Get Started. It's Free
or sign up with your email address
tư duy by Mind Map: tư duy

1. aaaa

1.1. bai viet

1.1.1. Internet

1.1.1.1. Internet là trường học siêu đẳng cho mọi tầng lớp, là thư viện vô biên cho những người đam mê tìm hiểu, nghiên cứu, và là môi trường văn hóa hết sức đa dạng, mà người nghèo cũng có thể dễ dàng tiếp cận

1.1.1.2. Internet còn là môi trường tín ngưỡng, nơi người người có thể tìm hiểu và bổ túc kiến thức tâm linh, có thể giao lưu, trao đổi và chia sẻ. Hạn chế môi trường tín ngưỡng ấy là một trong những tác hại của Luật an ninh mạng

1.1.1.3. Internet là nơi những phận đời bị vùi dập, bị cướp bóc có thể kêu than. Đối diện với bộ máy chuyên chính cực kỳ hà khắc, chẳng mấy người dân dám lên tiếng phê phán, và cũng chẳng mơ tưởng hão huyền về tác dụng của những lời ta thán. Song, theo bản năng tự nhiên, khi bị hành hạ quá mức thì cũng rên lên mấy tiếng, để át đi cảm giác đau đớn, để biết mình còn sống, và để san sẻ với đồng loại cho bớt nỗi cô đơn. Vậy mà cũng không được chấp nhận, lại còn bị gán cho tội nói xấu chế độ. Trớ trêu thay, đối với một chế độ có quá nhiều cái xấu, thì chỉ nói một phần nhỏ sự thật cũng đủ để bị khép vào tội nói xấu chế độ. Còn biết làm gì khác, khi nộp đơn khiếu kiện ở địa phương thì bị phớt lờ từ năm này qua năm khác, nộp đơn lên cơ quan trung ương thì lại bị trả về địa phương, với lý do không được khiếu kiện vượt cấp. Thử hỏi, nếu không có tiếng kêu than và lời tố cáo trên internet, thì nỗi thống khổ của đồng bào Thủ Thiêm sẽ còn bị các cấp cầm quyền phớt lờ đến bao giờ? Cho nên, internet trở thành nơi đánh trống trước chốn công đường. Bịt cửa internet cũng là bịt cửa chốn công đường. Xét từ góc độ này, Luật an ninh mạng vi phạm Điều 30 Hiến pháp 2013:

1.1.1.4. mạng xã hội là nguồn thông tin bù đắp, cân đối và kiểm chứng vô cùng cần thiết cho mọi người. Qua đó ta thấy, không chỉ quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, mà cả quyền tiếp cận thông tin cũng bị xâm phạm.

1.1.2. Chinh quyen

1.1.2.1. "Yêu cầu xóa bỏ thông tin", biện pháp ấy đương nhiên vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. "Đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng internet", "phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin" và "đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin", các biện pháp ấy đương nhiên cản trở cuộc sống sinh hoạt, học tập và làm việc của các nạn nhân.

1.1.2.2. "Không để muốn nói gì thì nói" có nghĩa là không chấp nhận tự do ngôn luận. Đơn giản là như vậy

1.1.2.3. Không để muốn chửi ai thì chửi" những người dân bị cướp đất, bị hành hạ càng không được kêu, không được chửi, vì như vậy là "chống người thi hành công vụ", "phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng" và "phỉ báng chính quyền nhân dân". (Bị đánh mà không được kêu, thì dưới đáy mọi tầng nhân đạo.) gọi là an ninh nhưng không phải là an ninh xã hội, không phải là an ninh Tổ quốc, mà chỉ là an ninh của chế độ, và nói cho cùng thì cũng chỉ nhằm bảo vệ sự bình an của thế lực cầm quyền.

1.1.2.4. Gây bức xúc, khiến người dân phải lên tiếng, rồi lại xúc phạm họ là nhẹ dạ cả tin, nên bị kẻ xấu lợi dụng. Gây phẫn nộ, khiến người dân phải xuống đường biểu tình, rồi lại vu khống họ hám tiền, nên bị thế lực phản động kích động. Thử hỏi, có bao giờ cái bộ máy cầm quyền thường huy động đài báo ra rả xúc phạm và vu khống người dân như vậy, lại áp dụng Luật an ninh mạng để bảo vệ người dân khỏi bị làm nhục và vu khống hay không?

1.1.2.5. cảnh đài báo quốc doanh chỉ được phép đưa tin theo khẩu vị của thế lực cầm quyền, thì đương nhiên thông tin được cung cấp rất phiến diện, thậm chí méo mó và chứa nhiều sai lệch

1.1.2.6. phương tiện để giới cầm quyền, đặc biệt là thành phần tham nhũng, dập tắt các ý kiến phê phán và tố cáo, Luật an ninh mạng vi phạm Điều 28 Hiến pháp 2013: "Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước." Đồng thời vi phạm cả Điều 8: "Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, … lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng…".

1.1.3. Luat

1.1.3.1. anm

1.1.3.1.1. Điều 5. Biện pháp bảo vệ an ninh mạng 1. Biện pháp bảo vệ an ninh mạng bao gồm: a) Thẩm định an ninh mạng; b) Đánh giá điều kiện an ninh mạng; c) Kiểm tra an ninh mạng; d) Giám sát an ninh mạng; đ) Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng; e) Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng; g) Sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng; h) Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật; i) Yêu cầu xóa bỏ, truy cập xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; k) Thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng; l) Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật; m) Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; n) Biện pháp khác theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. 2. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng, trừ biện pháp quy định tại điểm m và điểm n khoản 1 Điều này.

1.1.3.1.2. Điều 16. Phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế 1. Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; b) Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước; c) Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc. 2. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm: a) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân; b) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự. 3. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm: a) Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. 4. Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bao gồm: a) Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác; b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán. 5. Thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. 6. Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm triển khai biện pháp quản lý, kỹ thuật để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trên hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng. 7. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp quy định tại các điểm h, i và l khoản 1 Điều 5 của Luật này để xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này. 8. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng và chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này. 9. Tổ chức, cá nhân soạn thảo, đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này phải gỡ bỏ thông tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

1.1.3.2. Điểm d khoản 2 Điều 22 Luật an ninh mạng viết: "Chủ động tấn công vô hiệu hóa mục tiêu trên không gian mạng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội." Điều 2 Luật an ninh mạng quy ước: "3. Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian." "4. Không gian mạng quốc gia là không gian mạng do Chính phủ xác lập, quản lý và kiểm soát." Khi đã phân biệt rạch ròi như vậy, mà điểm d khoản 2 Điều 22 Luật an ninh mạng chỉ viết "không gian mạng" chung chung, chứ không viết "không gian mạng quốc gia", thì rõ ràng là Luật an ninh mạng cho phép, thậm chí yêu cầu lực lượng an ninh mạng chủ động tấn công mục tiêu trên không gian mạng "không bị giới hạn bởi không gian", tức là trên toàn cầu, cả bên ngoài không gian mạng quốc gia. Thuật ngữ "toàn cầu" hoàn toàn khớp với thuật ngữ "tấn công", vì nếu "mục tiêu" thuộc vào "không gian mạng quốc gia" thì lực lượng an ninh mạng chỉ cần gửi một công văn, thậm chí chỉ cần gọi một cú điện thoại, đã đủ để "vô hiệu hóa mục tiêu", và không ai gọi hành động gửi công văn hay gọi điện thoại là "tấn công" cả. "Chủ động" có nghĩa là tự mình quyết định hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài. Và "chủ động tấn công" có nghĩa là tự mình quyết định tấn công, không bị chi phối bởi đối phương và hoàn cảnh, tức là tấn công trước khi đối phương có biểu hiện tấn công mình, thậm chí tấn công cả khi mới có nghi ngờ, chứ chưa chắc chắn là đối phương thực sự có ý định chống lại mình. "Chủ động tấn công" là cách nói của phía tấn công, còn đối với phía bị tấn công thì hành vi ấy được gọi là "vô cớ tấn công".

