Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Thương vợ by Mind Map: Thương vợ

1. Tác giả

1.1. Trần Tế Xương

1.1.1. Thời kỳ: 1870 - 1907, thọ 37 tuổi. Ông sống vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thời kỳ đầy những biến động của lịch sử

1.1.2. Xuất thân: quê ông ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định

1.1.3. Học vấn: 15 tuổi đi thi, đến năm 1894 đỗ Tú tài. Sau, thi tiếp 12 năm đều không đỗ cử nhân

1.1.4. Con người: có tài năng, tính tình phóng khoáng, gặp nhiều lận đận trong thi cử.

1.1.5. Các mảng sáng tác chính: trào phúng và trữ tình

1.1.6. Đóng góp: Để lại cho đời 1 sự nghiệp thơ ca bất tử gồm hơn 100 bài gồm nhiều thể loại nhưng chủ yếu là thơ

2. Tác phẩm

2.1. Tú Xương có hẳn một mảng sáng tác thơ về vợ gồm nhiều thể loại, được viết bằng tất cả sự thương yêu và trân trọng

2.2. Xuất xứ: Nằm trong chùm những sáng tác của Tú Xương về bà Tú - là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của tác giả về bà

2.3. Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật

2.4. Bố cục: đề-thực-luận-kết (2/2/2/2)

2.5. Chủ đề: Qua bài thơ, Trần Tế Xương bày tỏ sự tri ân, lòng trân trọng cũng như tình yêu thương và thái độ ăn năn của ông dành cho sự vất vả, hi sinh của vợ.

3. 2 câu đề

3.1. "Quanh năm buôn bán ở mom sông/Nuôi đủ năm con với một chồng"

3.2. Công việc

3.2.1. Buôn bán: là công việc đòi hỏi con người nhạy bén, nhanh nhẹn, giỏi tính toán, khéo léo, biết nhẫn nhịn. Đó.là công việc vất vả, khó nhọc

3.2.2. Thời gian:”quanh năm”

3.2.2.1. Là suốt cả năm không có ngày nghỉ dù mưa hay nắng, vẫn cứ tiếp tục ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm như vậy

3.2.2.2. Thời gian dài dằng dặc, vòng lặp quanh quẩn.

3.2.3. Địa điểm:”mom sông”

3.2.3.1. Là phần đất bờ sông nhô ra phía lòng sông

3.2.3.2. Gợi sự gian nan, chênh vênh, nguy hiểm của công việc cũng như thân phận người phụ nữ

3.3. “Nuôi đủ năm con với một chồng”

3.3.1. “Nuôi đủ”

3.3.1.1. “Nuôi đủ” về cả vật chất lẫn tinh thần -> sự tài giỏi tháo vát của bà Tú

3.3.1.2. Thể hiện sự chịu thương chịu khó của bà Tú

3.3.1.3. Bà phải vất vả cực nhọc, làm lụng gánh vác, tất bật ngược xuôi chỉ để “nuôi đủ 5 con với 1 chồng”.

3.3.2. Cụm từ “năm con với một chồng”

3.3.2.1. Phép đếm: 5 con - 1 chồng

3.3.2.2. Ông Tú đặt mình ngang hàng với những đứa con bởi ông biết mình là gánh nặng của gia đình.

3.3.2.3. Không chỉ nói lên sự vất vả, tần tảo của bà Tú mà còn thể hiện phần nào nỗi niềm riêng, sự tự ý thức của nhà thơ

3.4. TỔNG KẾT: Hai câi thơ gợi nên sự vất vả, gian truân của bà Tú trong sự xót xa, ngậm ngùi của chính tác giả.

4. 2 câu thực

4.1. “Lặn lội thân cò khi quãng vắng/Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

4.2. Hình ảnh con cò

4.2.1. Mượn hình ảnh “con cò” trong ca dao để nói về bà Tú đã khái quát được bao phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ Việt Nam truyền thống mà đức tính nổi bật chính là sự tần tảo, chịu thương chịu khó

4.2.1.1. “Con cò lặn lội bờ sông/Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”

