LÍ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

Laten we beginnen. Het is Gratis
of registreren met je e-mailadres
LÍ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ Door Mind Map: LÍ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

1. Nguồn gốc của giá trị thặng dư

1.1. Công thức chung của tư bản

1.2. Hàng hóa sức lao động

1.2.1. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa

1.2.1.1. Người lao động được tự do về thân thể

1.2.1.2. Người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để kết hợp với sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bán sức lao động

1.2.2. Thuộc tính của hàng hóa sức lao động

1.2.2.1. Giá trị

1.2.2.2. Giá trị sử dụng

1.3. Sự sản xuất giá trị thặng dư

1.3.1. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất của quá trình tạo ra và làm tặng giá trị

1.3.2. Để có được giá trị thặng dư, nền sản xuất xã hội phải đạt đến một trình độ nhất định

1.3.3. Để có giá trị thặng dư, thời gian lao động phải vượt quá cái điểm bù lại sức lao động

1.4. Tư bản bất biến và tư bản khả biến

1.5. Tiền công

1.6. Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản

2. Bản chất của giá trị thặng dư

2.1. Bản chất kinh tế - xã hội là quan hệ giai cấp

2.2. Giai cấp các nhà tư bản làm giàu dựa trên cơ sở thuê mướn lao động của giai cấp công nhân

2.3. Mục đích của nhà tư bản là giá trị thặng dư, người lao động làm thuê phải bán sức lao động cho nhà tư bản ấy

3. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

3.1. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

3.1.1. Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi

3.1.2. Để có nhiều giá trị thặng dư, người mua hàng hóa sức lao động phải tìm mọi cách để kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao động

3.2. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối

3.2.1. Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian lao động tất yếu; do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư khi độ dài ngày lao động không thay đổi hoặc thậm chí rút ngắn

3.2.2. Để hạ thấp giá trị sức lao động, phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết để tái sản xuất sức lao động, tăng năng suất lao động