1. II. Nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013
1.1. 1. Chế độ chính trị
1.1.1. Dưới góc độ là một chế định của luật Hiến pháp, chế độ chính trị là tổng thể các quy định vè những vấn đề có tính chất nguyên tắc chung làm nền tảng cho các chương trình của Hiến pháp như: bản chất Nhà nước, nguồn gốc Nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng đối với mọi hoạt động của Nhà nước
1.2. 2. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
1.2.1. a.Quyền con người
1.2.1.1. Quyền con người ( nhân quyền ) được hiểu là quyền tự nhiên vốn có của con người từ lúc sinh ra, quyền con người mang tính phổ quát gắn liền với mọi cá nhân không phân biệt quốc gia, dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội
1.2.1.2. Phân biệt quyền con người và quyền công dân: Để phân biệt, Hiến pháp 2013 sử dụng từ "mọi người", "không ai" khi quy định về quyền con người, và dùng từ "công dân" khi quy định về quyền công dân
1.2.1.3. Nội dung quy định về quyền con nguời trong hiến pháp 2013
1.2.1.3.1. Quyền con người về dân sự-chính trị: mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức,...
1.2.1.3.2. Quyền con người về tự do tôn giáo: mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
1.2.1.3.3. Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự
1.2.1.3.4. Quyền con người về kinh tế: mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác ( Điều 32, Hiến pháp 2013 ). Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong ngành nghề mà pháp luật không cấm ( Điều 32, Hiến pháp 2013 )
1.2.1.3.5. Quyền con người về văn hoá-xã hội: mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế,...
1.2.2. b. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
1.2.2.1. Quyền của công dân ( dân quyền ) là các quyền mà Nhà nước quy định dành cho người có quốc tịch. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội.
1.2.2.2. Nội dung các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp 2013
1.2.2.2.1. Các quyền cơ bản về chính trị: không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá,....
1.2.2.2.2. Các quyền cơ bản về dân sự: công dân có quyền có nơi ở hợp pháp, có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý,...
1.2.2.2.3. Các quyền cơ bản về văn hoá, xã hội: công dân nam nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình cho xã hội.
1.2.2.2.4. Nghĩa vụ của công dân: công dân có quyền và nghĩa vụ về học tập ( Điều 39, Hiến pháp 2013 ); công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc ( Điều 44, Hiến pháp 2013 ); bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân,...
1.3. 3. Chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường
1.3.1. Về lĩnh vực khoa học và công nghệ Hiến pháp quy định mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó (điều 40).
1.3.2. Về lĩnh vực xã hội Hiến pháp xác định trách nhiệm của Nhà nước cùng với toàn xã hội, bằng các nguồn lực kinh tế - tài chính, đàu tư phát triển các lĩnh vực lao động, việc làm, y tế, phúc lợi và an toàn an sinh xã hội,...
1.3.3. chính sách kinh tế là kế hoạch hành động nhằm sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu thụ hàng hóa, của cải trong xã hội hay hiểu một cách đơn giản hơn, chính sách kinh tế là chính sách tạo ra của cải làm giàu cho xã hội.
1.3.4. chính sách văn hoá là những tư tưởng chỉ đạo, những nguyên tắc và định hướng cơ bản trong việc xây dựng và phát triển nền văn hoá của một cộng đồng, quốc gia, dân tộc, khu vực lãnh thổ hoặc trong phạm vi quốc tế
1.3.5. Về văn hóa, Hiến pháp quy định mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Ðiều 41)
1.3.6. Về giáo dục, Hiến pháp quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập (Ðiều 39)
1.3.7. Về bảo vệ môi trường, Hiến pháp ghi nhận quyền được sống trong môi trường trong lành và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của mọi người (Ðiều 42)
1.4. 4. Tổ chức bộ máy nhà nước
1.4.1. Tổ chức bộ máy nhà nước là hoạt động thiết lập các cơ quan theo một trình tự nhất định, quy định cách thực thành lập, xác lập nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể đối với mỗi cơ quan nhà nước. – Bộ máy nhà nước là cấu trúc tổ chức trực tiếp nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước.
