trường đòi hỏi sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Các chủ thể kinh tế bình đẳng trước pháp luật.

2.2.2.2.2. Thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội thông qua hoạt động của các thị trường bộ phận như thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ, thị trường sức lao động, thi trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ…

2.2.2.2.3. Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển.

2.2.2.2.4. Động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi ích kinh tế - xã hội.

2.2.2.2.5. Nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các quan hệ kinh tế, đồng thời, nhà nước thực hiện nhiệm vụ khắc phục những khuyết tật của thị trường, thúc đẩy những yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng xã hội và sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế.

2.2.2.2.6. Kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, thị trường trong nước gắn liền với thị trường quốc tế.

2.2.2.3. Ưu thế

2.2.2.3.1. Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự hình thành ý tưởng mới của các chủ thể kinh tế.

2.2.2.3.2. Nền kinh tế thị trường luôn thực hiện phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng miền cũng như lợi thế quốc gia trong quan hệ với thế giới.

2.2.2.3.3. Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.

2.2.2.4. Khuyết tật

2.2.2.4.1. Xét trên phạm vi toàn bộ nền sản xuất xã hội, nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng. Trong kinh tế thị trường, rủi ro về khủng hoảng luôn tiềm ẩn. Khủng hoảng có thể diễn ra cục bộ, có thể diễn ra trên phạm vi tổng thể.

2.2.2.4.2. Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.

2.2.2.4.3. Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội

2.3. Một số quy luật kinh tế chủ yếu của kinh tế thị trường

2.3.1. Quy luật giá trị

2.3.2. Quy luật cung-cầu

2.3.3. Quy luật lưu thông tiền tệ

2.3.4. Quy luật cạnh tranh

3. VAI TRÒ CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG

3.1. Người sản xuất

3.1.1. Người sản xuất hàng hóa là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Người sản xuất bao gồm các nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ...

3.1.2. Người sản xuất là những người sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận. Nhiệm vụ của họ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội, mà còn tạo ra và phục vụ cho những như cầu trong tương lai với mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn.

3.2. Người tiêu dùng

3.2.1. Người tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. Sức mua của người tiêu dùng là yêu tố quyết định sự thành bại của người sản xuất. Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực quan trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất.

3.2.2. Người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng trong định hướng sản xuất. Do đó, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, người tiêu cùng ngoài việc thỏa mãn nhu cầu của mình, cần phải có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.

3.3. Các chủ thể trung gian trong thị trường

3.3.1. Do sự phát triển của sản xuất và trao đổi dưới tác động của phân công lao động xã hội, làm cho sự tách biệt tương đối giữa sản xuất và trao đổi ngày càng sâu sắc, Trên cơ sở đó xuất hiện những chủ thể trung gian trong thị trường.

3.3.2. Nhờ các chủ thể trung gian này mà nền kinh tế thị trường trở nên sống động, linh hoạt hơn. Hoạt động của các chủ thể trung gian trong thị trường làm tăng cơ hội thực hiện giá trị của hàng hóa cũng như thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Các chủ thể trung gian làm tăng sự kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, làm cho sản xuất và tiêu dùng trở nên ăn khớp với nhau.

3.4. Nhà nước

3.4.1. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đồng thời thực hiện những biện pháp để khắc phục những khuyết tật của thị trường.

3.4.2. Sử dụng các công cụ kinh tế để khắc phục các khuyết tật của nền kinh tế thị trường, làm cho nền kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả