Get Started. It's Free
or sign up with your email address
LẠM PHÁT by Mind Map: LẠM PHÁT

1. Khái quát lạm phát

1.1. Khái niệm lạm phát

1.1.1. Lạm phát (inflation) là sự gia tăng liên tục của mức giá chung.

1.1.2. Giảm phát (deflation): mức giá chung liên tục giảm.

1.1.3. Giảm lạm phát (disinflation): tỉ lệ lạm phát giảm xuống

1.2. Đo lường lạm phát

1.2.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): Thước đo chi phí của một giỏ hàng hóa tiêu dùng tiêu biểu bởi người dân thành thị.

1.2.2. Chỉ số điều chỉnh GDP (DGDP): Phản ánh sự thay đổi giá cả trong nước.

1.2.3. Tỷ lệ lạm phát của thời kì t: πt = 100%(Pt -Pt-1 )/Pt-1

1.3. Phân loại lạm phát

1.3.1. Lạm phát vừa phải

1.3.2. Lạm phát phi mã

1.3.3. Siêu lạm phát

2. Ảnh hưởng lạm phát

2.1. Ảnh hưởng chung

2.1.1. Sản xuất, lưu thông, tiền tệ, tín dụng, chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước.

2.2. Ảnh hưởng tích cực

2.2.1. Gíup thúc đẩy sản xuất, giảm thất nghiệp, và đưa nhiều tiền hơn vào hoạt động kinh tế trên tổng thể.

2.2.2. Lạm phát thấp ở mức hợp lý sẽ khiến đầu tư sẽ trở thành lĩnh vực hấp dẫn được lựa chọn nhiều hơn.

2.2.3. Giúp các nhà sản xuất sẽ mua được nguyên liệu đầu vào và sức lao động với giá thành thấp hơn.

2.2.4. Tạo ra tâm lý giá tăng, mọi người tích cực tiêu dùng hoặc tích trữ dẫn đến gia tăng tổng lượng cầu.

2.2.5. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và có xu hướng làm gia tăng xuất khẩu.

2.2.6. Gia tăng tiết kiệm và đầu tư, khuyến khích mở rộng quy mô sản xuất.

2.3. Ảnh hưởng tiêu cực

2.3.1. Tỷ lệ lạm phát tăng cao → lãi suất sanh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát → suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.

2.3.2. Lạm phát tăng lên → thu nhập danh nghĩa không thay đổi → thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống

2.3.3. Giảm thu nhập thực từ các khoản lãi, các khoản lợi tức.

2.3.4. Lạm phát tăng lên → giá trị của đồng tiền giảm xuống → tăng thêm nhu cầu tiền vay trong nền kinh tế, đẩy lãi suất lên cao.

2.3.5. Tạo ra sự gia tăng chi phí cơ hội của việc tích trữ tiền

3. Nguyên nhân lạm phát

3.1. Lạm phát do cầu kéo

3.2. Lạm phát do chi phí đẩy

3.3. Lạm phát ỳ

3.4. Lạm phát do cơ cấu

3.5. Lạm phát do cầu thay đổi

3.6. Lạm phát do nhập khẩu

3.7. Lạm phát do xuất khẩu

3.8. Lạm phát tiền tệ

4. Chi phí của lạm phát

4.1. Đối với lạm phát được dự tính trước

4.1.1. Chi phí mòn giầy

4.1.2. Chi phí thực đơn

4.1.3. Những thay đổi không mong muốn trong giá cả tương đối

4.1.4. Tăng gánh nặng thuế

4.1.5. Tạo ra sự nhầm lần và bất tiện

4.2. Đối với lạm phát không được dự tính trước

4.2.1. Dẫn đến sự phân phối lại thu nhập và của cải bất hợp lý

4.2.2. Tỷ lệ lạm phát thực tế > tỷ lệ lạm phát dự tính lãi → suất thực tế thực hiện thấp hơn lãi suất thực tế dự tính → người đi vay sẽ được lợi, còn người cho vay sẽ bị tổn thất.

