Bài 1: GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT MÔN KHOA HỌC

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Bài 1: GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT MÔN KHOA HỌC by Mind Map: Bài 1: GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT MÔN KHOA HỌC

1. Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt

1.1. GD là một hiện tượng xã hội đặc biệt

1.2. Là sự truyền thụ và tiếp thu hệ thống kinh nghiệm

1.3. Nét đặ trưng cơ bản của giáo dục với tư cách là 1 hiện tượng xã hội đặc biệt là sự truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm được tích luỹ trong quá trình phát triển xã hội loài người

1.4. GD là điều kiện cơ bản để xã hội loài người tồn tại và phát triển

2. Tính chất của giáo dục

2.1. Tính phổ biến và tính vĩnh hằng

2.1.1. Tính phổ biến

2.1.1.1. Giáo dục là một phần không thể tách rời của đời sống xã hội.

2.1.1.2. Giáo dục xuất hiện, gắn bó cùng với sự phát triển của lịch sử loài người.

2.1.1.3. Giáo dục hiện diện trong tất cả các chế độ, các giai đoạn lịch sử của nhân loại, không hoàn toàn lệ thuộc vào tính chất, cơ cấu xã hội như thế nào.

2.1.1.4. Giáo dục có ở mọi thời đại, mọi thiết chế xã hội khác nhau. Nói cách khác, ở đâu có con người, ở đó có giáo dục.

2.1.2. Tính vĩnh hằng

2.1.2.1. Giáo dục xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người và nó mất đi khi xã hội loài người không còn tồn tại.

2.1.2.2. Giáo dục là điều kiện không thể thiếu được cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân và xã hội loài người.

2.1.2.3. Khi nào còn tồn tại xã hội loài người, lúc đó còn tồn tại hiện tượng giáo dục.

2.2. Tính nhân văn

2.2.1. Giá trị nhân văn là những giá trị chung đảm bảo cho sự sống tồn tại và phát triển chung của mọi người, mọi dân tộc, quốc gia trên trái đất, là những giá trị vì con người, cho con người, những giá trị vì sự sống hôm nay và ngày mai.

2.2.2. Giáo dục luôn phản ánh giá trị nhân văn - giá trị văn hoá, đạo đức, thẫm mỹ chung nhất của nhân loại và những nét bản sắc văn hoá truyền thống của từng dân tộc, từng quốc gia.

2.2.3. Giáo dục luôn hướng con người đến những cái hay, cái đẹp, cái tốt, phát huy những yếu tố tích cực trong mỗi con người nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách mỗi người.

2.3. Tính xã hội - lịch sử

2.4. Tính giai cấp

3. Các chức năng xã hội cơ bản của giáo dục

3.1. Chức năng kinh tế - sản xuất

3.2. Chức năng chính trị - xã hội

3.3. Chức năng tư tưởng - văn hoá

4. Các khái niệm cơ bản của giáo dục

4.1. Giáo dục (theo nghĩa rộng)

4.2. Giáo dục (theo nghĩa hẹp)

4.3. Dạy học

4.4. Giáo dưỡng

4.4.1. Là quá trình người học nắm vững hệ thống tri thức khoa học , kỹ năng, kỹ xảo tương ứng, hình thành phương pháp nhận thức và thực hành sáng tạo.

4.4.2. Là quá trình bồi dưỡng học vấn cho người học (học vấn là kết quả của việc nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng...)

4.4.3. Thực hiện thông qua các con đường:

4.4.3.1. Dạy học trong nhà trường

4.4.3.2. Tự học, tự bồi dưỡng cá nhân

4.4.3.3. Kết hợp dạy học trong nhà trường và tự học, tự bồi dưỡng của cá nhân

4.5. Tự giáo dục

4.5.1. Là hoạt động tự giác có ý thức, có mục đích của cá nhân nhằm tự hoàn thiện những phẩm chất nhân cách của bản thân cho phù hợp với yêu cầu chuẩn mực của xã hội.

4.5.2. Bản chất của sự tự giáo dục là quá trình ý chí: trong tự giáo dục có sự nỗ lực tích cực hoá một hoạt động nào đó và song song với quá trình đó là việc kìm hãm những ước muốn không hợp lý.

4.6. Tự học

4.6.1. Là hoạt động tự giác, có mục đinchs của cá nhân, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp cùng các phẩm chất, động cơ, tình cảm... để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình.

4.6.2. Cốt lõi của học là tự học

4.6.3. Tự học là nói đến nội lực của người học, chất lượng của tự học tuỳ thuộc chủ yếu vào nội lực: Dù điều kiện tác động từ bên ngoài đối với hoạt động tốt đến đâu, nhưng nếu con người không có đủ nỗ lực bản thân để tự học, tự biến đổi mình đến mức.cần thiết thì không thể nào đạt được mục tiêu mong muốn.

4.7. Giáo dục cộng đồng

4.7.1. Theo UNESCO, giáo dục cộng đồng được xem là một tư tưởng, một cách làm mới nhằm xây dựng mối quan hệ bền vững, gắn bó giữa giáo dục với các quá trình xã hội, với đời sống và lợi ích của cộng đồng. Đó là cách thức tốt và có hiệu quả nhằm tạo ra những điều kiện, cơ hội để thực hiện sự công bằng cho xã hội, tạo lập nền tảng cho sự phát triển và sự ổn định của xã hội.

4.7.2. Giáo dục cộng đồng là giáo dục cho tất cả mọi người, là áp dụng cho mọi người trong xã hội.

4.7.3. Giáo dục cộng đồng là quá trình biến đổi các loại trường học thành các trung tâm giáo dục và câu lạc bộ văn hoá cho mọi lứa tuổi. Nếu thực hiện thành công đường lối giáo dục cộng đồng, xã hội sẽ là một trường học khổng lồ, trong đó giáo dục trở thành một động lực phát triển trực tiếp và quan trọng nhất của toàn xã hội.

4.8. Giáo dục thường xuyên

4.9. Giáo dục hướng nghiệp

4.9.1. Giáo dục hướng nghiệp là một hệ thống biện pháp tác động của gia đình, nhà trường, xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm giáo dục học sinh trong việc chọn nghề, giúp học sinh tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội.

4.9.2. Mục tiêu chung của hiaos dục hướng nghiệp nhằm phát triển và bồi dưỡng phẩm chất nhân cách nghề nghiệp; giúp học sinh hiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề; định hướng cho học sinh đi vào những lĩnh vực mà xã hội có yêu cầu.

4.9.3. Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp bao gồm định hướng nghề, tư vấn nghề và tuyển chọn nghề.