LÀM VIỆC THEO NHÓM

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
LÀM VIỆC THEO NHÓM by Mind Map: LÀM VIỆC THEO NHÓM

1. Chương 3: Truyền thông trong nhóm

1.1. Truyền thông là một tiến trình luôn tiếp diễn. Khi nào có yếu tố kích thích và đáp ứng lý giải yếu tố đó là có truyền thông.

1.2. Các dạng truyền thông

1.2.1. Truyền thông cá nhân giữa hai hay nhiều người. Cần có sự tương tác mặt giáp mặt.

1.2.2. Truyền thông trước công chúng.

1.2.3. Truyền thông đại chúng. Ví dụ: báo chí, truyền hình, internet,… Các kênh thông tin không chỉ bao gồm lời nói, chữ viết mà còn bằng ngôn ngữ không lời vô cùng phong phú và đa dạng.

1.2.4. Qua thị giác ta quan sát được hành động, nét mặt, ánh mắt, diện mạo, đồ đạc, khoảng cách,…

1.2.5. Qua thính giác

1.2.6. Qua xúc giác, khứu giác.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông

1.3.1. Các yếu tố chủ quan từ phía người phát hay người nhận.

1.3.2. Vị trí và quan hệ xã hội.

1.3.3. Môi trường.

1.4. Lắng nghe: chìa khóa của truyền thông

1.4.1. Đó không phải đơn thuần là tiếp thu một âm thanh, bằng lỗ tai xác thịt mà còn hiểu được ý nghĩa của điều được nói và nhất là tiếp nhận được cảm xúc của người đang nói.

1.4.2. Lắng nghe là một triết lý, một kỹ thuật, một thái độ ngày càng được quan tâm trong khoa học, quản lí, giao tiếp nhưng khó thực hiện.

1.4.3. Nghe khác với lắng nghe: bạn có thể theo các hướng dẫn này để tăng cường kỹ năng lắng nghe của mình

1.4.3.1. Nhìn thẳng vào mắt

1.4.3.2. Bày tỏ sự đồng tình qua động tác gật đầu và biểu hiện thích hợp qua nét mặt

1.4.3.3. Tránh những hành động hay cử chỉ lơ đễnh

1.4.3.4. Đặt câu hỏi

1.4.3.5. Đặt lại vấn đề

1.4.3.6. Tránh ngắt lời diễn đạt

1.4.3.7. Không nên nói quá nhiều

1.4.3.8. Hãy chuyển đổi một cách nhẹ nhàng giữa vài trò người nói và người nghe.

2. Chương 1: Nhóm trong đời sống chúng ta “Không ai có thể làm gì một mình. Mỗi chúng ta sinh ra trong một nhóm và không thể sống còn nếu không có nhóm.”

2.1. Dù các nhóm là rất cần thiết, các nhóm trong cuộc sống không phải lúc nào cũng vận hành một cách suông sẻ.

2.2. Giữa hai phương pháp: thuyết trình và thảo luận nhóm. Lượng thông tin tiếp thu được có thể là ngang nhau, nhưng về tác động thay đổi hành vi thì phương pháp thảo luận nhóm vượt xa phương pháp thuyết trình.

2.3. Nhóm có thể tác động đến cá nhân một cách tích cực hoặc tiêu cực. Ví dụ: đưa một công nhân lười biếng vào một nhóm siêng năng thì từ từ anh ta sẽ thay đổi để được nhóm chấp nhận.

2.4. Nhóm không chỉ là môi trường giúp cho cá nhân phát triển, nó còn là công cụ đổi mới và phát triển xã hội.

2.5. Nhóm hoạt động èo uột, chính vì ta không được trang bị đủ kiến thức cũng như kỹ năng liên quan. Trong chương trình về sau, chúng ta sẽ xem xét nhóm như một đối tượng khoa học.

