Kế toán Nợ phải trả

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Kế toán Nợ phải trả by Mind Map: Kế toán Nợ phải trả

1. Nợ phải trả: là nghĩa vụ hiện tại của DN phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua, DN phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.

2. Tài khoản 334 - Phải trả người lao động • Bên Nợ: -Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động. -Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động. • Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động • Số dư bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động. • Số dư bên Nợ (nếu có, rất cá biệt): Phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động.

3. Tài khoản 388x – “Phải nộp theo lương” • Bên Nợ: - Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị - Số BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ BHXH, BHYT, BHTN thất nghiệp và kinh phí công đoàn -Trợ cấp BHXH phải chi trả cho CNV • Bên Có: - Trừ BHXH , BHYT , KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh - Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào CPSX, kinh doanh hoặc khấu trừ vào lương của CNV - Kinh phí công đoàn vư­ợt chi đư­ợc cấp bù , số BHXH đã chi trả công nhân viên được cơ quan BHXH thanh toán • Số dư bên Nợ (nếu có): phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số BHXH đã chi trả CNVchưa được thanh toán và KPCĐ vượt chi chưa được cấp bù. • Số dư bên Có: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc KPCĐ được để lại cho đơn vị chưa chi hết

4. Trình bày thông tin Nợ phải trả trên BCTC: • Phân loại nợ ngắn hạn và dài hạn : trình bày riêng biệt NPT ngắn hạn và dài hạn ( trường hợp không thể phân biệt được do tính chất hoạt động của DN thì phải trình bày thứ tự theo tính thanh khoản giảm dần ) • Hạn chế bù trừ TS và NPT ( không được phép bù trừ mặc dù là cùng một đối tượng ) • Thuyết minh chi tiết các khoản phải trả :các khoản vay , thuế ,chi phí phải trả và các khoản phải trả ,phải nộp khác. • Thuyết minh về nợ tiềm tàng và các khoản cam kết

5. Các tỷ số và ý nghĩa: • Đòn bẩy tài chính của DN : Tỷ số nợ = NPT/Tổng TS • Khả năng thanh toán của DN ( >1 là tốt ) : Tỷ số thanh toán NH = Tài sản NH/Nợ NH • Mức độ lệ thuộc vào nguồn vốn NH của DN : Tỷ lệ nợ NH = Nợ NH/Tổng TS

6. Dự phòng phải trả: là 1 khoản nợ không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian

7. Nợ tiềm tàng:Có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của 1 hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai

8. Đánh giá nợ phải trả: • Phản ánh theo giá gốc. • Nợ phải trả dài hạn có thể phải sử dụng chiết khấu dòng tiền quy về giá trị hiện tại. • Các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ phải đánh giá lại cuối kỳ.

9. Tài khoản 331 - Phải trả người bán • Bên nợ : Số tiền đã trả ,số tiền ứng trước cho NB (TK 111 ,112 ,141 ,311 )/số tiền NB chấp nhận giảm giá ,CK thanh toán ,CKTM (TK 152/156 ,211,621,...) • Bên có: Số tiền phải trả cho NB vật tư, hàng hóa, dịch vụ... • Dư nợ: Số tiền đã ứng trước /Số tiền đã trả > số tiền phải trả cho NB • Dư có: Số tiền cpfn phải trả cho NB

10. Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp • Bên nợ: Thuế đã được khấu trừ trong kỳ (TK133) /Thuế và các khoản đã nộp /Thuế GTGT của hàng bán ra bị trả lại ,bị giảm giá • Bên có: Thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp /Thuế ,phí ,lệ phí và các khoản phải nộp vào Ngân sách NN (TK333) • Dư nợ: Số thuế và các khoản khác nộp dư ( số dư chuyển qua dư có ) • Dư có: Số thuế , lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào Ngân sách

11. Tài khoản 341 – Vay ngắn/dài hạn • Bên Nợ: - Số tiền đã trả nợ của các khoản vay - Số tiền vay, nợ được giảm do được bên cho vay, chủ nợ chấp thuận; - Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư vay bằng ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam). • Bên Có: - Số tiền vay phát sinh trong kỳ; - Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư vay bằng ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam). • Số dư bên Có : Số dư vay, nợ thuê tài chính chưa đến hạn trả.