4.2.3. Tỷ lệ lạm phát thực tế < tỷ lệ lạm phát dự tính → lãi suất thực tế thực hiện thấp hơn lãi suất thực tế dự tính → người đi vay sẽ tổn thất, còn người cho vay sẽ được lợi.

4.2.4. Gây tổn thất cho những người nhận thu nhập danh nghĩa cố định hoặc có thu nhập danh nghĩa chậm được điều chỉnh theo lạm phát.

4.2.5. Có xu hướng biến động mạnh và khó dự đoán trước → bất trắc và rủi ro cho các hoạt động tiết kiệm và đầu tư dài hạn → không có lợi cho tăng trưởng kinh tế.

5. Chính sách kiềm chế lạm phát

5.1. Lạm phát do cầu kéo

5.1.1. Áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp: giảm chi tiêu chính phủ, tăng thuế,…

5.1.2. Áp dụng chính sách tiền tệ thu hẹp: giảm mức cung tiền, tăng lãi suất,…

5.2. Lạm phát do chi phí đẩy

5.2.1. Tìm nguyên liệu mới rẻ tiền thay thế cho nguyên liệu cũ đắt tiền.

5.2.2. Giảm thuế, giảm lãi suất

5.2.3. Cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ vào sản xuất, tăng năng suất lao động.

5.2.4. Nâng cao trình độ quản lý, tổ chức lao động khoa học và hợp lý hóa sản xuất.

6. Đường Phillips

6.1. Khái niệm

6.1.1. Là đường mô tả mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ lạm phát và thất nghiệP.

6.1.2. Biểu diễn sự đánh đổi giữa tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn.

6.2. Tổng cầu, tổng cung và đường Phillips

6.2.1. Trong ngắn hạn, tổng cầu tăng → sản lượng và mức giá tăng → tỷ lệ thất nghiệp giảm, tỷ lệ lạm phát tăng → lạm phát và thất nghiệp bị đẩy theo các hướng ngược nhau dọc theo đường tổng cung ngắn hạn.

6.2.2. Bằng cách mở rộng tổng cầu, có thể chọn một điểm trên đường Phillips với lạm phát cao hơn và thất nghiệp thấp hơn.

6.2.3. Bằng cách thu hẹp tổng cầu, có thể chọn một điểm trên đường Phillips với lạm phát thấp hơn và thất nghiệp cao hơn.

6.3. Đương Phillips ngắn hạn

6.3.1. Vai trò của kỳ vọng

6.3.1.1. Tỷ lệ thất nghiệp = Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên – tham số đo lường mức độ phản ứng của thất nghiệp trước lạm phát ngoài dự kiến x (tỷ lệ lạm phát thực tế - tỷ lệ lạm phát kỳ vọng)

6.3.1.2. Vị trí của đường Phillips trong ngắn hạn phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát kỳ vọng.

6.3.1.3. Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp được mô tả qua đường Phillips chỉ đúng trong ngắn hạn

6.3.2. Vai trò của cú sốc cung

6.3.2.1. Là sự kiện trực tiếp tác động lên chi phí sản xuất và mức giá bán ra của doanh nghiệp.

6.3.2.2. Làm dịch chuyển đường tổng cung của nền kinh tế và theo đó là đường Phillips.

6.3.2.3. Sự dịch chuyển bất lợi của tổng cung → sản lượng giảm và mức giá tăng → thất nghiệp và lạm phát cao hơn → đường Phillips ngắn hạn (đánh đổi ngắn hạn giữa thất nghiệp và lạm phát) sẽ dịch chuyển sang phải.

6.3.2.4. Sự dịch chuyển có lợi của tổng cung → sản lượng và mức giá tăng → thất nghiệp và lạm phát thấp hơn → đường Phillips ngắn hạn (đánh đổi ngắn hạn giữa thất nghiệp và lạm phát) sẽ dịch chuyển sang trái.

6.4. Đường Phillips dài hạn

6.4.1. Là đường thẳng đứng tại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

6.4.2. Không tồn tại mối quan hệ đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.

6.4.3. Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng và tỷ lệ lạm phát thực tế bằng nhau.

6.4.4. Tỷ lệ thất nghiệp dài hạn bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.