1. CẤU TẠO ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ VN
1.1. CẤU TẠO CỦA BLHS (liên quan đến kĩ thuật lập pháp)
1.2. CẤU TẠO CỦA QPPLHS
1.2.1. Quy phạm pháp luật phần chung
1.2.1.1. Không có phần chế tài và đối với quy phạm định nghĩa thì không có phần giả định
1.2.2. Quy phạm pháp luật phần các tội phạm
1.2.2.1. Thường có 2 bộ phận là quy định và chế tài. (không có hoặc ẩn đi phần giả định)
1.2.3. Quy định của quy phạm PLHS là 1 bộ phận của quy phạm PLHS, nêu ra hoặc nêu ra và mô tả một tội phạm nhất định.
1.2.4. Các loại quy định
1.2.4.1. Quy định giản đơn
1.2.4.1.1. Chỉ nêu tên tội phạm, không mô tả các dấu hiệu của tội phạm
1.2.4.2. Quy định mô tả
1.2.4.2.1. Là quy định nêu ra tội phạm và mô tả các dấu hiệu đặc trưng của nó
1.2.4.3. Quy định viện dẫn
1.2.4.3.1. Là quy định nêu ra tội phạm nhưng muốn xác định các dấu hiệu của nó phải xem xét thêm các dấu hiệu khác của pháp luật
1.2.5. Chế tài của QPPLHS
1.2.5.1. Là 1 bộ phận của QPPLHS, xác định loại và mức hình phạt đối với người thực hiện tội phạm đã nêu trong phần quy định
1.2.6. Các loại chế tài
1.2.6.1. Chế tài tương đối dứt khoác
1.2.6.1.1. Là chế tài mà luật quy định 1 loại hình phạt
1.2.6.2. Chế tài lựa chọn
1.2.6.2.1. Là chế tài mà luật quy định nhiều loại hình phạt khác nhau.
2. HIỆU LỰC CỦA ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ VN
2.1. THEO KHÔNG GIAN
2.1.1. Định nghĩa
2.1.1.1. Là hiệu lực trong khoảng không gian nhất định đối với 1 số người nhất định
2.1.2. Khái niệm lãnh thổ VN
2.1.2.1. Theo Đ.1 HP 2013 và theo thông lệ quốc tế lãnh thổ VN bao gồm: Đất liền Các hải đải Vùng biển Vùng trời Lãnh thổ bơi, bay
2.1.3. Hành vi được coi là phạm tội trên lãnh thổ VN
2.1.3.1. Hành vi phạm tội thực hiện trọn vẹn trên lãnh thổ VN
2.1.3.2. Tội phạm được bắt đầu hoặc diễn ra hoặc kết thúc trên lãnh thổ VN.
2.1.4. Hiệu lực của đạo luật HS đối với hành vi phạm tội trên lãnh thổ VN
2.1.4.1. Căn cứ pháp lý: Đ.5 BLHS
2.1.4.2. Nguyên tắc chi phối: nguyên tắc chủ quyền Quốc gia
2.1.5. Hiệu lực của đạo luật HS đối với hành vi phạm tội ngoài lãnh thổ VN
2.1.5.1. Căn cứ pháp lý: Đ.6 BLHS
2.1.5.2. Nguyên tắc chi phối: nguyên tắc quốc tịch
2.2. THEO THỜI GIAN
2.2.1. Nguyên tắc chung
2.2.1.1. Khoản 1 Đ.7 BLHS quy định: “Điều luật được áp dụng đối với 1 hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện”
2.2.2. Xác định thời điểm thực hiện tội phạm
2.2.2.1. Đối với tội phạm được thực hiện trong 1 khoảng thời gian thì toàn bộ quá trình thực hiện tội phạm là thời điểm thực hiện tội phạm.
2.2.2.2. Điều luật được áp dụng là điều luật đang có hiệu lực thi hành vào của việc thực hiện tội phạm
2.3. VẤN ĐỀ HIỆU LỰC HỒI TỐ
2.3.1. Định nghĩa:
2.3.1.1. Hiệu lực hồi tố của đạo luật hình sự là hiệu lực của 1 đạo luật hình sự mới được áp dụng đối với những tội phạm đã xảy ra trước khi đạo luật đó có hiệu lực thi hành.
2.3.2. Nguyên tắc chung:
2.3.2.1. Về nguyên tắc LHS không áp dụng hiệu lực hồi tố, thể hiện ở: Đ.2 BLHS
2.3.3. Biệt lệ:
2.3.3.1. Luật hình sự áp dụng hiệu lực hồi tố trong 2 trường hợp:
2.3.3.1.1. Vì lí do nhân đạo: khi đạo luật mới khoan hồng hơn.
2.3.3.1.2. Vì mục đích cần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, XH, CD phạm tội.
3. KHÁI NIỆM LUẬT HÌNH SỰ
3.1. ĐỊNH NGHĨA
3.1.1. Là ngành luật trong hệ thống pháp luật trong hệ thống pháp luật của nước CHXHCNVN
3.1.2. Bao gồm hệ thống các QPPL do Nhà nước ban hành
3.1.3. Xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm
3.1.4. Đồng thời quy định hình phạt đối với tội phạm ấy
3.2. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH
3.2.1. Là QHXH phát sinh giữa:
3.2.1.1. Nhà nước (cơ quan nhà nước, VKSND,TA...)
3.2.1.2. Người thực hiện hành vi phạm tội hoặc pháp nhân thương mại thực hiện tội phạm khi có 1 tội phạm xảy ra trên thực tế
3.3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH
3.3.1. Phương pháp MỆNH LỆNH QUYỀN UY
3.3.1.1. Định nghĩa
3.3.1.1.1. Sử dụng quyền lực nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự giữa nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội.
3.3.1.2. Nội dung
3.3.1.2.1. Mang tính chất nghiêm khắc nhất so với tính mệnh lệnh của các ngành luật khác
3.3.1.2.2. Nhà nước áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội
3.3.1.2.3. Các chủ thể không có quyền thỏa thuận về trách nhiệm hình sự
3.3.1.2.4. Người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội phải chấp hành trách nhiệm hình sự và ko được ủy thác trách nhiệm hình sự cho người khác, pháp nhân khác.
4. KHÁI NIỆM ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ VN
4.1. ĐỊNH NGHĨA
4.1.1. Đạo luật hình sự là văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành, quy định về tội phạm, hình phạt, cũng như các chế định khác liên quan đến việc xác định tội phạm và hình phạt đồng thời quy định nhiệm vụ và những nguyên tắc chung của luật hình sự VN
4.2. PHÂN TÍCH
4.2.1. Hình thức
4.2.1.1. BLHS hoàn chỉnh
4.2.1.2. Văn bản luật đơn hành về tội phạm trong lĩnh vực nhất định
4.2.2. Nội dung
4.2.2.1. Nhóm quy phạm ở Phần thứ nhất (những quy định chung) quy định về các nguyên tắc chung trong xác định tội phạm và hình phạt
4.2.2.2. Nhóm quy phạm ở phần thứ 2 (các tội phạm) quy định về các tội phạm cụ thể và chế tài tương ứng
4.2.2.3. Phần thứ 3: điều khoản thi hành
4.2.3. Thủ tục ban hành
4.2.3.1. Do QH ban hành theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định