3. Chương 2: Thế nào là nhóm?

3.1. Nhóm phải hội tụ đồng thời đủ 4 yếu tố sau

3.1.1. Mục đích chung.

3.1.1.1. Là điểm quy tụ các thành viên và họ cùng chia sẻ trách nhiệm để đạt tới đó. Mục đích càng rõ ràng, càng được nhóm viên hiểu giống nhau thì liên kết họ mạnh mẽ và họ càng góp sức để cùng hành động. Mục đích mông lung thì nhóm rời rạc và dễ chia rẽ.

3.1.1.2. Là điểm quy tụ ban đầu nhưng cần được rà soát suốt quá trình sinh hoạt nhóm vì cuộc sống thay đổi, nảy sinh những vấn đề mới, nhu cầu mới. Luôn điều chỉnh mục đích sẽ giúp giữ nhóm đoàn kết và hoạt động với nhiều sinh lực và hiệu quả.

3.1.2. Sự tương tác giữa các thành viên.

3.1.2.1. Tương tác nhóm: Để trở thành một nhóm các thành viên cần có mối quan hệ “mặt giáp mặt” trong một thời gian dài. Họ giao tiếp và ảnh hưởng lẫn nhau. Chính tương tác là yếu tố chủ yếu là thay đổi hành vi con người.

3.1.3. Các quy tắc chung.

3.1.3.1. Quy tắc nhóm: Tập thể nào khi làm việc chung cũng xây dựng nội quy để mọi người tuân theo. Và càng tuân thủ quy tắc (tích cực hay tiêu cực) cá nhân sẽ càng được nhóm chấp nhận. Quy tắc bất thành văn là một sức ép ảnh hưởng đến hành vi của thành viên.

3.1.4. Các vai trò khác nhau mà những thành viên đảm nhận.

3.1.4.1. Liên quan đến việc hoành thành công việc có các động tác như: khởi sướng, làm sáng tỏ, thi hành mau lẹ (một ý kiến, một dự án), thông tin (cho và nhận ý kiến), đóng góp (bằng lời hay bằng hành động).

3.1.4.2. Liên quan đến công việc củng cố và duy trì nhóm: khuyến khích, quan sát, giữ cửa (nhạy cảm đối với tâm lí nhóm, tạo điều kiện để mọi người phát biểu, đóng góp), đề xuất các quy tắc chung (để giúp nhóm làm việc có quy củ), tuân thủ, đùa (để tạo sự thư giản).

3.1.4.3. Liên quan đến nhu cầu cá nhân có những vai trò không giúp nhóm tự củng cố hay hoàn thành mục đích chung: tấn công, gây hấn, phụ thuộc, thống trị, kỳ đà cản mũi, lê phê, thu hút tình cảm và sự chú ý của người khác.

3.2. Các loại hình và quy mô nhóm

3.2.1. Các loại hình: Có những nhóm tự nhiên như gia đình, bạn bè,… Có những nhóm có sẵn như tổ sản xuất, phòng ban,… Có những nhóm được thành lập vì những mục đích đặc biệt như giáo dục, phục hồi, trị liệu, vui chơi,…

3.2.2. Quy mô nhóm

3.2.2.1. 3 người: Mọi người đều được nóI

3.2.2.2. 7-10 người: Hầu hết mọi người đều được nói, có 1-2 người không nói

3.2.2.3. 11-18 người : Có 5-6 người nói rất nhiều, 3-4 người thỉnh thoảng nói vài câu

3.2.2.4. 19-30 người: Có 3-4 người lấn át

3.2.2.5. Trên 30 người: Có rất ít sự tham gia

3.3. Cơ cấu nhóm: Tập thể nào cũng có cơ cấu chính thức và phi chính thức. Cơ cấu chính thức hình thành từ các mối quan hệ cá nhân do quen biết, thân thiện với nhau. Cơ cấu phi chính thức không có quyền nhưng có thể có lực.

3.4. Các giai đoạn phát triển của nhóm

3.4.1. Giai đoạn hình thành hay thành lập.

3.4.2. Giai đoạn bão tố hay hỗn loạn.

3.4.3. Giai đoạn ổn định hay hình thành các quy chuẩn.

3.4.4. Giai đoạn trưởng thành hay hoạt động.

3.4.5. Giai đoạn kết thúc.