1.4.2. Bộ máy nhà nước gồm 3 cơ quan
1.4.2.1. Cơ quan thực hiện quyền lập pháp
1.4.2.1.1. Bao gồm: Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân trực tiếp bầu ra
1.4.2.2. Cơ quan thực hiện quyền tư pháp
1.4.2.2.1. Các cơ quan xét xử
1.4.2.2.2. Các cơ quan kiểm sát
1.4.2.3. Cơ quan thực hiện quyền hành pháp
1.4.2.3.1. Bao gồm: Chính phủ, các bộ, các Uỷ ban nhà nước, các cơ quan khác thuộc Chính phủ cũng như Uỷ ban nhân dân các cấp và các sở phòng ban thuộc Uỷ ban nhân dân
2. I. Khái quát khái niệm, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp
2.1. Khái niệm Luật Hiến Pháp
2.1.1. Luật Hiến pháp là một ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật tồn tại trong nhiều văn bản luật khác nhau, từ văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất là Hiến pháp cho đến văn bản có hiệu lực thấp nhất hơn như Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết Nghị định điều chỉnh các mối quan hệ xã hội cơ bản có liên quan đến việc xác lập quyền lực nhà nước, quan hệ giữa nhà nước và công dân, tổ chức và hoạt động bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.2. 2. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp
2.2.1. Đối tượng điều chỉnh của luật Hiến pháp được hiểu là những quan hệ xã hội mà luật Hiến pháp tác động vào nhằm định hướng, thiết lập một trật tự xã hội nhất định phù hợp với đường lối của Đảng, ý chí của nhà nước và nguyện vọng của nhân dân
2.2.2. Có thể chia đối tượng điều chỉnh thành 5 nhóm sau
2.2.2.1. Nhóm 1: các quan hệ xã hội gắn với việc xác định chế độ chính trị, quyền lực nhà nước
2.2.2.2. Nhóm 2: các quan hệ xã hội liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
2.2.2.3. Nhóm 3: các quan hệ xã hội liên quan đến chính sách về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường
2.2.2.4. Nhóm 4: các quan hệ xã hội liên quan đén bảo vệ tổ quốc bao gồm chính sách an ninh, quốc phòng.
2.2.2.5. Nhóm 5: các quan hệ xã hội liên quan đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
2.3. . Phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp
2.3.1. a. Phương pháp cho phép
2.3.1.1. Cho phép, cách thức này được sử dụng để điều chỉnh các hệ thống xã hội liên kết với việc xác định các quyền của công dân và các quyền hạn của các cơ quan Nhà nước. Theo cách thức này quy định phạm vi Luật Hiến pháp cho phép chủ thể quản lý hệ thống Luật Hiến pháp thực hiện điều hành nhất định.
2.3.1.2. Ví dụ: Công dân đủ từ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, đủ từ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân.
2.3.2. b. Phương pháp bắt buộc
2.3.2.1. Bắt buộc, cách thức này được Sử dụng để điều chỉnh quan hệ xã hội liên quan đến việc thực hiện quyền lực Nhà nước và xác định nghĩa vụ của công dân. Theo cách thức này quy phạm Luật Hiến pháp buộc chủ thể quan hệ pháp Luật Hiến pháp phải thực hiện hành vi nhất định.
2.3.2.2. Ví dụ: Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
2.3.3. c. Phương pháp cấm
2.3.3.1. Cấm đoán, cách thức này được sử dụng để điều chỉnh một số quan hệ xã hội liên quan đến quyền công dân và hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Theo cách này quy phạm pháp Luật Hiến pháp. Chủ thể quan hệ pháp Luật Hiến pháp thực hiện hành vi nhất định.
2.3.3.2. Ví dụ: Nghiêm cấm xử lý, cấm lao động, sử dụng nhân công lao động dưới độ tuổi lao động.
2.3.4. d. Phương pháp xác lập những nguyên tắc mang tính định hướng
2.3.4.1. Quan điểm này không được xác định chính xác bởi hai lý do sau
2.3.4.1.1. Thứ nhất những nguyên tắc chung (như nguyên tắc quyền lực nhân dân đại diện nhân dân, Đảng lãnh đạo, tập trung, dân chủ,…) là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống Luật Hiến pháp. Chính trên cơ sở những nguyên tắc chung này mà Luật Hiến pháp được xây dựng thành hệ thống thống nhất đồng thời là những nguyên tắc chung tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các chế định của ngành Luật Hiến pháp.
2.3.4.1.2. Thứ hai đã là những nguyên tắc chung thì thường mang tính khái quát hóa cao vì vậy những nguyên tắc chung không điều chỉnh những quan hệ xã hội cụ thể.
2.3.4.2. Ví dụ: Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.