CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG

Iniziamo. È gratuito!
o registrati con il tuo indirizzo email
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG da Mind Map: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG

1. CÁC GIAI ĐOẠN

1.1. Những mầm mống và khuynh hướng tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời cổ đại.

1.1.1. Giai cấp quý tộc chủ nô và giai cấp nô lệ là 2 giai cấp cơ bản đối kháng quyết liệt.

1.1.2. Chế độ chiếm hữu nô lệ là bước phát triển tất yếu của LS.

1.1.3. Mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp làm nảy sinh những mầm mống tư tưởng XHCN. Tư tưởng XHCN thời cổ đại thể hiện thông qua các câu chuyện dân gian: thần thoại, cổ tích...

1.1.4. CNXHKT 1 mặt phản ánh sự bất bình của đông đảo quần chúng ND đối với các hành vi áp bức bóc lột của giai cấp thống trị; mặt khác nêu lên ước mơ, khát vọng của công chúng về 1 XH bình đẳng công bằng hưng rất mơ hồ thậm chí muốn trở về thời đại hoàng kim nguyên thủy.

1.2. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII.

1.2.1. CNTB ra đời và sau đó phát triển ở 1 số nước, trước hết là ở châu Âu.

1.2.2. Sự phân hóa giai cấp diễn ra mạnh mẽ dẫn đến những xung đột giai cấp cung diễn ra quyết liệt. Giai cấp tư sản từng bước thiết lập địa vị thống trị của mình và dùng nhiều thủ đoạn áp bức bóc lột tàn bạo đối với người lao động. Trong bối cảnh LS đó, đã xuất hiện các nhà XHCNKT đồng thời lên án phê phán chế độ XH dựa trên chế độ tư hữu, đòi hỏi phải thay thế chế độ XH đó bằng 1 XH mới thực sự công bằng, bác ái qua các tác phẩm văn học.

1.3. Chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán đầu thế kỷ XIX.

1.3.1. Đây là GĐ CNTB chiến thắng chế độ PK, giai cấp TS bắt đầu bộc lộ bản chất cố hữu của nó: Phản động và bóc lột áp bức NDLĐ vì quyền lợi của giai cấp mình; đây cũng là giai đoạn giai cấp vô sản hiện đại hình thành và bắt đầu thức tỉnh về chính trị.

1.3.2. CNXHKT- phê phán đã tố cáo, phê phán sâu sắc XHTBCN, phủ định nó, đồng thời đề xuất con đường, biện pháp và những dự đoán thiên tài về XH tương lai.

2. VAI TRÒ, Ý NGHĨA

2.1. Là tư tưởng tiến bộ trong xã hội lúc đó, có tác dụng cổ vũ nhân dân lao động đấu tranh.

2.2. Là cơ sở để sau này Mác, Ăng-ghen nghiên cứu và xây dựng học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học.

3. ĐỊNH NGHĨA

3.1. CNXHKT là một hệ thống những quan điểm, tư tưởng về giải phóng xã hội, giải phóng con người; xây dựng một xã hội mới tốt đẹp không có áp bức, bóc lột, đảm bảo cho mọi người thực sự có cuộc sống bình đẳng, hạnh phúc, nhưng lại đưa ra con đường, biện pháp sai lầm, đó là bằng giáo dục, thuyết phục và tuyên truyền hòa bình...cho lý tưởng của họ.

4. HOÀN CẢNH RA ĐỜI

4.1. Chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

4.2. Nhân dân lao động bị bóc lột nặng nề, đời sống đói khổ.

5. HẠN CHẾ

5.1. Không luận chứng một cách khoa học bản chất của chế độ.

5.2. Không thấy được vai trò và sức mạnh của gia cấp công nhân.

6. CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG TIÊU BIỂU

6.1. Xanh Ximông: Nhà triết học, kinh tế học người Pháp.

6.2. S. Phuriê: Nhà triết học, kinh tế học người Pháp.

6.3. R.Ôoen: Người Anh chủ xưởng bông sợi.

7. NỘI DUNG CƠ BẢN

7.1. Tố cáo, lên án mặt trái của xã hội tư bản.

7.2. Mong muốn xây dựng một chế độ xã hội mới, tốt đẹp hơn: Không có chế độ tư hữu, không có bóc lột, nhân dân làm chủ các phương tiện sản xuất của mình.