1.1.3.3. Điều 25 Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

1.1.3.4. Hiến pháp 2013

1.1.3.4.1. Hiến pháp 2013 Điều 20 1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. 2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định. 3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.

1.1.3.4.2. Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình." Đúng! Nhưng đó mới chỉ là vế đầu, còn vế sau của Điều 25 là: "Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định." Mà đến bây giờ ta vẫn cương quyết chưa cho ban hành "pháp luật quy định việc thực hiện các quyền này". Vì vậy các ngươi vẫn chưa được thực hiện, hiểu chưa?

1.1.3.5. tố tụng hình sự 2015

1.1.3.5.1. Bộ luật tố tụng hình sự Điều 193. Thẩm quyền ra lệnh khám xét 1. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành. 2. Trong trường hợp khẩn cấp, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án. 3. Trước khi tiến hành khám xét, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian và địa điểm tiến hành khám xét để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám xét, trừ trường hợp khám xét khẩn cấp. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám xét. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản khám xét. 4. Mọi trường hợp khám xét đều được lập biên bản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án.

1.1.3.5.2. Bộ luật hình sự hiện hành Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; c) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý. 2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Điều 118. Tội phá rối an ninh 1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 112 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm. 2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

1.1.3.6. lop lang

1.1.3.6.1. Nếu ai đó soạn thảo, đăng tải, tán phát thông tin có nội dung làm nhục, vu khống.. quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 của Điều 16 Luật an ninh mạng

1.1.3.6.2. thì người ấy phạm vào tội được quy định tại Điều 117 hoặc Điều 118 của Bộ luật hình sự. Do đó có thể nhanh chóng khởi tố, bắt giam để điều tra, truy tố, xét xử, và cuối cùng phạt tù ít nhất cũng 5 năm.

1.1.3.6.3. giả thuyết Luật an ninh mạng để tước bỏ tự do về tinh thần.mặc dù cáo buộc họ phạm phải những tội hình sự nghiêm trọng, nhưng vẫn đành phải chấp nhận để họ tự do về thể xác,

1.1.3.6.4. Luật an ninh mạng đã cho phép cơ quan công an tự ý kết tội, mà không đợi "Tòa án nhân dân... thực hiện quyền tư pháp", tức là vi phạm khoản 1 Điều 102 Hiến pháp 2013. Hơn thế nữa, Luật an ninh mạng cũng cho phép cơ quan công an bỏ qua công đoạn "Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố", tức là vi phạm khoản 1 Điều 107 Hiến pháp 2013. đương nhiên vi phạm cả các quy định tương ứng của Bộ luật tố tụng hình sự

1.1.3.6.5. Luật an ninh mạng trao cho cơ quan công an quyền khám xét, thu giữ thông tin người dùng mạng, mà hoàn toàn không nhắc tới vai trò của Viện kiểm sát. Tức là vi phạm Điều 193 Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, quy định rằng

