VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

Laten we beginnen. Het is Gratis
of registreren met je e-mailadres
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH Door Mind Map: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

1. QUANG CẢNH TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH

1.1. Cảnh ngoài

1.1.1. Phải qua cửa nhiều lần.

1.1.2. Cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm.

1.1.3. Dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp.

1.1.4. Người giữ của truyền báo rộn ràng

1.1.5. Người có việc quan qua lại như mắc cửi.

1.1.6. Canh phòng nghiêm ngặt

1.1.7. Quang cảnh xa hoa tráng lệ, quyền uy tột cùng của nhà chúa Trịnh.

1.2. Cảnh nội cung

1.2.1. Đồ nghi trượng sơn son thếp vàng, ở giữa đặt một cái sập thếp vàng.

1.2.2. Qua năm, sáu lần trướng gấm với những trướng gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt…

1.2.3. => Miêu tả từ ngoài vào trong. Quang cảnh cực kỳ lộng lẫy, đẹp khác thường, nhân gian chưa từng thấy. Tác giả là con quan, đã từng nhiều lần vào tử cấm thành mà vẫn ngỡ ngàng trước quang cảnh nơi phủ chúa.

1.3. Cung cách sinh hoạt

1.3.1. Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ.

1.3.2. Đi đến đâu cũng có người hầu

1.3.3. Gian nhân nhiều chưa từng thấy

1.3.4. Xung quanh Hoàng thượng luôn có phi tần.

1.3.5. Muốn xem thân hình thế tử để chuẩn đoán bệnh phải có quan viện nội thần đến xin phép cởi áo cho thế tử.

1.3.6. Tác giả không được thấy mặt chúa, tất cả chỉ làm theo lệnh và thông qua quan chánh đường.

1.3.7. Cảnh nội cung trang nghiêm phản ánh quyền uy tột bậc của nhà chúa với nếp sống hưởng thụ cực kỳ xa hoa của chúa Trịnh cùng gia đình. => Miêu tả một cách chi tiết, cụ thể, tiêu biểu, sắc sảo.

2. CHI TIẾT ĐẮT GIÁ

2.1. CẢNH ĐỐI ĐÁP VỚI THÊ TỬ

2.1.1. Thế tử - một đứa bé - ngồi chễm trệ trên sập vàng, cười khen : "Ông này lạy khéo!"

2.1.2. Tác giả - một cụ già - quỳ lạy bốn lần

2.1.3. Nghịch lý nhưng cũng là quyền uy của vua chúa, dù đó là một đứa bé chưa hiểu đời. => Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự.

2.1.4. Chi tiết tác giả đi vào nơi ở của thế tử để xem mạch: “ Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy, đến một cái phòng rộng, ở giữa phòng có một cái sập thếp vàng.” -> Khung cảnh ngột ngạt -> Nguyên nhân căn bệnh của thái tử Cán.

2.1.4.1. => Chi tiết nhỏ nhưng chân thực, tinh tế.

2.1.4.2. => Tác giả thờ ơ, dửng dưng với cảnh giàu sang nơi phủ chúa. Đồng thời cũng kín đáo bộc lộ thái độ không đồng tình với cuộc sống quá đầy đủ, tiện nghi mà thiếu sinh khí "vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi".

3. CÁCH CHUẨN ĐOÁN VÀ CHỮA BỆNH, TÂM TƯ LÊ HỮU TRÁC KHI KÊ ĐƠN.

3.1. Sợ hãi, dè dặt.

3.2. Nghiêm túc, thận trọng chuẩn đoán chính xác bệnh.

3.3. Hiểu rõ căn bệnh nhưng sợ chữa khỏi ngay sẽ bị giữ lại, bị công danh trói buộc.

3.4. Ông muốn chữa bệnh cầm chừng cho thế tử nhưng lại thấy trái với y đức, phụ lòng của cha ông.

3.5. => Diễn biến tâm trạng phức tạp, mâu thuẫn.

4. TÁC GIẢ

4.1. Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông)

4.2. Ông là một danh y, nhà văn và nhà thơ lớn.

4.3. (1720? - 1791)

4.4. Hải Thượng y tông tâm lĩnh

4.4.1. 66 quyển

4.4.2. Công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam.

4.4.3. Ghi lại cảm xúc chân thực của tác giả trong lúc làm nghề y.

4.4.4. Bộc lộ đức độ của người thầy thuốc.

5. TÁC PHẨM "THƯỢNG KINH KÍ SỰ"

5.1. Thể loại sự kí

5.1.1. Xuất hiện ở thế kỉ XVIII

5.1.2. Ghi chép những câu chuyện, sự việc có thật và tương đối hoàn chỉnh.

5.2. Tập kí sự bằng chữ Hán

5.3. Hoàn thành năm 1783

5.4. Được xếp ở cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh như một quyển phụ lục.

5.5. Ghi lại những chuyện mắt thấy tai nghe của Lê HữuTrác trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm.

5.6. Tả quang cảnh kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và thế lực, quyền uy của nhà chúa.

5.7. Bộc lộ thái độ coi thường danh lợi của tác giả.

5.8. Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh nói về việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trinh Cán.

6. TÍNH CÁCH LÊ HỮU TRÁC

6.1. GIẢN DỊ, THANH CAO, KHÔNG HAM DANH LỢI

6.2. TRUNG NGHĨA, THẲNG THẮN

6.3. KHIÊM TỐN, THẬT THÀ, BÌNH TĨNH

6.4. Ông yêu thích sự tự do và cuộc sống thanh bạch, giản dị nơi quê nhà.

7. NGHỆ THUẬT

7.1. Quan sat tinh tế, miêu tả từ gần đến xa, từ bao quát đến cụ thể

7.2. Miêu tả chân thật, chi tiết, tỉ mỉ

7.3. Giọng văn mỉa mai ,dửng dưng, bình thản xen cho thấy thái độ coi thường danh lợi của tác giả.