1. Đảm bảo tính Khoa học
1.1. Nguyên tắc về vai trò chủ đạo của lý thuyết.
1.1.1. VD chương trình hoá 10: hs được học 4 chương lý thuyết mang tính đại cương đầu tiên: Nguyên tử, bảng tuần hoàn & định luật tuần hoàn, liên kết hoá học, phản ứng hoá học. Từ đó, hs có cái định hướng nhất định về những khái niệm, quy luật chung nhất của hoá học. Sau đó mới được học cụ thể về các Nhóm nguyên tử, các loại hợp chất... ở những chương tiếp theo cùng năm và chương trình của lớp 11 và 12.
1.2. Nguyên tắc tương quan hợp lí của lí thuyết và sự kiện.
1.3. Nguyên tắc tương quan hợp lý giữa kiến thức lý thuyết và kĩ năng. (kỹ năng làm việc khoa học, kĩ năng xử lí và kĩ năng thực hành thí nghiệm) => năng lực của học sinh
2. Đảm bảo tính tư tưởng
2.1. VD1: dùng hoá học để giải thích một số hiện tượng tự nhiên như: ma chơi (Photpho tự cháy ở nhiệt độ không quá cao)... Từ đó loại bỏ tư tưởng mê tín dị đoan, củng cố tư duy duy vật biện chứng khoa học cho các hs.
2.2. VD2: hoá học có mối liên hệ chặt chẽ với môi trường. Như trong bài học về ozon, ta có thể mở rộng cho các em về chức năng của tầng ozon với trái đất, và các tác nhân phá huỷ tầng ozon, hậu quả của lớp bảo vệ này bị phá huỷ. Từ đó, giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường
2.3. VD3: chương 9 (sgk 12) hóa học với vấn đề phát triển kinh tế & môi trường
3. Đảm bảo tính thực tiễn và giáo dục kĩ thuật tổng hợp.
3.1. VD2: Ứng dụng trong canh tác nông nghiệp: sử dụng vôi để khử chua đất nông nghiệp
3.2. Vd1: khi học chương cacbon-silic, mở rộng cho hs về công nghiệp chất bán dẫn, công nghệ khắc thủy tinh (pư của SiO2 với HF ở nhiệt độ thường)
4. Đảm bảo tính sư phạm
4.1. Nguyên tắc phân tán khó khăn: lựa chọn và phân chia tài liệu giáo khoa theo đặc điểm lứa tuổi tâm lý.
4.2. Nguyên tắc đường thăng và nguyên tắc đồng tâm.
4.2.1. đường thẳng: trong một năm học các chương mục chỉ được trình bày một lần, về sau không lặp lại nữa
4.2.2. Đồng tâm: Chương trình lớp 8 học về cấu tạo phân tử với mô hình quỹ đạo hành tinh, với hạt nhân là tâm bất động. Lớp 10, cấu tạo nguyên tử đã được mở rộng với mô hình obitan nguyên tử (đám mây electron)
4.3. Nguyên tắc phát triển các khái niệm
4.4. Nguyên tắc đảm bảo tính lịch sử
4.4.1. Thể hiện rõ ràng những thành tựu của hóa học hiện đại là kết quả của một chặng đường lịch sử dài của sự phát triển,là sản phẩm của thực tiễn lịch sử xã hội
4.4.2. Vd: ls của việc tìm ra bảng tuần hoàn
5. Đảm bảo tính đặc trưng của bộ môn
5.1. môn khoa học thực nghiệm.
5.2. thí nghiệm được chú trọng.
5.2.1. VD1: trong chương trình hoá học từ lớp 8 đến lớp 12, trung bình mỗi lớp sẽ có trung bình khoảng 6-7 bài thực hành tương ứng với từng chương. Lớp 10, chương 4 Phản ứng hoá học, ta được học bài thực hành về phản ứng oxi hoá khử (Bài 28, sgk 10 nâng cao).
5.3. Chú trọng các kỹ năng cơ bản và tối thiểu về thí nghiệm.
5.3.1. VD1 trong quyển sgk hoá học đầu tiên mà học sinh được tiếp xúc (sgk hoá 8), học sinh đã được giáo viên lưu ý ngay phụ lục "Một số quy tắc an toàn -cách sử dụng hoá chất, một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm (Sgk 154).
5.3.2. VD2: khi học về axit sulfuric, một axit háo nước cao, hs sẽ được hướng dẫn cách pha loãng, nhỏ từ từ axit vào nước.