Nguyên tắc xây dựng chương trình Hóa học phổ thông.

Iniziamo. È gratuito!
o registrati con il tuo indirizzo email
Nguyên tắc xây dựng chương trình Hóa học phổ thông. da Mind Map: Nguyên tắc xây dựng chương trình Hóa học phổ thông.

1. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn và giáo dục kỹ thuật tổng hợp

1.1. - Nguyên tắc này xác định mối liên hệ thiết thực, chặt chẽ của tài liệu giáo khoa và cuộc sống, với thực tiễn và với việc chuẩn bị cho học sinh đi vào lao động

1.2. - Các kiến thức hóa học được lựa chọn gồm

1.2.1. Những cơ sở của nền sản xuất hóa học

1.2.2. Hệ thống những khái niệm công nghệ học cơ bản và những sản xuất cụ thể

1.2.3. Những kiến thức ứng dụng vào cuộc sống và sản xuất

1.2.4. Những kiến thức về bảo vệ thiên nhiên và môi trường bằng phương tiện hóa học

1.2.5. Hệ thống những kiến thức làm sáng tỏ bản chất và ý nghĩa của hóa học, công nghiệp hóa học và công cuộc hóa học nền kinh tế quốc dân - như là một nhân tố quan trọng của cách mạng khoa học kĩ thuật

1.2.6. Tài liệu SGK cho phép giới thiệu những nghề nghiệp liên quan tới hóa học thông thường và thực hiện việc hướng nghiệp.

1.3. - VÍ DỤ: Ở mỗi bài về các chất hóa học thì luôn có phần điều chế, ứng dụng, trạng thái tự nhiên (có ở đâu, dưới dạng nào,...) và thỉnh thoảng có bài đọc thêm có thể về tác hại, tác dụng,... đến con người hoặc môi trường

2. Nguyên tắc bảo đảm tính sư phạm

2.1. - Nguyên tắc phân tán các khó khăn:

2.1.1. - Đặt ra việc lựa chọn và phân chia tài liệu giáo khoa theo đặc điểm lứa tuổi và tâm lí của việc tiếp thu tài liệu đó,

2.1.2. - VÍ DỤ: Trong sgk lớp 9, học kiến thức chung về kim loại nhưng trong sgk lớp 12 thì sẽ học cụ thể về từng kim loại/ nhóm ntố kim loại

2.2. - Nguyên tắc đường thẳng và nguyên tắc đồng tâm:

2.2.1. - Bảo đảm xây dựng kiến thức có hệ thống, có liên hệ lẫn nhau, phân chia đều tài liệu giáo khoa phức tạp.

2.2.2. - VÍ DỤ: Khi học về hidrocacbon thì từ hidrocacbon chúng ta học hidrocacbon no, không no, thơm thì 3 loại này có mối liên hệ đều là hidrocacbon. Được xây dựng có hệ thống, không học đan xen lẫn lộn giữa 3 loại hidrocacbon này.

2.3. - Nguyên tắc phát triển các khái niệm:

2.3.1. - Xét đến việc phát triển vừa sức các khái niệm quan trọng nhất của toàn bộ chương trình hóa học phổ thông và yêu cầu có liên hệ với chương trình ở cấp học trên và cấp học dưới

2.3.2. - VÍ DỤ: Trong sgk 8 và sgk 10 đều có bài "Phản ứng oxi hóa khử", tuy nhiên thì khái niệm ở sgk lớp 10 sẽ mở rộng và bao trùm khái niệm sgk lớp 8.

2.4. - Nguyên tắc đảm bảo tính lịch sử:

2.4.1. - Cần thể hiện rõ ràng những thành tựu của hóa học hiện đại là kết quả của một chặng đường lịch sử dài của sự phát triển của nó

2.4.2. - VÍ DỤ: Trong sgk hóa 10, trong bài nguyên tử có thí nghiệm sự tìm ra hạt nhân nguyên tử, thí nghiệm đó ....

3. Nguyên tắc bảo đảm tính đặc thù của bộ môn Hóa học

3.1. - Hình thành những kĩ năng của bộ môn Hóa học.

3.2. - Chú ý nội dung gắn với thực hành, thực nghiệm.

3.3. - VÍ DỤ: Trong mỗi chương thì cần có những bài thực hành thí nghiệm để kiểm nghiệm các tính chất hóa học đã học.

4. Nguyên tắc đảm bảo tính tư tưởng

4.1. - Nội dung môn học phải mang tính giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu chủ yếu của trường phổ thông.

4.2. - Các sự kiện và các quy luật duy vật biện chứng của sự phát triển của tự nhiên và phản ánh chính sách của Đảng và Nhà nước về cải tạo tự nhiên.

4.2.1. - Nội dung môn học phải mang tính giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu chủ yếu của trường phổ thông.

4.3. - VÍ DỤ: Trong bài phân bón hóa học, có kiến thức về thành phần, phương pháp điều chế, ứng dụng của các loại phân bón.

5. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học (cơ bản và hiện đại)

5.1. - Đảm bảo tính cơ bản: những kiến thức cơ bản nhất về hóa học.

5.2. - Đảm bảo tính hiện đại: đưa trình độ của môn học đến gần trình độ của khoa học, sử dụng trong môn học những ý tưởng và học thuyết khoa học chủ yếu, làm sáng tỏ những phương pháp nhận thức hóa học và các quy luật của nó, đưa vào môn học những hệ thống quan điểm cơ bản của kiến thức hóa học.

5.3. - Nguyên tắc về vai trò chủ đạo của lí thuyết: đưa các lý thuyết lên gần đầu chương trình, tăng cường mức độ lí thuyết của nội dung (tăng cường chức năng giải thích, khái quát hóa và dự đoán).

5.4. - Nguyên tắc tương quan hợp lí của lí thuyết và sự kiện: các sự kiện lựa chọn có căn cứ, có quan hệ chặt chẽ với lí thuyết mà vẫn đảm bảo vai trò chủ đạo của lí thuyết.

5.5. - Nguyên tắc tương quan hợp lí giữa kiến thức lí thuyết và kĩ năng: các kĩ năng (làm việc khoa học, xử lí, thực hành thí nghiệm) giúp hình thành năng lực cho học sinh.

5.6. VÍ DỤ: Trong bài Ankan ở sgk hóa 11, sau khi học lí thuyết về các tính chất hóa học, về cách điều chế thì chúng ta học đến ứng dụng và các ứng dụng này thì được đưa ra dựa trên các tính chất hóa học của ankan