DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA by Mind Map: DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa

1.1. Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ

1.1.1. Quan niệm về dân chủ

1.1.1.1. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin

1.1.1.1.1. Về phương diện quyền lực, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ nhân của nhà nước

1.1.1.1.2. Trên phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị, dân chủ là một hình thức hay hình thái nhà nước, là chính thể dân chủ hay chế độ dân chủ.

1.1.1.1.3. Trên phương diện tổ chức và quản lí xã hội, dân chủ là một nguyên tắc –nguyên tắc dân chủ

1.1.1.2. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh

1.1.1.2.1. Là một giá trị nhân loại chung. Dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ

1.1.1.2.2. Dân chủ là một thể chế chính trị, một chế độ xã hội,

1.1.1.3. Theo Đảng Cộng sản Việt Nam

1.1.1.3.1. Quyền lực thuộc về nhân dân

1.1.1.3.2. Dân chủ gắn liền với công bằng xã hội và trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

1.1.1.3.3. Dân chủ đi đôi với kỷ cương, kỷ luật

1.1.1.3.4. Dân chủ được thể chế hóa bằng pháp luật

1.1.1.4. Dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ bản của con người, là một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền, có quá trình ra đời, phát triển cùng với lịch sử xã hội nhân loại

1.1.2. Sự ra đời, phát triển của dân chủ

1.1.2.1. Nhu cầu về dân chủ xuất hiện rất sớm trong xã hội tự quản của cộng đồng thị tộc, bộ lạc

1.2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa

1.2.1. Quá trình ra đời

1.2.1.1. Cách mạng Tháng Mười Nga thành công với sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới (1917), nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mới chính thức được xác lập.

1.2.1.2. Nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

1.2.1.2.1. Không ngừng mở rộng dân chủ

1.2.1.2.2. Nâng cao mức độ giải phóng cho những người lao động

1.2.1.2.3. Thu hút họ tham gia tự giác vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

1.2.1.3. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ tư sản, là nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

1.2.2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

1.2.2.1. Bản chất chính trị

1.2.2.1.1. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc

1.2.2.1.2. Dưới sự lãnh đạo duy nhất của một Đảng

1.2.2.2. Bản chất kinh tế

1.2.2.2.1. Thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất

1.2.2.2.2. Thực hiện chế độ phân phối lơi ích theo kết quả lao động

1.2.2.3. Bản chất tư tương - văn hóa - xã hội

1.2.2.3.1. Lấy hệ tư tưởng Mác Lênin làm chủ đạo

1.2.2.3.2. Kết hợp hài hoà về lợi ích giữa cá nhân, tập thể…

1.2.2.3.3. Kế thừa, phát huy tinh hoa văn hoá, tiếp thu tư tưởng tiến bộ xã hội

2. Nhà nước xã hội chủ nghĩa

2.1. Sự ra đời, bản chất, chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa

2.1.1. Sự ra đời

2.1.1.1. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước mà ở đó, sự thống trị chính trị thuộc về giai cấp công nhân, do cách mạng xã hội chủ nghĩa sản sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội trong một xã hội phát triển cao – xã hội xã hội chủ nghĩa.

2.1.2. Bản chất

2.1.2.1. Về chính trị

2.1.2.1.1. Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân.

2.1.2.1.2. Giai cấp vô sản là lực lượng giữ địa vị thống trị về chính trị

2.1.2.2. Về kinh tế

2.1.2.2.1. Nhà nước xã hội chủ nghĩa chịu sự quy định của cơ sở kinh tế

2.1.2.2.2. Chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất (công hữu) --> không còn tồn tại quan hệ bóc lột.

2.1.2.3. Về văn hóa, xã hội

2.1.2.3.1. Được xây dựng trên nền tảng tinh thần là lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và những giá trị văn hóa tiên tiến, tiến bộ của nhân loại, đồng thời mang những bản sắc riêng của dân tộc

2.1.3. Chức năng

2.1.3.1. Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực

2.1.3.1.1. Chức năng đối nội

2.1.3.1.2. Chức năng đối ngoại

2.1.3.2. Căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lực

2.1.3.2.1. Chức năng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội....

2.1.3.3. Căn cứ vào tính chất của quyền lực

2.1.3.3.1. Chức năng giai cấp (trấn áp)

2.1.3.3.2. Chức năng xã hội (tổ chức và xây dựng)

2.2. Mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa

2.2.1. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động của Nhà nước xã hội chủ nghĩa

2.2.2. Nhà nước xã hội chủ nghĩa trở thành công cụ quan trọng cho việc thực thi quyền làm chủ của người dân

3. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

3.1. Dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

3.1.1. Sự ra đời và phát triển

3.1.1.1. Sau Cách Mạng tháng Tám 1945, 1976 đổi tên nước thành Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

3.1.1.2. Đại Hội VI đề ra đường lối mới, quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”

3.1.1.3. Hơn 30 năm đổi mới,dân chủ ngày càng được nhận thức, phát triển và hoàn thiện đúng đắn, phù hợp hơn với điều kiện cụ thể nước ta

3.1.2. Bản chất

3.1.2.1. Nội dung

3.1.2.1.1. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

3.1.2.1.2. Do nhân dân làm chủ, quyền lực thuộc về nhân dân.

3.1.2.1.3. Dân chủ là động lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội

3.1.2.1.4. Dân chủ gắn với pháp luật (phải đi đổi với kỷ luật, kỷ cương).

3.1.2.1.5. Dân chủ phải được thực hiện trong đời sống thực tiễn ở tất cả các cấp, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội về lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

3.1.2.2. Được thể hiện thông qua hai hình thức

3.1.2.2.1. Gián tiếp

3.1.2.2.2. Trực tiếp

3.2. Nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

3.2.1. Quan niệm về nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

3.2.1.1. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước thượng tôn pháp luật, nhà nước hướng tới những vấn đề phúc lợi cho mọi người, tạo điều kiện cho nhân dân được tự do, bình đẳng, phát huy hết năng lực chính mình

3.2.2. Đặc điểm

3.2.2.1. Xây dựng Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, đó là Nhà nước của dân, do dân, vì dân

3.2.2.2. Nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở của Hiến pháp và pháp luật

3.2.2.3. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công rõ ràng, có chế phối hợp nhịp nhàng và kiểm soát giữa các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp

3.2.2.4. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phai do Đảng Cộng sản lãnh đạo, hoạt động của Nhà nước được giám sát bởi nhân dân với phương châm: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra"

3.2.2.5. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tôn trọng quyền con người, coi con người là chủ thể, là trung tâm của sự phát triển

3.2.2.6. Tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau, nhưng đảm bảo quyền lực là thống nhất và sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương

3.3. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

3.3.1. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

3.3.1.1. Xây dựng, hoàn thiên thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo ra cơ sở kinh tế vững chắc cho xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa

3.3.1.2. Xây dựng Đảng Cộng Sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh với tư cách điều kiện tiên quyết để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam

3.3.1.3. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh với tư cách điều kiện thực thi dân chủ xã hội chủ nghĩa

3.3.1.4. Nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

3.3.1.5. Xây dựng và từng bước hoàn thiện các hệ thống giám sát, phản biện xã hội để phát huy uy quyền làm chủ của nhân dân

3.3.2. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

3.3.2.1. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng

3.3.2.2. Cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước

3.3.2.3. Xây dựng đội ngũ các bộ, công chức trong sạch, có năng lực

3.3.2.4. Đấu tranh phòng chống, tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm