Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa by Mind Map: Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

1. Văn hóa đời sống

1.1. Văn hóa đời sống là bộ mặt tinh thần của xã hội, hiện ra ngay trong đời sống rất dễ hiểu dễ thấy. Gắn văn hóa mới với xây dựng đời sống mới thực sự là một cách nhìn một giải pháp, quan điểm độc đáo của HCM về văn hóa. Văn hóa đời sống thực chất bao gồm: đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới.

1.2. Đạo đức mới

1.2.1. Để xây dựng đời sống mới trước hết phải xây dựng đạo đức mới. Thực hành đời sống trước hết phải thực hành đạo đức cách mạng cần, kiêm, liêm, chính.

1.3. Lối sống mới

1.3.1. Sống có lí tưởng, đạo đức, văn minh tiên tiến kết hợp truyền thống hài hòa của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Sửa đổi những việc rất cần thiết, phổ thông như ăn ở, đi lại, làm việc...

1.3.2. Phong cách sống khiêm tốn, giản dị, yêu lao động, quý thời gian, quan hệ cởi mở, chân thành, khoan dung, giàu yêu thương

1.3.3. Phong cách làm việc có tác phong quần chúng tác phong tập thể-dân chủ, tác phong khoa học

1.4. Nếp sống mới

1.4.1. Xây dựng nếp sống mới- nếp sống văn minh là quá trình xây dựng lối sống mới làm cho nó trở thành thói quen, phong tục tập quán tốt đẹp kế thừa và phát triển thuần phong mĩ tục, tập quán của cộng đồng gọi là nếp sống mới. Trong xây dựng, cần loại bỏ cái xấu, cái không tốt và luôn bổ sung cái mới, cái hay.

1.4.2. Xây dựng văn hóa đời sống mới nhằm biến VN thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh. Nhưng đó là một quá trình lâu dài, khó khăn và cần có sự quyết tâm của cả cộng đồng được bắt đầu từ mỗi người, mỗi gia đình.

2. Văn hóa giáo dục

2.1. HCM đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu nền giáo dục phong kiến và thực dân. Người phê phán gay gắt nền giáo dục phong kiến kinh viện xa rời thực tiễn, giáo dục thực dân với chính sách ngu dân => Nền giáo dục đồi bại, xảo trái, nguy hiểm hơn cả sự dốt nát.

2.2. Mục tiêu của văn hóa giáo dục

2.2.1. Thực hiện mục tiêu chính là đào tạo con người có ích cho xã hội. Đào tạo lớp người có đủ tài đức để phụng sự cách mạng, làm cho đất nước giàu mạnh.

2.3. Nội dung của giáo dục

2.3.1. Nội dung phù hợp với thực tiễn VN, giáo dục toàn diễn cả văn hóa chính trị, KH-KT, chuyên môn, lao động,... trong MQH chặt chẽ. Phương pháp học sáng tạo linh hoạt.

2.3.2. Cần cải cách giáo dục nhằm xây dựng chương trình, nội dung và phương pháp học khoa học, hiệu quả, hợp lí phù hợp với bước phát triển của đất nước.

2.4. Phương châm, phương pháp giáo dục

2.4.1. Học đi đôi với hành, lý luận đi đôi với thực tế, học tập kết hợp với lao động. Kết hợp 3 khâu: gia đình, nhà trường, xã hội. Thực hiện bình đẳng, dân chủ trong giáo dục, học tập mọi nơi mọi lúc, học tập suốt đời.

2.4.2. Phương pháp giáo dục phải phù hợp với mục tiêu giáo dục, cách dạy phù hợp với người học, từ dễ đến khó, kết hợp học tập với vui chơi, thi đua lành mạnh.

2.5. Đội ngũ giáo viên

2.5.1. Cần quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất, đạo đức, yêu nghề, giỏi chuyên môn. Không ngừng học tập nâng cao trình độ.

3. Về văn hóa văn nghệ

3.1. Văn hóa văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng

3.1.1. HCM khẳng định vai trò, vị trí của văn hóa văn nghệ trong sự nghiệp cách mạng cũng quan trọng như mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế.

3.1.2. Mặt trận văn hóa như một cuộc chiến quyết liệt lâu dài, các chiến sĩ trên mặt trận cần có lập trường vững vàng, tư tưởng đúng đắn, luôn nâng cao trình độ chính trị, văn hóa nghiệp vụ, đặc biệt có phẩm chất, bản lĩnh và tài năng.

3.2. Văn nghệ phải gắn liền với thực tiễn của đời sống nhân dân

3.2.1. Thực tiễn đời sống vô cùng phong phú: thực tiễn lao động sx, chiến đấu, sinh hoạt, xây dựng đời sống mới. Đây là nguồn nhựa sống tinh thần của nhân dân, nơi nuôi dưỡng sáng tác của nghệ sĩ.

3.3. Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân tộc

3.3.1. Mục tiêu của văn nghệ là phục vụ quần chúng, các tác phẩm phải đạt thống nhất hài hòa giữa hình thức và nội dung. Phản ảnh chân thật và sâu sắc mà thú vị.

3.3.2. Văn nghệ phải kế thừa tinh hoa văn hóa dân tộc, phẩm chất chân thật đời sống. Vừa phê phán cái xấu, các ác,... vừa hướng nhân dân đến chân thiệt mĩ.