1.2. dữ liệu cá nhân

1.2.1. hồ sơ lý lịch

1.2.1.1. Số điện thoại liên hệ nhà riêng

1.2.1.2. Di động

1.2.1.3. họ và tên

1.2.1.4. Nam,Nữ

1.2.1.5. sinh ngày tháng năm

1.2.1.6. nơi ở đăng ký thường trú hiện nay

1.2.1.7. cmnd Số

1.2.1.7.1. nơi cấp

1.2.1.7.2. ngày tháng năm

1.2.1.8. Khi cần báo tin cho ai?ở đâu?

1.2.2. Bạn thích phim con heo thể loại gì

1.2.3. Tất cả những email bạn đã gửi.

1.2.4. Tất cả hình bạn đã chụp và chia sẻ

1.2.5. tài chính

1.2.6. y tế

1.2.7. Tất cả những gì bạn gõ vào Facebook hay Zalo

1.2.8. quan điểm chính trị

1.2.9. Ai cho bạn tiền

1.2.10. Bạn thích quần lót màu gì

1.2.11. niềm tin triết ly

1.2.12. bạn cho tiền ai

1.2.13. Bạn có mấy cô bồ nhí

1.2.14. Tất cả những gì bạn đã tìm kiếm

1.2.14.1. thói quen tìm kiếm

1.2.15. Bạn có bao nhiêu tiền trong tài khoản

2. phương pháp tư duy 6 chiếc mũ

2.1. có nhiều giới hạn

2.1.1. các quy luật khách quan của tự nhiên, xã hội và con người

2.1.2. các yếu tố khách quan như bản chất đối tượng cần giải quyết

2.2. Nón trắng

2.2.1. chỉ cần suy nghĩ về các thông tin, dữ kiện liên quan đến vấn đề đang cần giải quyết.

2.2.1.1. câu hỏi có thể sử dụng:

2.2.1.1.1. Chúng ta có những thông tin gì về vấn đề này?

2.2.1.1.2. Chúng ta cần có những thông tin nào liên quan đến vấn đề đang xét?

2.2.1.1.3. Chúng ta thiếu mất những thông tin, dữ kiện nào?

2.3. Nón đỏ

2.3.1. chỉ cần đưa ra các cảm giác, cảm xúc, trực giác của mình về vấn đề đang giải quyết ,không cần giải thích.

2.3.1.1. câu hỏi có thể sử dụng:

2.3.1.1.1. Cảm giác của tôi ngay lúc này là gì?

2.3.1.1.2. Trực giác của tôi mách bảo điều gì về vấn đề này?

2.3.1.1.3. Tôi thích hay không thích vấn đề này?

2.4. Nón vàng

2.4.1. ý kiến lạc quan, có logic, các mặt tích cực, các lợi ích của vấn đề, mức độ khả thi của dự án.

2.4.1.1. câu hỏi có thể sử dụng:

2.4.1.1.1. Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự án này là gì?

2.4.1.1.2. Đâu là mặt tích cực của vấn đề này?

2.4.1.1.3. Liệu vấn đề này có khả năng thực hiện được không?

2.5. Nón đen

2.5.1. chỉ ra các lỗi, các điểm cần lưu ý, các mặt yếu kém, bất lợi của vấn đề hay dự án đang tranh cãi.các rủi ro,bất hợp pháp hay nguy hiểm

2.5.1.1. câu hỏi có thể sử dụng:

2.5.1.1.1. Những rắc rối, nguy hiểm nào có thể xảy ra?

2.5.1.1.2. Những khó khăn nào có thể phát sinh khi tiến hành làm điều này?

2.5.1.1.3. Những nguy cơ nào đang tiềm ẩn?

2.6. Nón xanh lá cây

2.6.1. tượng trưng cho sự sinh sôi, sáng tạo,đưa ra các giải pháp, ý tưởng cho vấn đề đang thảo luận.

2.6.1.1. câu hỏi có thể sử dụng:

2.6.1.1.1. Có những cách thức khác để thực hiện điều này không?

2.6.1.1.2. Chúng ta có thể làm gì khác trong trường hợp này?

2.6.1.1.3. Các lời giải thích cho vấn đề này là gì?

2.7. Nón xanh da trời

2.7.1. của người lãnh đạo hay trưởng nhóm thảo luận,tổ chức các chiếc nón khác - tổ chức tư duy,kiểm soát tiến trình tư duy

2.7.1.1. Xác định trọng tâm và mục đích thảo luận cho nhóm (Chúng ta ngồi ở đây để làm gì? Chúng ta cần tư duy về điều gì? Mục tiêu cuối cùng là gì?)

2.7.1.2. Sắp xếp trình tự cho các chiếc nón trong suốt buổi thảo luận. Người đội nón xanh da trời cần bảo đảm nguyên tắc vàng sau: “Tại một thời điểm nhất định, mọi người phải đội mũ cùng màu”.

2.7.1.3. Cuối cùng, tập hợp mọi ý kiến, tóm tắt, kết luận và ra kế hoạch (Chúng ta đã đạt được gì qua buổi thảo luận? Chúng ta có thể bắt đầu hành động chưa? Chúng ta có cần thêm thời gian và thông tin để giải quyết vấn đề này?)