Lưu Biệt Khi Xuất Dương

Laten we beginnen. Het is Gratis
of registreren met je e-mailadres
Lưu Biệt Khi Xuất Dương Door Mind Map: Lưu Biệt Khi Xuất Dương

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

1.1.1. Cuộc đời

1.1.1.1. Phan Bội Châu (1867 - 1940), tên thật là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam, người huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

1.1.1.2. Đỗ "Giải Nguyên độc bảng" năm 1900, học giỏi nhưng không ai ra làm quan mà nung nấu cho mình con đường cứu nước theo ý tưởng mới.

1.1.1.3. Là lãnh tụ các phong trào: Duy Tân, Đông Du, Việt Nam Quang Phục Hội.

1.1.1.4. Từ 1905 - 1925: bôn ba hoạt động ở nước ngoài mưu sự phục quốc nhưng việc không thành.

1.1.1.5. Năm 1925: ông bị bắt ở Thượng Hải rồi bị giam lỏng ở Huế cho đến cuối đời.

1.1.2. Sự nghiệp sáng tác

1.1.2.1. Có hình thức cổ điển nhưng vẫn mới mẻ bởi nội dung tuyên truyền và cổ động cách mạng

1.1.2.2. Làm rung động bao trái tim yêu nước bằng những vần thơ sôi sục, nhiệt huyết.

1.1.2.3. Ông là 1 trong những ngọn cờ tiêu biểu của phong trào yêu nước trong suốt 20 năm đầu thế kỉ XX

1.2. Tác phẩm

1.2.1. Hoàn cảnh ra đời

1.2.1.1. Năm 1905 trong buổi chia tay các đồng chí để lên đường sang Nhật, dấy lên phong trào Đông Du.

1.2.2. Thể thơ

1.2.2.1. Thất ngôn bát cú Đường luật

2. Tổng kết

2.1. Nội dung

2.1.1. Lí tưởng yêu nước cao cả, nhiệt huyết, sôi sục, tư thế đẹp đẽ và khát khao vọng lên đường cháy bỏng của nhà chí sí cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.

2.2. Nghệ thuật

2.2.1. Giọng thơ tâm huyết, sôi sục, lắng sâu

2.2.2. Hình ảnh thơ vừa mang tính truyền thống, vừa mới mẻ bay bỗng lạng mạn.

3. Đọc hiểu văn bản

3.1. 2 Câu đề

3.1.1. “yếu hi kì” :không cam chịu để cho trời đất xoay chuyển mình → sống phi thường, hiển hách ⇒ khẳng định một lẽ sống đẹp: chí làm trai của con người xưa nay

3.1.2. Tác giả nêu lên quan niệm mới: là đấng nam nhi phải sống với khát vọng, mong muốn làm nên điều kì lạ

3.1.3. Tư thế, một tâm thế đẹp về chí nam nhi phải tin tưởng ở mức độ và tài năng của mình ⇒ Tuyên ngôn về chí làm trai.

3.2. 2 Câu thực

3.2.1. Ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc, ý thức rõ vai trò, tầm quan trọng của cá nhân đối với vận mệnh trăm năm.

3.2.2. Hai câu thơ cụ thể hóa lẽ sống của trang nam nhi: phải tự giác chủ động, lưu danh thiên cổ. Đồng thời thúc giục mọi người sống có ích

3.3. 2 câu luận

3.3.1. Nói lên tình cảnh non sông đất nước, non sông đã "chết", nô lệ của Pháp → lối học xưa không còn phù hợp => phải thay đổi cách học thì mới giải phóng đất nước, dân tộc

3.3.2. Tư tưởng mới mẻ, táo bạo tiến bộ, tiên phong → Thái độ phủ nhận gay gắt quyết liệt

3.3.3. Lời tự bạch về nỗi đau đớn, xót xa, nỗi tủi nhục mất nước nhưng hé mở con đường cách mạng rửa nhục cho đất nước.

3.4. 2 câu kết

3.4.1. Nói về khoảnh khắc lên đường của người chí sĩ

3.4.2. Hình ảnh lớn lao, kì vĩ (Vượt biển Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc) → con người "bay lên" tràn ngập cảm hứng lãng mạn, hào hùng

3.4.3. Tư thế hăm hở, tự tin, đầy quyết tâm, dạt dào niềm lạc quan vào tương lai tươi sáng và nhiệt huyết thăng hoa của nhà thơ, nhà cách mạng