4.2.1.2. “Con cò mày đi ăn đêm/Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”

4.2.2. "Thân cò"

4.2.2.1. bởi nhà thơ muốn nhấn vào hình dáng của người phụ nữ khi làm lụng vất vả, cụ thể ở đây là bà Tú

4.2.2.2. thân phận, kiếp đời khổ sở nặng nhọc của bà Tú

4.2.3. Hình ảnh không chỉ xuất hiện giữa cái rợn ngợp của không gian mà còn là cái rợn ngợp của thời gian.

4.2.4. Thân phận, kiếp đời khổ sở của bà Tú

4.3. Cụm từ “khi quãng vắng”

4.3.1. Nói lên cả thời gian, không gian heo hút, rợn ngợp chứa đầy lo âu, nguy hiểm.

4.3.2. Đảo ngữ “lặn lội”

4.3.2.1. Nhấn mạnh địa hình nơi cao nơi thấp, trũng, không hề bằng phẳng dễ dàng

4.3.2.2. Nhấn mạnh nỗi vất vả gian truân của bà Tú đồng thời gợi nỗi đau thân phận

4.4. “Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

4.4.1. Thể hiện sự vất vả mưu sinh của bà Tú

4.4.2. Câu thơ gợi tả sự chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người buôn bán nhỏ

4.4.3. 2 địa điểm bà Tú mưu sinh là quãng vắng và đò đông đều là những nơi chứa đầy nguy hiểm nhưng lại là nơi bà Tú kiếm sống hằng ngày

4.5. TỔNG KẾT: Hai câu thơ gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tần tảo, vất vả, gian nan, buôn bán ngược xuôi của bà Tú đồng thời cũng nói lên tấm lòng xót thương da diết của ông Tú

5. 2 câu luận

5.1. “Một duyên hai nợ âu đành phận/Năm nắng mười mưa dám quản công”

5.2. “Duyên nợ”

5.2.1. Quan niệm về ông tơ bà nguyệt kết tóc se duyên để nên vợ nên chồng

5.2.2. Vì "duyên" mà bà Tú gánh những nặng nhọc, cơ cực cả 1 đời người

5.2.2.1. "hai nợ"

5.2.2.2. "năm nắng'

5.2.2.3. "mười mưa"

5.2.2.4. Số từ phiếm chỉ số nhiều

5.3. “Dám quản công”

5.3.1. Đức hi sinh thầm lặng cao quý vì chồng con

5.3.2. Ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại, vị tha

5.4. TỔNG KẾT: Vận dụng sáng tạo thành ngữ, sử dụng từ phiếm chỉ vừa nói lệ sự vất vả, gian lao vừa nói lên đức tính chịu thương chịu khó hết lòng vì chồng con của bà Tú

6. 2 câu kết

6.1. "Cha mẹ thói đời ăn ở bạc/"Có chồng hờ hững cùng như không"

6.2. Lời chửi trong câu thơ kết mang ý nghĩa xã hội sâu sắc

6.2.1. thói đời bạc bẽo là nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú phải khổ

6.3. "Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”

6.3.1. Tố cáo hiện thực xã hội quá bất công

6.3.2. Những lễ giáo định kiến đã xiềng xích người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến

6.4. “Có chồng hờ hững”

6.4.1. Tú Xương tự ý thức được sự hờ hững của mình cũng là một biểu hiện của thói đời

6.5. Nhận mình có khiếm khuyết, phải ăn bám vợ, để vợ phải nuôi cả con và chồng

6.6. TỔNG KẾT: Từ tấm lòng thương vợ đến thái độ với xã hội, Tú Xương cũng chửi cả thói đời đen bạc

7. TỔNG KẾT

7.1. Nghệ thuật

7.1.1. Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm

7.1.2. Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ của văn học dân gian.

7.1.3. Hình tượng nghệ thuật độc đáo

7.1.4. Việt hóa thơ Đường

7.2. Nội dung

7.2.1. Bài thơ phác họa chân dung người vợ trong cảm xúc yêu thương cùng tiếng cười tự trào, và một cách nhìn về thân phận người phụ nữ của Tú Xương.